Tròn 7 năm chiến tranh ở Syria: Đống đổ nát và tình cảnh "thập diện mai phục"

15 Tháng Ba 20187:09 CH(Xem: 14203)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU PHI  - THỨ SÁU  16 MAR 2018


Tròn 7 năm chiến tranh ở Syria: Đống đổ nát và tình cảnh "thập diện mai phục"


Quốc Vinh


/03/2018


15/3/2018 - tròn 7 năm cuộc nội chiến Syria nổ ra, những gì còn lại ở quốc gia Trung Đông vẫn chỉ là những đống đổ nát nhuốm máu. Hơn nữa, không khí căng thắng và tình cảnh như "thập diện mai phục" khiến cho các diễn biến ở Syria rất khó lường.

image014

Khu vực Đông Ghouta ngày 27/2/2018.


Kiệt tác kiến ​​trúc có niên đại xa xưa bị hủy diệt. Những khu chợ nhộn nhịp trở nên vắng lặng. Và những cơ sở hạ tầng cơ bản - bệnh viện, trường học, đường sá trở thành đống đổ nát. Một Syria tươi đẹp với lịch sử lâu đời cùng những di tích văn hóa, lịch sử nghìn năm giờ đây chỉ còn là dĩ vãng.


Ngày 15/3 năm nay cũng là tròn 7 năm cuộc nội chiến Syria nổ ra. Ngay cả các thành phố đã sớm kết thúc cuộc chiến như Homs, Aleppo và Raqqa – công cuộc tái thiết gần như chưa thể diễn ra. Thay vào đó, người dân đang cố gắng vá víu lại nhà cửa trên đống đổ nát một cách tốt nhất có thể.


Thủ đô Damascus


Được thành lập vào thiên niên kỷ 3 TCN, Damascus là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Mặc dù thành phố cổ kính được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới đã thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh, nhưng vùng ngoại ô đổ nát vẫn chưa thể khôi phục.


Khu vực Jobar ở Đông Ghouta tiếp tục trở thành điểm nóng xung đột mới trong thời gian gần đây. Hơn một tháng qua, Đông Ghouta đã bị thiệt hại nặng nề sau những chiến dịch tấn công dữ dội.


"Trái tim thương mại" Aleppo


image015

Thánh đường Hồi giáo nghìn năm tuổi Umayyad ở Aleppo trong cảnh hoang tàn.


Từ trung tâm thương mại hàng đầu của Syria, thành phố nhộn nhịp 2 triệu người Aleppo đã trở thành đống đổ nát nhuốm máu. Chiến trận ở miền Đông Aleppo - đặc biệt là ở giai đoạn cuối cùng - là một trong những trận chiến ác liệt nhất ở quốc gia Trung Đông trong vài năm qua. Hậu quả của nó khiến cho hàng ngàn người chết và hàng trăm nghìn người phải rời bỏ quê hương đi tị nạn.


Dưới sự hậu thuẫn của Nga, quân Chính phủ Syria đã chiếm lại thành phố từ quân nổi dậy vào tháng 12/2016. Kể từ đó đến nay, công tác tái thiết đã giúp thành phố khôi phục được phần nào.


Hàng ngàn cư dân đã trở về cố gắng vớt vát những gì còn sót lại. Chính phủ Syria cũng đang xây dựng đường dây tải điện nối liền Damascus và Aleppo để cung cấp nguồn cung điện ổn định hơn. Nhưng hầu hết các khu vực ở thành phố vẫn cần phải xây dựng lại trên một quy mô lớn hơn.


Homs - Thủ đô cách mạng


image016

Thành phố Homs ngày 17/12/2017.


Từng được biết đến là "thành phố của những khối đá đen trắng" vì kiến trúc cổ đại độc đáo, Homs - thành phố lớn thứ 3 của Syria càng được biết đến nhiều hơn với cái tên "thủ đô của cách mạng".


Chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát từ phe đối lập vào năm 2014, sau cuộc chiến khiến cho nhiều di tích đặc biệt của thành phố đa văn hóa bị phá hủy. Gần bốn năm sau đó, khu Baba Amr vẫn còn trong đống đổ nát.


Raqqa - Thủ phủ IS


image017

Người dân Syria trên một con phố bị phá hủy ở Raqqa ngày 18/2/2018.


Raqqa được coi là thành trì quan trọng cuối cùng của khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS trước khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn chiếm lại vào tháng 10/2017.


Trong gần 4 năm bị IS kiểm soát, các trường học nơi đây phải đóng cửa, các di tích lịch sử văn hoá bị phá hủy. Nhiều tháng sau khi Raqqa được giải phóng, khung cảnh nơi đây vẫn ảm đạm, thê lương. Biết đến bao giờ tình cảnh chiến tranh, chết chóc mới thực sự chấm dứt?/
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15343)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15204)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15396)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15438)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15386)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15704)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14375)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16634)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16134)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15645)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15235)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15321)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14836)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14317)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14367)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».