Đồng bằng Cửu Long-Nam Bộ báo động đỏ

29 Tháng Ba 20186:20 CH(Xem: 17529)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 30 MAR 2018


Đồng bằng Cửu Long-Nam Bộ  báo động đỏ


image003
Bản đồ đồng bằng Cữu Long và hệ thống thủy điện thượng nguồn. Văn Hóa minh họa.

Hàng trăm thuỷ điện thượng nguồn Mekong đe dọa ĐBSCL


image004
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 468 thủy điện trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng, gia tăng nguy cơ gây sạt lở và xói mòn ở hạ lưu.

Sông Cửu Long, bên lở bên bồi là quy luật bình thường của tự nhiên, tạo cân bằng tương đối cho hai bên bờ. Thế nhưng từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở diễn ra nhanh hơn bồi tụ và vô cùng phức tạp, tác động không hề nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).


"Một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở ở ĐBSCL là do các nước trên thượng nguồn sông Mekong gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy điện, gây ra hệ lụy tiêu cực đối với hạ lưu", ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) nhận định với báo chí.


Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng. Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mekong, là nơi hứng chịu những hệ lụy gây ra bởi hoạt động của các đập thủy điện phía thượng nguồn.


Những năm gần đây, thủy điện trên dòng chính sông Mekong đua nhau mọc lên. Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp sự phản đối từ phía cácn ước thuộc tiểu vùng sông Mekong.


image005
“Nhìn chung, tất cả các thủy điện trên lưu vực sông Mekong đều có ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL nước ta nhưng những thủy điện trên dòng chính luôn có ảnh hưởng nhiều hơn cả,” PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, trả lời Zing.vn.

"Bản chất ĐBSCL được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong," TS. Lê Anh Tuấn lo ngại.


Trong một báo cáo của Ủy ban Sông Mekong, nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào: Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng, xâm nhập trên sông xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8 km. Và với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10-18 km.


Theo ước tính của CGIRA, Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, đến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy điện lớn nhỏ. Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông Mekong sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3.


Việc xây dựng và lên kế hoạch xây dựng hàng chục con đập trên dòng Mekong mang lại một số lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây ra vô vàn hệ lụy cho khoảng 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu.


image006
Dự kiến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 468 đập thủy điện lớn nhỏ.

Điều khiến các chuyên gia lo ngại lượng cát thô nằm trong phù sa sẽ không còn về đồng bằng sông Cửu Long nữa.


"Phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm, sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều”, TS Lê Anh Tuấn nói.


Cùng chung mối lo ngại vói ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia về tài nguyên nước Nguyễn Thị Phương Lâm cho biết: “Các đập thượng nguồn ở Trung Quốc đã giữ lại 30% phù sa, đập xây trên dòng chính của Lào và Campuchia sẽ chặn khoảng 5% nữa. Ít nhất 50% đất canh tác ở ĐBSCL sẽ bị tác động do mất phù sa và dinh dưỡng từ các công trình thủy điện.”


image007


Sinh kế người dân ĐBSCL bị đe dọa


Sông Mekong bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng và Vân Nam trước khi đi vào Myanmar, Thái Lan, Campuchia Lào và đổ ra biển tại Việt Nam. Theo tính toán, tổng lượng dòng chảy các sông suối vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-850 tỉ m3/năm, trong đó sông Mekong đóng góp là 475 tỉ m3, tương đương với 53-57% tổng lượng dòng chảy toàn lãnh thổ.
Con sông này có vị trí quan trọng không chỉ đối với ĐBSCL mà đối với phát triển nhiều vùng khác như Tây Nguyên và những vùng lãnh thổ Việt Nam nằm trong lưu vực.


Tuy nhiên thời gian trở lại đây, nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng ảnh hưởng đến kế sinh nhai của bà con vùng ĐBSCL. 


Sự mất mát lương thực do tác động của chuỗi các đập thủy điện sẽ rất cao và tăng dần theo thời gian. Khả năng “tan rã” quá trình kiến tạo đồng bằng khiến vùng châu thổ có thể không còn là vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia, ông Lê Anh Tuấn nhận định.


Trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, thủy điện trên Mekong còn mở đường cho xâm nhập mặn lấn sâu vào ĐBSCL trong mùa khô, nông dân sẽ phải vất vả hơn.


image008
Hạn mặn đe dọa vùng ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh

Ngoài ra, phù sa bị giữ lại phía thượng nguồn sẽ dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.


Tính toán sơ bộ, tác động tích lũy của dự án thủy điện trên dòng chính cùng với các bậc thang thủy điện dòng chính sông Mekong có thể làm giảm từ 6-10% nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho ĐBSCL. Theo đó, năng suất cây trồng được dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha. 


“Các dự án phát triển thủy điện làm ngưỡng đói nghèo gia tăng,” TS. Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế cảnh báo. “Sản lượng đánh bắt cá ở hành lang sông Mê Kông sẽ giảm khoảng 1,57 tỉ USD”.  


“Lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm và ít cá to. Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Theo đó xuất khẩu cá da trơn có giá trị hàng tỉ đô la của Việt Nam bị đe dọa, do cá da trơn phụ thuộc nguồn thức ăn là cá trắng di cư,” TS. Naruepon Sukumasvin thông tin thêm.  


Cuộc sống của gần 20 triệu cư dân ĐBSCL sống nương nhờ nông nghiệp, nương nhờ đánh bắt cá đang bị đe dọa bởi những đập thủy điện được xây dựng ngày một nhiều phía thượng nguồn.  


Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu Châu thổ sông Mekong có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích toàn quốc và 5% diện tích lưu vực sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và là địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./ (theo Zing 29/03/2018)
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15493)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15202)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16393)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16710)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14610)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16542)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17901)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16027)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16117)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16044)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14649)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14764)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14813)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14924)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14314)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14363)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.