Cuộc đua ngoài không gian: Trung Quốc là đối thủ mới của Mỹ

28 Tháng Mười Hai 20177:14 CH(Xem: 12946)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  SÁU  29  DEC  2017


Cuộc đua ngoài không gian: Trung Quốc là đối thủ mới của Mỹ


- Tổng thống Trump muốn đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng


29/12/2017


Chính phủ Mỹ đã ký quyết định tái khởi động chương trình đưa người trở lại Mặt Trăng. Kế hoạch này có thể tạo ra cuộc đua không gian mới nhưng đối thủ lần này sẽ là Trung Quốc.


Ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh “Chỉ thị Chính sách Không gian 1”, yêu cầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) tập trung vào kế hoạch đưa con người trở lại Mặt Trăng. Lần cuối cùng Mỹ đưa phi hành gia tới Mặt Trăng là vào tháng 12/1972 trong sứ mệnh Apollo 17.


Phát biểu tại lễ ký chính sách không gian mới, Tổng thống Trump nói rằng chính sách mới là bước đầu tiên để “khôi phục sự lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực không gian vũ trụ”. Ông cảm ơn khách mời Harrison “Jack” Schmitt, một trong những người Mỹ cuối cùng trở lại Mặt Trăng 45 năm trước. Tổng thống Mỹ cam kết rằng ông Schmitt sẽ không phải là người cuối cùng đặt chân lên Mặt Trăng.


Chính sách không gian mới tập trung vào thăm dò và khám phá khả năng của con người trong vũ trụ: “Lần này, chúng ta không chỉ cắm lá cờ và để lại dấu chân, chúng ta sẽ thiết lập một nền tảng cho sứ mệnh cuối cùng trên sao Hỏa”, Tổng thống Trump nói trong lễ ký.


Vì sao Mỹ muốn trở lại Mặt Trăng?


Một số nhà phân tích đặt câu hỏi vì sao Mỹ muốn trở lại Mặt Trăng sau sứ mệnh Apollo 17 cách đây 45 năm.


Mỹ luôn là quốc gia tiên phong trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian vũ trụ. Cuộc đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh là một trong những chương thú vị nhất của lịch sử hiện đại.


image005

Tàu vũ trụ Apollo 17 hạ cánh trên Mặt Trăng vào tháng 12/1972. Ảnh: NASA.


Theo National Interest, cuộc đua không chỉ là sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường. Nỗ lực vượt qua nhau đã tạo ra những đột phá về công nghệ mà trước đó từng được xem là không thể. Nó thúc đẩy sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế.


Các chuyên gia kinh tế nhận định chính sách không gian mới của Tổng thống Trump sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Robert Lightfoot, một quản trị viên của NASA nói: “NASA mong muốn hỗ trợ chính sách của tổng thống về chiến lược, sắp xếp công việc để đưa người trở lại Mặt Trăng và sao Hỏa, cũng như các sứ mệnh không gian xa hơn”.


NASA sẽ thu hút những nhân tài xuất chúng trong lĩnh vực công nghiệp tư nhân cũng như chính phủ và các đối tác trên khắp thế giới, nhằm tạo ra cột mốc mới trong thành tựu của con người. Chỉ thị không gian mới được xem là bước quan trọng để đạt được các mục tiêu chiến lược vạch ra bởi Hội đồng Không gian Quốc gia.


Chinh phục không gian vũ trụ không đơn giản chỉ là một lĩnh vực về khoa học công nghệ. Nó là một bằng chứng cho sức mạnh của quốc gia. Giới phân tích nhận định chỉ thị không gian mới của Tổng thống Trump là một phần trong cam kết đưa nước Mỹ trở nên vĩ đại. Điều mà ông Trump từng tuyên bố trong quá trình tranh cử.


Trung Quốc có thể là đối thủ


Không gian luôn được xem là “khu vực chiến lược” tác động trực tiếp đến an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Làm chủ không gian, đồng nghĩa với việc nắm ưu thế chiến lược. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô là động lực chính thúc đẩy cuộc chạy đua làm chủ không gian.


image006

Tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc được phóng lên và mang theo vệ tinh nhân tạo. Ảnh: Spaceflight.


Thập niên 50-60 của thế kỷ trước, thế giới ghi nhận nhiều lần “đầu tiên” khi nói về cuộc chạy đua không gian giữa Washington và Moscow. Năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik 1. Cũng trong năm đó, Moscow đưa động vật đầu tiên lên quỹ đạo.


Năm 1958, Liên Xô phóng vệ tinh sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên. Tháng 4/1961, Liên Xô thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên trên quỹ đạo. Một tháng sau Mỹ thực hiện điều tương tự. Năm 1962, Mỹ phóng vệ tinh truyền thông đầu tiên.


Cuộc chạy đua không gian đã tạo ra cuộc cách mạng truyền thông vệ tinh giúp kết nối mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, nhân loại đang hưởng lợi rất nhiều từ những thành tựu công nghệ trong cuộc chạy đua đó. Cuộc chạy đua không gian giữa hai nước bắt đầu giảm nhiệt từ năm 1975, khi Mỹ kết thúc chương trình Apollo.


Giới phân tích nhận định, chính sách không gian mới của Mỹ sẽ khởi động cuộc chạy đua không gian 2.0 nhưng đối thủ lần này có thể là Trung Quốc. Bắc Kinh đã cho thấy tham vọng rất lớn trong việc chinh phục không gian và đạt được rất nhiều thành tựu.


Tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc ngày càng được tin cậy. Từ năm 2003, Trung Quốc đã phóng 5 vệ tinh có người lái, thực hiện 3 chuyến đi bộ ngoài không gian. Trong khi Mỹ phải thuê tàu con thoi Soyuz của Nga để tiếp tế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), Trung Quốc có tàu con thoi riêng.


Tàu Thần Châu được thiết kế dựa trên Soyuz của Nga nhưng nó cho thấy tham vọng của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một trạm không gian riêng mang tên Thiên Cung vào năm 2020. Trung Quốc dự định đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2025.


Richard A. Bitzinger, nhà nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore nhận xét năng lực không gian hiện nay của Trung Quốc tương đương với Mỹ. Từ năm 2012 đến nay, Bắc Kinh đã thực hiện thành công 58 vụ phóng vệ tinh, so với 72 của Mỹ.


Trước khi Tổng thống Trump ký chỉ thị không gian mới, Mỹ và Nga không có chương trình không gian riêng nào ngoài hoạt động chung ở ISS. Trung Quốc “một mình một ngựa” trên đường đưa người đến Mặt Trăng.


Giới phân tích kỳ vọng sự trở lại của Mỹ sẽ tạo ra cuộc đua không gian 2.0, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ hơn nữa của nhân loại trong việc chinh phục không gian vũ trụ.


Tổng thống Trump muốn đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng


11/12/2017


Ông chủ Nhà Trắng ký chỉ thị về việc đưa các phi hành gia Mỹ quay lại Mặt Trăng và thậm chí là Sao Hỏa trong tương lai.


Reuters dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ ký "Chỉ thị Chính sách Không gian 1" nhằm yêu cầu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) triển khai chương trình thăm dò không gian đưa các phi hành gia Mỹ quay lại Mặt Trăng và cả Sao Hỏa.


"Tổng thống sẽ thay đổi chính sách đưa con người vào vũ trụ để nước Mỹ trở thành động lực chính trong ngành công nghiệp này", Phó phát ngôn viên Nhà Trắng, Hogan Gidley, thông báo. 


Ông Hogan cho biết quyết định này của tổng thống Mỹ dựa trên khuyến nghị từ Hội đồng Không gian Quốc gia.


image004

Phi hành gia Mỹ từng đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1968. Ảnh: Getty


Ông Trumpđặc biệt quan tâm đến các chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ. Hồi tháng 2, ông bày tỏ mong muốn nghiên cứu việc đưa phi hành gia lên tàu phóng tên lửa hạng nặng Orion của NASA. Từ đó, nghiên cứu khả năng đưa con người quay trở lại Mặt Trăng. 


Trước đó, việc phóng tàu vũ trụ Orion được dự kiến là sứ mệnh không người lái và sẽ được khởi động vào năm 2018.


Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, NASA đã tiến hành nghiên cứu phóng tên lửa hạng nặng dựa trên Hệ thống Phóng Vũ trụ (SLS) và việc đưa tàu vũ trụ Orion vào không gian với mục đích mang các nhà du hành vũ trụ đến một tiểu hành tinh vào giữa năm 2020, sau đó là đưa đoàn thám hiểm lên Sao Hỏa trong năm 2030.


Nếu kế hoạch ghé thăm Mặt Trăng được thông qua, các phi hành gia sẽ bay trên tàu vũ trụ Orion do hãng Lockheed Martin phát triển, di chuyển xung quanh Mặt Trăng trong chuyến bay từ 8 đến 9 ngày, tương tự như những gì mà thành viên phi hành đoàn tàu Apollo 8 thực hiện trong năm 1968.


Neil Armstrong và Buzz Aldrin cắm cờ trên mặt trăng Ngày 20/7/1969, hai nhà du hành Neil Armstrong và Buzz Aldrin làm nên lịch sử khi cắm lá quốc kỳ Mỹ trên bề mặt mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11.


Trung Hiếu (tổng hợp)
01 Tháng Ba 2016(Xem: 17902)
"Các cuộc đụng độ nổ ra khi nhà chức trách tháo dỡ lều trong trại tỵ nạn được gọi là Jungle tại cảng Calais, Pháp".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 16319)
Donald Trump : “Những gì tôi đã làm vào ngày 16 tháng 6 là chúng tôi đã lên tiếng nói về thương mại, về việc bị các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Việt Nam cũng như Ấn Độ cướp đoạt”.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17407)
"Thượng tướng họ Vương nói sẽ kiên trì yêu sách "đường lưỡi bò", "dám đánh, có thể đánh và đánh thắng" các đối thủ ở Biển Đông". "Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng".
23 Tháng Hai 2016(Xem: 16951)
"Chính phủ Syrie cho biết sẽ ngừng "các hoạt động chiến đấu" thể theo kế hoạch được Mỹ và Nga công bố".
23 Tháng Hai 2016(Xem: 16894)
"Tuần trước, trong khi các nhà lãnh đạo ASEAN đang họp cùng Tổng thống Hoa Kỳ tại Sunnylands, California, đã xuất hiện những bằng chứng của một sự leo thang mới mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, hòng đe dọa, dằn mặt các bên liên quan". Ảnh: Một nhà sư Campuchia băng ngang qua ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hope - Gerald Ford dẫn vào Tòa Bạch Ốc Viễn Tây bên trong điền trang Sunnylands. Photo: lkt-VH
21 Tháng Hai 2016(Xem: 18813)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma trấn an hàng ngàn tín hữu rằng sức khỏe của ông vẫn tốt, dù đang được điều trị tại một trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ". "Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng 80 tuổi phát biểu trước hơn 3.000 tín hữu hôm Chủ nhật tại Trung tâm Hội nghị Minneapolis". Ảnh bên: Nhà báo Lý Kiến Trúc vinh dự có được cơ duyên đại hạnh ngộ với Đức Dalai Lama hai lần tại nam California (1999 & 2009). Trong một buổi họp báo tại Long Beach, Ngài đã trả lời câu hỏi của báo Văn Hóa và ký tặng vào bức ảnh chân dung Ngài do Lý Kiến Trúc chụp ". (XEM THÊM).
21 Tháng Hai 2016(Xem: 17226)
"Vào đầu tuần này, ông Vương Nghị dự định sẽ tiến hành hội đàm, hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và các quan chức liên quan khác của chính quyền Tổng thống Barack Obama".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 16283)
"Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bình luận về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhân sự Đại hội 12 và nhân quyền Việt Nam".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 17056)
"Hoạt động tuần tra kéo dài khoảng 3 giờ. Giới chức quốc phòng Mỹ từ chối tiết lộ bất kỳ liên lạc hoặc trao đổi nào với các tàu Trung Quốc trong khu vực. Nhưng người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho hay không một tàu nào của quân đội Trung Quốc bám theo tàu USS Curtis Wilbur".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 18052)
Nhật Báo Văn Hóa Online kính chúc quý Cơ quan Truyền thông Báo chí, quý Thân hữu cộng tác, quý Mạnh thường quân, quý bạn đọc năm mới Bính Thân An Khang Thịnh Đạt - Công Thành Danh Toại - Tâm Thân Thường Lạc - Phúc Thọ Khương Ninh.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 16613)
"Phát biểu hôm thứ Năm ở Baltimore, phía bắc Washington, tổng thống nói: “Đảng Dân Chủ sẽ chiến thắng vào tháng 11 và chúng ta sẽ có một tổng thống là người đảng Dân Chủ kế nhiệm tôi”.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 19547)
- "Theo tài liệu giới thiệu thì Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển đa phương (MDB) được hình thành nhằm phục vụ cho thị trường vốn trong thế kỷ 21. AIIB được tổ chức và quản trị dựa trên nền tri thức hiện đại, tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất khác ở châu Á". - "Đến nay, đã có 56 quốc gia trên thế giới tham gia làm thành viên sáng lập AIIB cùng với Trung Quốc và cam kết số vốn góp lên đến 981,514tỷ USD, gần bằng con số như Bắc Kinh dự tính ban đầu. Điều này làm cho AIIB trở thành định chế tài chính lớn nhất thế giới hiện nay".
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 17000)
- "Ngoại trưởng Mỹ không nhắc gì đến Biển Đông trong cuộc họp báo. Tuy nhiên Ngoại trưởng Hor Namhong và người phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen cho biết, ông Hun Sen ủng hộ việc sớm ký kết COC giữa ASEAN với Trung Quốc".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 22648)
Kỳ 2 & 3 "Một thời gian sau, Thầy Giác Đức xuất thế thành lập ra dòng phái Pháp Sư. Hòa thượng Tâm Châu tiếp nhận chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn và đổi tên là chùa Giác Hoàng. Ngài giao cho Hòa thượng Thích Thanh Đạm làm trụ trì . (Kế nghiệp thầy Thanh Đạm là thầy Thích Tâm Thọ)".
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17109)
" Bộ trưởng Nội vụ của bang miền tây Nordrhein-Westfalen, ông Ralf Jager, đã phải loan báo một sự thật mà công luận đã nghi ngờ : thủ phạm những vụ bạo động đêm giao thừa « gần như » hoàn toàn là người gốc di dân, nhất là người Bắc Phi và Ả Rập. Trong số đó có cả những di dân « mới được Đức đón tiếp » trong năm 2015".