“Tứ giác kim cương” là NATO châu Á - Thái Bình Dương?

05 Tháng Ba 201812:17 SA(Xem: 12504)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  HAI 05 MAR 2018


“Tứ giác kim cương” là NATO châu Á - Thái Bình Dương?


Tiến sĩ Trần Công Trục


07:10 02/03/18


 (GDVN) - “Liên minh” này liệu có thể sớm được định hình hay không? Đó vẫn là một câu hỏi khó có thể sớm có câu trả lời chắc chắn, rõ ràng.


1. Khái niệm và quá trình hình thành


Theo thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, khái niệm "Tứ giác kim cương" được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào cuối năm 2007 trong nhiệm kỳ đầu của ông.


Đó là các vận động hành lang để các nền dân chủ của châu Á xích lại gần nhau xoay quanh “tứ giác kim cương” gồm 4 nước: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. 


Kế hoạch này được Mỹ ủng hộ, và kết quả lả một cuộc tập trận trên vịnh Bengal đã diễn ra vào tháng 9/2007 với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Singapore. 


Tuy nhiên sau đó, dưới áp lực từ Trung Quốc, Ấn Độ và Australia đã rút khỏi kế hoạch "bộ tứ" này. 


image014

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Đến năm 2012, vào ngày đầu tiên sau khi trở lại vị trí Thủ tướng lần thứ 2, ông Shinzo Abe đã cho đăng tải một bài viết kêu gọi phát triển "kim cương an ninh dân chủ châu Á" bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Australia. 


Thủ tướng Shinzo Abe đã vẽ ra tầm nhìn về sự "sóng đôi năng động" của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, về một "châu Á rộng lớn hơn" vươn đến Mỹ và Australia. 


Mạng lưới này, trong giấc mơ của ông Shinzo Abe, sẽ là khu vực rộng mở, nơi con người, hàng hóa, tiền vốn và kiến thức được luân chuyển minh bạch dưới "vòm cổng của tự do và thịnh vượng”. 


Tuy vậy, vào thời điểm này, 4 nước trong “ tứ giác kim cương” vẫn chưa hợp thức hóa bằng một cơ chế hợp tác tương tự như một liên minh đa phương. 


Bước vào năm 2017, đã có một số chuyển động mới có liên quan đến ý tưởng “tứ giác kim cương” này: 


Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố, New Delhi sẽ lắng nghe ý tưởng hợp tác với các nước khác "trong những vấn đề có thể thúc đẩy lợi ích và nêu được quan điểm của chúng tôi"; 


Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, hàm ý rằng nước bà bỏ ngỏ khả năng hồi sinh diễn đàn "bộ tứ" vì Australia từng tham gia những tương tác thế này, việc có những cuộc thảo luận tiếp theo với 3 nước còn lại là chuyện "tự nhiên"; 


image015

Hình minh họa, nguồn: Zee News


Với Mỹ, chiến lược mới nhằm đối trọng với Trung Quốc khởi đầu bằng việc tập hợp liên minh 4 nước cho thấy rõ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington trong khu vực. 


Cuộc gặp Bộ tứ diễn ra vào thời điểm Mỹ dường như đang thay đổi trọng tâm chiến lược.


Trong chuyến công du Đông Á, ông Donald Trump cũng nhắc tới khu vực bằng cụm từ "Ấn Độ — Thái Bình Dương", không phải là "châu Á — Thái Bình Dương" như những người tiền nhiệm…


2. Triển vọng của “Tứ giác kim cương” và đối sách của các nước khác có liên quan 


Những diễn biến nói trên cho thấy có nhiều khả năng đây là tín hiệu của một liên minh quân sự theo kiểu NATO, do Mỹ dẫn đầu, nhằm đối phó với một thực trạng rất đáng quan ngại. 


Đó là việc Trung Quốc đang ngày càng quyết tâm triển khai chiến lược vươn lên trở thành siêu cường khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế và trật tự định hình ổn định sau Chiến tranh Thế giới II mang lại hòa bình, thịnh vượng cho khu vực, trong đó có Trung Quốc.


Trong khi đó ,Mỹ đã không những không kịp thời có đối sách ngăn chặn, mà theo nhận xét của nhiều học giả, thậm chí Hoa Kỳ còn tiếp tay, tạo cơ hội để Trung Quốc tự tung tự tác, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong và ngoài khu vực.


Sửa chữa sai lầm đó, Tổng thống Donald Trump đã áp dụng chủ trương "cân bằng cứng" trong chính sách ngoại giao Đông Á của mình. 


Ông coi đó là cách để duy trì sự hiện diện trở lại của Mỹ trong khu vực sau khi hủy bỏ chính sách "xoay trục" của người tiền nhiệm Barack Obama và rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. 


Tuy nhiên, “liên minh” này liệu có thể sớm được định hình hay không? Đó vẫn là một câu hỏi khó có thể sớm có câu trả lời chắc chắn, rõ ràng. Tại sao?


Thứ nhất, những sự kiện trong vài năm qua có liên quan đến hoạt động của các tổ chức khu vực, quốc tế đã phản ánh một sự thật là, hầu như các cơ chế đa phương quốc tế đều đang gặp khó khăn, thậm chí khủng hoảng: 


Liên Hợp Quốc bất lực trước các cuộc xung đột, EU đang đứng trước nguy cơ tan rã bởi sự rời khỏi Liên minh này của Anh và đang vấp phải sức ép cả ngoài lẫn trong, ASEAN không thể tìm kiếm đồng thuận trong vấn đề Biển Đông…


Phải chăng sự “phục sinh”  ý tưởng “Tứ giác kim cương” sau 10 năm lãng quên đã không còn thích hợp với thời cuộc, thậm chí đi ngược lại “quy luật phát triển tất yếu khách quan” của xã hội loài người? 


Thứ hai, trong tình trạng đó, một cơ chế hợp tác đa phương "bừng tỉnh" sau thập niên ngủ quên, lại đứng trước sức ép trên nhiều lĩnh vực từ phía Trung Quốc;


“Tứ giác kim cương” khó có thể được sớm định hình để đủ sức cạnh tranh với Dự án "Vành đai và Con đường" hoặc Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á mà tờ China Daily mô tả là đã mang tính "bao trùm". 


Vị thế và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc vừa là động lực thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn giữa "4 nền dân chủ tương đồng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", nhưng cũng vừa là áp lực mà nhóm này phải đương đầu.


image013

Hình minh họa, nguồn: Linkednl


Vì vậy, phần lớn các nước vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn có liên quan đến sức mạnh của Trung Quốc.


Quốc gia này đang vươn lên trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ, đã được khẳng định trong báo cáo của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội 19 tháng 10 năm 2017, nhấn mạnh việc Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường và nắm vai trò lãnh đạo thế giới trong 2 thập kỷ tới; 


Trong khi đó, nước Mỹ, đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, lại đang tỏ ra là một đối tác khó lường và đặc biệt là sức ảnh hưởng của Mỹ đang có nguy cơ giảm sút. 


Một trong những bước tiến quyết đoán nhất của cuộc đua tranh này chính là việc chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch "Vành đai và Con đường". 


Với hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng trải dài từ châu Âu đến Nam Á, "Vành đai và Con đường" sẽ tạo ra một bầu không khí bao trùm bởi ảnh hưởng của Trung Quốc với quy mô vượt ra ngoài châu Á. 


Vì vậy, cuộc gặp bên lề hội nghị ASEAN ở Philippines vừa qua, 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, cũng chưa ra được một tuyên bố chung nào. 


Bốn bên chỉ tự phát ra tuyên bố của riêng mình mà theo nhận xét của dư luận, vẫn còn có sự khác nhau về mục tiêu, nội dung và cơ chế hoạt động của “Tứ giác kim cương” này, mặc dù họ đều đề cập đến việc thúc đẩy và vun đắp cho một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.


Chẳng hạn, tuyên bố của Ấn Độ cho thấy New Delhi xem "bộ tứ" là cơ hội để nước này tìm kiếm đối trọng với kế hoạch "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. 


Trong khi đó, tuyên bố của Mỹ và Australia nhìn chung "bình tĩnh" hơn và ít dè chừng Trung Quốc hơn so với Nhật Bản hay Ấn Độ. 


Thực tế này đã phản ánh lợi ích xung đột bên trong "bộ tứ" là không thể tránh khỏi, khi cả Nhật Bản và Australia phụ thuộc vào Trung Quốc đến 22% kim ngạch thương mại của họ. 


Bản thân mối quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản cũng có thể không suôn sẻ khi ông Donald Trump, trong cùng bài phát biểu về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã đòi hỏi một sự giao thương "công bằng" hơn. 


Nhật Bản cũng là nước có thặng dư thương mại so với Mỹ. 


Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng việc hồi sinh "Tứ giác kim cương" là ý đồ của Mỹ nhằm san sẻ bớt trách nhiệm cho các đối tác để duy trì trật tự tại châu Á. 


Nếu đây là ý định thật sự của Washington thì "Tứ giác kim cương" sẽ không có sự đóng góp tích cực của Mỹ, và vì thế "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do rộng mở" sẽ chỉ là một câu khẩu hiệu cửa miệng…


Trong bối cảnh đó, các nước khác trong khu vực nên làm gì? Theo chúng tôi, có mấy việc các nước trong khu vực cần phải cân nhắc.


Thứ 1, cần tiếp tục theo dõi nghiên cứu để nắm vững mọi thông tin diễn biến của ý tưởng “Tứ giác kim cương”.


Thứ hai, chưa tỏ rõ lập trường chính thức trước bất kỳ một lời kêu gọi tham gia nào, cũng không nên chính thức từ chối tham gia hay không tham gia khi mọi thông tin chưa được sáng tỏ.


Thứ ba, không né tránh các cuộc hội thảo, diễn đàn liên quan đến ý tưởng này khi được mời tham gia.


Thứ tư, thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, phân tích so sánh những mặt lợi và bất lợi có liên quan giữa dự án “Vành đai và Con đường” với ý tưởng “Tứ giác kim cương” để có định hướng chủ trương và phương án ứng xử thích hợp nhất. 


Cảnh giác không để bị lôi cuốn và trở thành những con bài trong ván cờ địa- chính trị giữa các siêu cường….


Thứ năm, các nước ASEAN cần tăng cường trao đổi thông tin để có lập trường chung về việc có nên tham gia vào “Tứ giác kim cương” này không? Nếu có thì tham gia đến đâu?


Tiến sĩ Trần Công Trục
05 Tháng Ba 2015(Xem: 22747)
Các khác sạn "du lịch sinh con" có khách chủ yếu là phụ nữ Trung Quốc, trả tiền khoảng 15.000-50.000 USD cho các dịch vụ này. Du lịch sinh sản không nhất thiết là bất hợp pháp và nhiều cơ sở đã quảng cáo công khai dịch vụ "các trung tâm sinh nở".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 25058)
Khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ nên nắm lấy cơ hội quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Seoul để cùng nhau chuẩn bị đối phó với công việc thống nhất bán đảo cực kỳ gian nan.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22681)
Tướng Moeldoko giải thích cho việc thành lập lực lượng này: “Trong tương lai, chúng tôi cho rằng Biển Đông sẽ là một khu vực nóng. Do đó, việc thành lập các đơn vị mới tên gọi Kogabwilhan sẽ đóng vai trò rất quan trọng”.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20740)
Cô bảo: “Cảm giác như phải đến với anh ấy trước khi anh chết. Và khi anh chết như tử sĩ, tôi sẽ cùng anh lên thiên đường.”Ayesha gia nhập phe cực đoan trước khi Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên. Lúc đó cô bị quyến rũ bởi al-Qaeda và al-Shabab.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 19806)
Người tình của ông là một cựu sĩ quan thuộc Lực lượng Lục quân Dự Bị có quan hệ tình ái với ông Petraeus vào năm 2011 khi bà đang tìm hiểu và viết tiểu sử của ông. Ông Petraeus thừa nhận vụ ngoại tình này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20168)
Khuôn viên lâu đài Fontainebleau, miền nam Paris, Pháp Guelia Pevzner/RFI Bộ Văn hóa Pháp xác nhận tin khoảng 15 cổ vật của Châu Á được trưng bày tại bảo tàng Fontainebleau, ngoại ô phía nam Paris bị đánh cắp. Trong số đó có nhiều báu vật mà nữ hoàng Eugénie, vợ của hoàng đế Napoléon III đã sưu tập được để vinh danh nền văn hóa Trung Hoa và Thái Lan.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21245)
Các nhân viên của siêu thị sửng sốt khi biết ra thời gian qua họ làm việc trên một nghĩa trang cổ. Siêu thị đã tạm đóng cửa để các chuyên gia có thể thực hiện công cuộc khảo cứu cần được làm ngay tại hiện trường.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 23574)
Du học sinh Trung Quốc bị trục xuất khỏi các trường đại học bởi rất nhiều lý do bên cạnh cáo buộc truy cập thông tin “vì lợi ích quân sự Trung Quốc”.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 26039)
Chiến binh thường chụp hình trong các vụ giết con tin của tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo được xác nhận là Mohammed Emwazi. Người này là công dân Anh ở Tây London và đã có tên trong số bị an ninh Anh Quốc theo dõi.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 20226)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phủ quyết một dự luật có nội dung phê chuẩn việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL. Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế đã trình dự luật lên Tổng thống vào hôm thứ Ba.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 20844)
Cảnh sát Anh cho biết 3 nữ sinh theo học một trường ở phía Đông thủ đô London đã đáp chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và có thể đã vào lãnh thổ Syria theo “tiếng gọi” của lực lượng khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20092)
Các phần tử chủ chiến trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyên bố đã thực hiện vụ đánh bom tại tư gia không có người ở của đại sứ Iran ở Libya. Không xảy ra thương vong nào trong cuộc tấn công hôm Chủ nhật ở trung tâm Tripoli.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21072)
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS: Chuyến thăm của ông Obama không phải chỉ vì nhân lúc ông có mặt tại khu vực mà là vì nó có tầm quan trọng thiết yếu đối với quan hệ song phương Việt-Mỹ. Tổng thống Obama tới Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những quốc gia mà Mỹ đã cải thiện quan hệ đáng kể nhất dưới chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 24139)
Hợp đồng xây cầu nối Nga và bán đảo Crimea đã thuộc về tay một công ty lớn do ông Arkady Rotenberg, đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin làm chủ. Dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018 và có kinh phí 3 tỷ USD.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20196)
Trước khi nhận nhiệm sở, ông Carter nói với Thượng viện Mỹ rằng ông có thể tái cân nhắc các kế hoạch rút toàn bộ các binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay. Nhưng ông nói điều đó còn tùy thuộc vào tình hình an ninh.Ông Carter cũng nói rằng ông sẽ làm việc với các đối tác của Mỹ để bảo đảm rằng nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo sẽ không mở rộng hoạt động từ Trung Đông sang Afghanistan.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20781)
Tổng Thống Barack Obama nói Hoa Kỳ không gây chiến với Hồi giáo. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc về cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan bạo động, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông muốn đả phá lập luận cho rằng người Mỹ, và người Tây phương nói chung, đối đầu với người Hồi giáo.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 21288)
Mỹ: "Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết trọng tâm quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ – Việt Nam là quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước... Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nội hàm của quan hệ chứ không phải là cái tên của quan hệ".
12 Tháng Hai 2015(Xem: 20420)
“Ấn Độ Dương đang ngày càng trở thành điểm nóng về mặt địa lý và chiến lược. Châu Phi, Ấn Độ, các nước vùng Vịnh đều cùng chia sẻ Ấn Độ Dương và Úc là một quốc gia quan trọng”, bà Rosita Dellios, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bond (Úc), nói với Bloomberg.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 20279)
Có lo ngại 300 người di cư đã thiệt mạng sau khi các thuyền chở họ bị chìm ở Địa Trung Hải, cơ quan người tỵ nạn của Liên hợp quốc (UNHCR) nói. "Chín người được cứu sống sau bốn ngày trên biển. 203 người khác đã bị những ngọn sóng nhấn chìm," nữ phát ngôn viên của UNHCR tại Ý, Carlotta Sami nói trên Twitter.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 23089)
Wall Street Journal viết, năm 2014, Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ tổng cộng 467 tỷ USD, và Hoa Kỳ gửi 124 tỷ hàng hóa sang Trung Quốc, là khoản thâm hụt kỷ lục, số liệu của U.S. Census Bureau. Được biết hàng loạt doanh nghiệp từ các nước (đa phần từ Trung Quốc) đã sang Việt Nam đầu tư, đón đầu cơ hội TPP.