Trước "lãnh đạo độc tài" Trung Quốc, tổng thống Pháp có tiếp tục "nói thẳng"?

09 Tháng Giêng 20188:51 CH(Xem: 11888)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÂU - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Trước "lãnh đạo độc tài" Trung Quốc, tổng thống Pháp có tiếp tục "nói thẳng"?


Trọng Thành 08-01-2018


image025Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ hai trái qua) cùng phu nhân gặp đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân, Bắc Kinh, 08/01/2018.REUTERS/Ludovic Marin/Pool


Chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Pháp là chủ đề chính của báo Pháp hôm nay. « Thổ Nhĩ Kỳ rồi Trung Quốc, ngoại giao năng động của tổng thống Pháp », tựa trang nhất Le Monde, Libération có hồ sơ chính « Ba ngày Trung Quốc của Macron ». Trang đầu Les Echos nói đến « Thách thức với Macron ở Bắc Kinh ». Truyền thông theo dõi sát chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của lãnh đạo một cường quốc châu Âu, kể từ khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử.


Xã luận Le Monde đặt câu hỏi, trước « nhà độc tài hùng mạnh nhất », nguyên thủ Pháp còn giữ được phong cách « nói thẳng » như ông từng thành công khi đối diện với tổng thống Nga ?


Bài « "Phong cách nói thẳng, nói thật" của Macron trước thử thách độc tài » ghi nhận « việc số lượng các lãnh đạo độc tài trên thế giới gia tăng đang ngày càng trở thành một vấn đề gai góc đối với các quốc gia dân chủ ». Chọn thái độ nào cho đúng ?


« Đóng băng quan hệ » đối với những kẻ độc tài nào « thực sự » không thể chấp nhận được, hay miễn cưỡng tổ chức các cuộc « gặp kín đáo » để dàn xếp một số vấn đề, bên lề hội nghị quốc tế lớn, hoặc theo đuổi một phương châm chính trị thực dụng (« realpolitik »), « chấp nhận một cuộc đối thoại không vẻ vang gì », nhưng đổi lại là các hợp đồng kinh tế lớn, để cân bằng thâm hụt thương mại.


Vị tổng thống trẻ tuổi của nước Pháp, kể từ khi nắm quyền hơn nửa năm nay, đã chọn lựa một hành xử hoàn toàn khác, mà Le Monde gọi là « phương pháp Macron ». Cụ thể là tổ chức các cuộc gặp trọng thể với các lãnh đạo độc tài, nhưng sử dụng chính các cơ hội họp báo chung, để lên tiếng trước cộng đồng quốc tế.


Đối với tổng thống Nga Putin, cuộc họp báo tại lâu đài Versailles cuối tháng 5/2017 rõ ràng là « một bài học ». Trước báo giới, tổng thống Pháp vừa nhậm chức được ít tuần đã trực diện chỉ trích các phương tiện truyền thông Nga chỉ là những « cơ quan tuyên truyền và gây ảnh hưởng ». Tổng thống Nga Putin đã « lắng nghe một cách nhẫn nại ».


Trong cuộc gặp mới đây với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, nguyên thủ Pháp cũng giữ cùng cách xử sự, khi lên án các đàn áp của ông Erdogan chống lại nhân quyền, đồng thời chuyển cho lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ danh sách những người bị giam cầm vì thực thi quyền tự do ngôn luận. Tổng thống Pháp khẳng định : tự do ngôn luận là điều « không thể nhân nhượng ».


Le Monde nhận xét, không phải lúc nào « phương pháp Macron » cũng được thực thi nhất quán, cụ thể là những « trường hợp ngoại lệ », như Ai Cập, quốc gia hiện giam giữ khoảng 60.000 tù nhân chính trị. Với tổng thống Ai Cập, nguyên thủ Pháp đã từ chối « đưa ra các bài học ngoài bối cảnh ». Bối cảnh cụ thể trong trường hợp này là « cuộc chiến chung chống khủng bố ».


Xã luận Le Monde khép lại với nhận định : « Tại Bắc Kinh, tổng thống Pháp sẽ có nhiều dịp để trắc nghiệm » phong cách của ông, trong một loạt vấn đề, « từ đòi hỏi phải có đi có lại trong mở cửa thị trường, đến lĩnh vực nhân quyền, và việc bảo vệ các lợi ích chiến lược của châu Âu ».


« Cân bằng » lại quan hệ với Trung Quốc


Về chuyến công du của tổng thống Pháp, Les Echos có hồ sơ Macron tìm kiếm một quan hệ « cân bằng hơn » với Bắc Kinh. Les Echos đặc biệt lưu ý đến tình trạng nhập siêu 30 tỉ euro trong cán cân thương mại Pháp - Trung. Báo Libération thì điểm mặt « Bốn vấn đề hóc búa trong quan hệ Pháp - Trung ».


Cụ thể là trong chuyến đi này tổng thống Pháp sẽ phải tìm kiếm sự hợp tác « cụ thể và dài hạn » với Bắc Kinh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mà Trung Quốc vốn là thủ phạm gây ô nhiễm nhất, nhưng đồng thời cũng là quốc gia đầu tư hàng đầu vào các loại hình năng lượng tái tạo. Paris cũng cần tìm kiếm « một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện », để hợp tác trong các hồ sơ an ninh quốc tế lớn như hạt nhân Bắc Triều Tiên, chống tài trợ khủng bố, cũng như cuộc chiến chống khủng bố tại châu Phi.


Hai hồ sơ hóc búa khác liên quan không chỉ với nước Pháp và mà cả châu Âu. Đó vấn đề có đi có lại trong mở cửa thị trường, và dự án Con Đường Tơ Lụa Mới, một sáng kiến của Bắc Kinh, hiện đang chủ yếu được triển khai vì « các lợi ích của Trung Quốc ». Cụ thể như là tình trạng Trung Quốc đang lấn sân tại Hy Lạp, với việc thâu tóm nhiều doanh nghiệp chiến lược.


Bắc Kinh nỗ lực để Macron thăm Trung Quốc đầu tiên


Theo Libération, chuyến công du của tổng thống Pháp có ý nghĩa rất quan trọng với Trung Quốc. Bài « Đối với ông Tập Cận Bình, tổng thống Pháp là một đồng minh, một chỗ dựa ổn định » cho hay « chính quyền Trung Quốc đã rất nỗ lực để tổng thống Macron sớm thăm Trung Quốc, và điều quan trọng nhất là tổng thống Pháp chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên tại châu Á ».


Cho dù không tổ chức dạ yến xa hoa tại Tử Cấm Thành, như khi đón tổng thống Mỹ, Bắc Kinh đã làm mọi thứ để vừa lòng nguyên thủ Pháp. Cụ thể là cuốn sách của Emmanuel Macron nhan đề « Cách mạng », cương lĩnh chính trị của ông và phong trào Tiến Bước, đã được dịch sang tiếng Trung, và ra mắt đúng vào thứ Hai 08/01, ngày đầu tiên của chuyến công du.


Tại Trung Quốc, tổng thống Pháp cùng phu nhân để lại « một hình ảnh rất đẹp », theo ông Đổng Cường (Dong Qiang) dịch giả cuốn sách nói trên, và cũng là một chuyên gia về văn học Pháp.


Trung Quốc rất cần đến « Mã Khắc Long » (hay Ngựa chế Rồng) - tên chữ Hán của tổng thống Pháp - cũng là nhận định của Le Figaro. Trong thế cạnh tranh với Hoa Kỳ tại bàn cờ châu Á, Bắc Kinh đang thi hành một chiến dịch ngoại giao « quyến rũ » để nhận được sự ủng hộ của Pháp.


« Không gian địa chính trị bỏ trống » : Đất dụng võ của Pháp


Về chủ đề này, cũng Les Echos có một tiếp cận đáng chú ý khác. Bài xã luận « Macron và ‘‘giấc mơ’’ Trung Hoa » cho rằng khía cạnh kinh tế không phải là vấn đề chiến lược chủ chốt trong quan hệ Pháp - Trung. Bởi xét về tỉ trọng kinh tế song phương, Pháp chỉ là « một chàng lùn », với 1,5% thị phần tại thị trường Trung Quốc, ngang mức với Anh và Ý, nhưng thua Đức. Les Echos không kỳ vọng chuyến đi này của tổng thống Pháp sẽ đóng góp quyết định vào việc lập lại cân bằng thương mại.


Tuy nhiên, Paris sẽ có đất dụng võ trong một lĩnh vực khác. Đó là « không gian địa chính trị bị bỏ trống », do chính sách của nước Mỹ thời Donald Trump. Đức - cường quốc châu Âu hàng đầu - cũng rất ít có khả năng vươn lên thành một thế lực chính trị tầm cỡ thế giới. Sau khi Anh rời khởi Liên Âu, Pháp là nước Liên Âu duy nhất có mặt trong Hội Đồng Bảo An. Bởi vậy tiếng nói của Paris sẽ tiếp tục được lắng nghe, vấn đề tùy thuộc vào sự quyết đoán của tổng thống Pháp.


Cụ thể là, đối diện với Trung Quốc, trong cục diện chính trị quốc tế hiện nay, tổng thống Pháp phải làm gì ? Le Monde giới thiệu bài phân tích của chuyên gia chính trị quốc tế Valérie Niquet « Pháp và Trung Quốc không chỉ có các lợi ích chung ».


Theo chuyên gia Pháp, tổng thống Macron không được để bị rơi vào chiếc bẫy của Bắc Kinh, trở thành một công cụ phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc. Cụ thể là cùng với Trung Quốc cổ vũ cho một thế giới « đa phương », chống lại Hoa Kỳ, mà trên thực tế, chủ trương « đa phương hóa » hay « dân chủ hóa các quan hệ quốc tế » của Trung Quốc trước hết là nhằm mở rộng không gian hành động của Bắc Kinh, nhằm khẳng định như « lãnh đạo duy nhất của châu Á ».


Chuyên gia địa chính trị Pháp nhấn mạnh là khả năng duy trì quan hệ « cânbằng giữa các thế lực trong khu vực » mới chính là thước đo để đánh giá « chính sách châu Á » của nước Pháp.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14281)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13562)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16072)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15721)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16244)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13565)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14750)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15828)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14309)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14127)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14220)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15136)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15033)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.