Trump rút khỏi thỏa thuận Iran, Obama nói sai lầm

08 Tháng Năm 20189:19 CH(Xem: 11538)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ TƯ 09 MAY 2018


Trump rút khỏi thỏa thuận Iran, Obama nói sai lầm


BBC 08/5/18


image021Tổng thống Donald Trump nói thỏa thuận ký năm 2015 không đem lại bình an, hòa bình.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 tuyên bố rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, từng do Barack Obama ký năm 2015.


Iran đáp lại rằng sẽ khởi đầu lại việc làm giàu uranium, quan trọng cho cả hoạt động năng lượng hạt nhân lẫn làm vũ khí.


Sau đây là toàn văn phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5:


"Thưa đồng bào người Mỹ, hôm nay, tôi muốn cập nhật về nỗ lực của chúng tôi nhằm ngăn Iran không có được vũ khí hạt nhân.


Chính thể Iran là nhà nước bảo trợ khủng bố hàng đầu. Họ xuất khẩu tên lửa nguy hiểm, thổi bùng xung đột khắp Trung Đông, ủng hộ các đại diện khủng bố và dân quân như Hezbollah, Hamas, Taliban và al Qaeda.


Suốt nhiều năm, Iran và các đại diện đã đánh bom các sứ quán và cơ sở quân sự Mỹ, giết hàng trăm nhân viên Mỹ, bắt cóc, tống giam, tra tấn công dân Mỹ. Chính thể Iran đã chi tiền cho sự cai trị lâu dài của hỗn loạn và khủng bố bằng cách cướp bóc của cải của người dân.


Hành động nguy hiểm nhất của chính thể là việc theo đuổi vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển nó.


Năm 2015, chính quyền trước tôi đã cùng các nước tham gia một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran. Thỏa thuận này có tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).


Trên lý thuyết, cái gọi là "thỏa thuận Iran" được cho là bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh khỏi hành động điên rồ của một quả bom hạt nhân Iran, vũ khí mà sẽ chỉ đe dọa sự tồn vong của chính thể Iran. Thực tế, thỏa thuận đã cho phép Iran tiếp tục làm giàu uranium và rồi sẽ sắp sửa có đột phá hạt nhân.


Thỏa thuận đã dỡ bỏ trừng phạt kinh tế làm tê liệt Iran để đổi lấy các hạn chế yếu ớt về hoạt động hạt nhân của chính thể, và chả có hạn chế gì về hành vi gây hại khác gồm hoạt động nguy hiểm ở Syria, Yemen, và các nơi khác toàn thế giới.Donald Trump


Thỏa thuận đã dỡ bỏ trừng phạt kinh tế làm tê liệt Iran để đổi lấy các hạn chế yếu ớt về hoạt động hạt nhân của chính thể, và chả có hạn chế gì về hành vi gây hại khác gồm hoạt động nguy hiểm ở Syria, Yemen, và các nơi khác toàn thế giới.


Nói cách khác, vào thời điểm Hoa Kỳ từng có lợi thế tối đa, thỏa thuận tồi tệ đã cho chính thể - và nhắc lại đây là chính thể khủng bố - nhiều tỉ đôla, gồm cả tiền mặt - thật là sự bẽ bàng cho tôi trong tư cách công dân và cho mọi công dân Hoa Kỳ.


Một thỏa thuận xây dựng lẽ ra có thể dễ dàng đạt được khi đó, nhưng đã không. Trung tâm của thỏa thuận Iran là một sự bịa tạc rằng chính thể giết người chỉ mong có chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình.


image023


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng thống Donald Trump nói sẽ "làm việc với các đồng minh để tìm ra giải pháp thực, kéo dài, chi tiết cho đe dọa hạt nhân Iran"


Hôm nay, chúng tôi có bằng chứng rõ ràng là lời hứa Iran này là giả dối. Tuần rồi, Israel công bố các tài liệu tình báo, từ lâu Iran đã che giấu, rõ ràng cho thấy chính thể Iran có lịch sử theo đuổi vũ khí hạt nhân.


Sự thực là đây là thỏa thuận tồi tệ, một chiều mà lẽ ra không được có. Nó không đem lại bình an, hòa bình và sẽ không bao giờ đem lại.


Trong những năm sau thỏa thuận, ngân sách quân sự Iran tăng gần 40%, còn kinh tế thì đang rất tệ. Sau khi trừng phạt dỡ bỏ, chế độ độc tài đã dùng ngân quỹ mới để xây tên lửa có khả năng hạt nhân, ủng hộ khủng bố, gây hỗn loạn toàn Trung Đông và bên ngoài.


Thỏa thuận này được thương lượng tệ đến mức ngay cả nếu Iran hoàn toàn tuân thủ, chính thể vẫn có thể sắp có đột phá hạt nhân trong thời gian ngắn. Các điều khoản về việc xử lý khi văn bản sắp hết hạn là hoàn toàn không thể chấp nhận. Nếu tôi cho phép thỏa thuận duy trì, sẽ sớm xảy ra chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông. Mọi người sẽ muốn có vũ khí trước khi Iran có.


Còn tệ hơn nữa, các điều khoản thanh tra trong thỏa thuận thiếu cơ chế để ngăn, phát hiện, trừng phạt sự lừa đảo, và còn không có quyền tuyệt đối thanh tra nhiều địa điểm quan trọng gồm cả căn cứ quân sự.


Thỏa thuận này vừa không dừng tham vọng hạt nhân Iran mà lại không xử lý chương trình tên lửa đạn đạo có thể chở đầu đạn hạt nhân.


Thỏa thuận này vừa không dừng tham vọng hạt nhân Iran mà lại không xử lý chương trình tên lửa đạn đạo có thể chở đầu đạn hạt nhân.Donald Trump


Cuối cùng, thỏa thuận không kiềm chế hoạt động gây bất ổn của Iran, gồm sự ủng hộ khủng bố. Từ sau thỏa thuận, tham vọng khát máu của Iran lại chỉ càng tăng.


Do những khiếm khuyết này, từ tháng 10 năm ngoái tôi tuyên bố thỏa thuận phải được thương lượng lại hoặc chấm dứt.


Ba tháng sau, ngày 12/1, tôi lặp lại các điều kiện này. Tôi đã nói rõ rằng nếu không thể sửa thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ không còn là một bên trong thỏa thuận.


Trong vài tháng qua, chúng tôi đã tham vấn chi tiết với các đồng minh, đối tác như Pháp, Đức và Anh. Chúng tôi cũng tham vấn với các bạn ở Trung Đông. Chúng tôi thống nhất trong sự hiểu biết về đe dọa và niềm tin rằng Iran không bao giờ được có vũ khí hạt nhân.


Sau các sự tham vấn này, tôi thấy rõ chúng tôi không thể ngăn quả bom hạt nhân Iran theo cơ cấu thối nát của thỏa thuận hiện thời.


Thỏa thuận Iran khiếm khuyết từ trong gốc rễ. Nếu không làm gì, chúng ta biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chỉ trong thời gian ngắn, nhà nước tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới sẽ sắp sửa có vũ khí nguy hiểm nhất thế giới.


image024


Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Tổng thống Iran Rouhani cảnh báo Mỹ trước thời hạn quyết định của Tổng thống Trump


Vì thế, hôm nay tôi loan báo Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.


Lát nữa đây, tôi sẽ ký bản ghi nhớ tổng thống để bắt đầu tái áp đặt trừng phạt của Mỹ với chính thể Iran. Chúng tôi sẽ thi hành mức độ trừng phạt kinh tế cao nhất. Mọi quốc gia giúp đỡ Iran tìm kiếm vũ khí hạt nhân cũng có thể bị Mỹ trừng phạt mạnh mẽ.


Hoa Kỳ sẽ không bị tống tiền về hạt nhân. Chúng tôi sẽ không cho phép công dân Mỹ bị đe dọa. Và sẽ không cho phép chính thể hát "Mỹ phải chết" được có vũ khí nguy hiểm nhất Trái đất.


Hành động hôm nay gửi ra thông điệp quan trọng: Hoa Kỳ không còn có những đe dọa suông. Khi tôi hứa, tôi giữ lời. Ngay lúc này đây, Ngoại trưởng Pompeo đang trên đường tới Bắc Hàn chuẩn bị cho cuộc gặp sắp tới của tôi với Kim Jong-un. Đang có kế hoạch. Đang xây quan hệ. Hy vọng sẽ có thỏa thuận và nhờ giúp đỡ của Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, mà sẽ có tương lai thịnh vượng và an ninh cho mọi người.


Khi ra khỏi thỏa thuận Iran, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để tìm ra giải pháp thực, kéo dài, chi tiết cho đe dọa hạt nhân Iran. Sẽ có nỗ lực loại bỏ đe dọa của chương trình tên lửa đạn đạo Iran, ngừng hoạt động khủng bố của họ trên thế giới và ngăn chặn hoạt động đe dọa ở Trung Đông. Các trừng phạt mạnh mẽ sẽ có hiệu lực. Nếu chính thể tiếp tục tham vọng hạt nhân, họ sẽ gặp vấn đề lớn hơn bao giờ hết.


Cuối cùng, tôi muốn gửi thông điệp cho nhân dân đau khổ của Iran: Người dân Mỹ sát cánh bên bạn. Đã gần 40 năm từ khi chế độ độc tài nắm quyền và bắt quốc gia tự hào này làm con tin. Đa số trong 80 triệu công dân Iran chưa từng biết một Iran phát triển hòa bình với láng giềng và được thế giới ngưỡng mộ.


Nhưng tương lai Iran thuộc về người dân. Họ là người thừa kế nền văn hóa phong phú và mảnh đất cổ xưa. Họ xứng đáng một quốc gia làm giấc mơ thành hiện thực, tôn trọng lịch sử và xứng với Thượng đế.


Các lãnh đạo Iran sẽ nói họ từ chối thương lượng thỏa thuận mới. Cũng được. Tôi có lẽ sẽ nói giống vậy nếu tôi là họ. Nhưng thực ra họ sẽ muốn có một thỏa thuận mới và lâu dài, có lợi cho toàn Iran và nhân dân Iran. Khi họ muốn, tôi sẽ sẵn sàng.


Những điều to lớn có thể xảy ra cho Iran, cho hòa bình, ổn định mà chúng ta muốn ở Trung Đông.


Đã quá đủ đau khổ, chết chóc và tàn phá. Hãy chấm dứt.


Cảm ơn quý vị. Thượng đế phù hộ cho quý vị."

Ngay sau đó, người tiền nhiệm Barack Obama đã công bố phát biểu:

"Ít vấn đề nào lại quan trọng cho an ninh nước Mỹ hơn tiềm năng lây lan vũ khí hạt nhân, hay tiềm năng chiến tranh hủy diệt ở Trung Đông. Vì thế Hoa Kỳ đã thương lượng Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).


Thực tế thật rõ ràng. JCPOA đang có hiệu quả - đây là quan điểm chia sẻ bởi các đồng minh châu Âu, các chuyên gia độc lập và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hiện nay. JCPOA có lợi cho nước Mỹ - nó đã hạn chế nhiều chương trình hạt nhân Iran. Và JCPOA là hình mẫu chứng tỏ ngoại giao có thể đạt được gì - cơ chế xác minh và thanh tra của nó chính là điều mà Hoa Kỳ cần làm với Bắc Hàn. Vào lúc chúng ta đang hy vọng ngoại giao với Bắc Hàn thành công, rút khỏi JCPOA có nguy cơ đánh mất một thỏa thuận đem lại kết quả với Iran, cũng là kết quả mà chúng ta đang muốn có với Bắc Hàn.


image025


Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Thỏa thuận JCPOA ký năm 2015


Vì thế, loan báo hôm nay thật sai lầm. Rút khỏi JCPOA nghĩa là quay lưng với các đồng minh gần nhất của Mỹ, quay lưng với thỏa thuận mà các nhà ngoại giao, khoa học, tình báo của chúng ta đã thương thảo. Trong một nền dân chủ, sẽ luôn có thay đổi về chính sách và ưu tiên giữa các chính phủ. Nhưng việc liên tục từ bỏ các thỏa thuận mà nước ta là một thành viên có nguy cơ làm hủy hoại uy tín của nước Mỹ, đặt chúng ta ở thế trái ngược với các đại cường thế giới.


Các tranh luận ở nước ta cần được soi sáng bằng dữ kiện, nhất là các tranh luận chia rẽ. Vì thế cần xem lại nhiều dữ kiện về JCPOA.


Trước hết, JCPOA không chỉ là thỏa thuận giữa chính phủ của tôi và Iran. Sau nhiều năm xây dựng liên minh quốc tế có thể áp đặt trừng phạt tê liệt Iran, chúng tôi có JCPOA cùng với Anh, Pháp, Đức, EU, Nga, Trung Quốc và Iran. Đó là thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa phương, được Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ thống nhất ủng hộ.


Thứ hai, JCPOA đã giúp kiềm chế chương trình hạt nhân Iran. Trong nhiều thập niên, Iran đã liên tục phát triển chương trình hạt nhân, gần tới mức có thể nhanh chóng sản xuất đủ chất liệu làm bom. JCPOA hãm lại khả năng đó. Từ khi thực hiện JCPOA, Iran đã phát hủy trung tâm của lò phản ứng có thể sản xuất plutonium cấp độ vũ khí; gỡ bỏ hai phần ba máy ly tâm (trên 13.000) và đặt chúng dưới sự giám sát quốc tế; và xóa bỏ 97% kho uranium làm giàu - chất liệu thô cần cho làm bom. Vì thế dù đo bằng cách nào, JCPOA đã áp đặt hạn chế nghiêm khắc với chương trình hạt nhân Iran và đạt kết quả thực sự.


Thứ ba, JCPOA không phụ thuộc vào niềm tin - nó bắt rễ từ các thanh tra và xác minh sâu rộng nhất chưa từng có trong một thỏa thuận kiểm soát vũ khí. Các cơ sở hạt nhân Iran được giám sát chặt chẽ. Các nhà giám sát quốc tế được tiếp cận toàn bộ chuỗi cung cấp hạt nhân Iran, vì thế có thể bắt quả tang nếu họ lừa đảo. Không có JCPOA, cơ chế thanh tra và giám sát này sẽ biến mất.


image026


Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Các đồng minh của Mỹ đã kêu gọi Mỹ duy trì thỏa thuận với Iran


Thứ tư, Iran đang tuân thủ JCPOA. Đây không chỉ là quan điểm của chính phủ của tôi. Cộng đồng tình báo Mỹ tiếp tục thấy rằng Iran đang tuân thủ trách nhiệm của thỏa thuận, và đã báo cáo như thế cho Quốc hội. Các đồng minh gần nhất, và cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA có trách nhiệm xác minh sự tuân thủ của Iran cũng nói thế.


Thứ năm, JCPOA không hết hạn. Sự cấm đoán Iran có vũ khí hạt nhân là vĩnh viễn. Một số cuộc thanh tra sâu rộng và quan trọng nhất của JCPOA là vĩnh viễn. Mặc dù một số điều khoản trong JCPOA có ít nghiêm khắc hơn theo thời gian, nó sẽ chỉ xảy ra trong 10, 15, 20, hay 25 năm sau thỏa thuận, vì thế không có lý do để làm hại các hạn chế đó hôm nay.


Do những dữ kiện này, tôi tin rằng quyết định làm rủi ro JCPOA trong khi Iran không vi phạm thỏa thuận là sai lầm nghiêm trọng. Barack Obama


Cuối cùng, JCPOA chưa bao giờ có ý định giải quyết mọi vấn đề với Iran. Chúng tôi hiểu rõ Iran có hành vi gây bất ổn như ủng hộ khủng bố, đe dọa Israel và các láng giềng. Nhưng cũng chính vì vậy mà chúng ta cần ngăn Iran có vũ khí hạt nhân. Hành vi nguy hiểm của Iran càng nguy hiểm nếu chương trình hạt nhân không bị kiềm chế. Khả năng của chúng ta để đối đầu hành vi bất ổn của Iran - và duy trì đoàn kết với đồng minh của ta - được tăng cường nhờ JCPOA, và bị yếu đi khi không có nó.


Do những dữ kiện này, tôi tin rằng quyết định làm rủi ro JCPOA trong khi Iran không vi phạm thỏa thuận là sai lầm nghiêm trọng. Không có JCPOA, Hoa Kỳ có thể rốt cuộc chỉ còn lựa chọn thua cuộc giữa một Iran có vũ khí hạt nhân hay một cuộc chiến nữa ở Trung Đông. Chúng ta biết nguy hiểm khi Iran có vũ khí hạt nhân. Nó có thể làm chính thể nguy hiểm càng cứng rắn hơn, đe dọa bạn bè ta, gây hiểm nguy cho an ninh Mỹ, và kích động chạy đua vũ trang trong khu vực nguy hiểm nhất thế giới. Nếu các hạn chế chương trình hạt nhân Iran theo JCPOA bị mất, chúng ta có thể đẩy nhanh cái ngày khi chúng ta đối diện với lựa chọn phải sống với đe dọa đó hay gây chiến để ngăn nó.


Trong thế giới nguy hiểm, Hoa Kỳ phải có thể dựa một phần vào ngoại giao mạnh mẽ, có nguyên tắc để bảo vệ đất nước. Chúng ta đã an toàn hơn từ khi có JCPOA, nhờ một phần công tác của các nhà ngoại giao, nhiều thành viên quốc hội và các đồng minh. Nhìn về trước, tôi hy vọng người Mỹ tiếp tục phát biểu ủng hộ sự lãnh đạo mạnh mẽ, có nguyên tắc, dựa theo dữ kiện và tạo đoàn kết để có thể bảo vệ đất nước và tôn trọng trách nhiệm của chúng ta trên toàn cầu."/
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18842)
"Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18314)
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí của Nga, của Tây Âu và gần đây nhất, đích thân Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông cùng các thượng nghị sĩ khác sẽ đề nghị nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí sát thương để giúp Việt Nam có thêm khả năng tự vệ."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18207)
Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
31 Tháng Năm 2015(Xem: 18837)
" Theo TNS McCain, Việt Nam cần được Mỹ cung cấp thêm vũ khí phòng thủ, có thể được sử dụng trong trường hợp một cuộc xung đột với TQ." "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 31 tháng 5 cho biết, Washington cam kết cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ Việt Nam mua sắm tàu tuần tra do Mỹ chế tạo nhằm nâng cao năng lực quốc phòng."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19538)
"Hội bảo tồn động vật hoang dã đặt trụ sở ở Mỹ tuần này cho biết số voi ở Mozambique hiện chỉ còn khoảng 10.300 con so với hơn 20.000 con 5 năm trước."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19318)
"Hai dân biểu Mỹ nói Nga dùng lò hỏa táng di động để che giấu việc binh sĩ của họ tham gia trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Tố cáo này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloombers với Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mac Thornberry và Dân biểu Seth Moulton."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 18659)
Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19938)
"Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”. "Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19225)
"Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La. Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19202)
"Hai trận động đất mạnh trước đây đã tàn phá Nepal hôm 25/4 và 12/5, làm thiệt mạng gần 8700 người và khiến 16800 người khác bị thương."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 24714)
Sáng kiến “Vòng đai và con đường” đề cập đến “Con đường Tơ lụa trên Biển Thế kỷ 21” và “Vòng đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” nhằm củng cố các mối quan hệ của Trung Quốc với châu Á, châu Âu và châu Phi. Đầu tiên được xem như là một mạng lưới các dự án hạ tầng cơ sở vùng, chương trình được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem như là chiến lược kinh tế nội địa và chính sách ngoại giao trọng điểm.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19476)
Bốn trong số các ngân hàng, Citigroup, JPMorgan Chase, Barclays, và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đã thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền. Ngân hàng thứ năm, UBS, bị phạt vì thao túng một mức lãi suất quan trọng.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 20705)
Theo thông tin của nhật báo Utusan Malaysia, cảnh sát đã phát hiện 30 hố chôn tại hai địa điểm thuộc bang Perlis, nằm giáp biên giới với Thái lan. Trang báo mạng The Star cũng cho biết cụ thể, chỉ riêng trong một hố chôn phát hiện vào 22/05 vừa qua, đã có khoảng khoảng 100 xác chết.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 18265)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 18999)
"Phương án này dựa trên giả định Trung Quốc tìm cách phong tỏa, kiểm soát các tuyến đường biển, ngăn chặn dòng chảy thương mại và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các nền công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nó."
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19477)
"Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày 17/5."
19 Tháng Năm 2015(Xem: 20466)
Bắc Kinh-Tập Cận Bình: « về đại cục là ổn định »; Tân Hoa Xã trích lời lãnh đạo Trung Quốc : « Thái Bình Dương rộng lớn tương đối rộng để đón tiếp cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ » và hai nước cần giải quyết các khác biệt « sao cho đường hướng chung trong quan hệ song phương không bị ảnh hưởng ».
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19430)
"Vương Nghị: Trung Quốc và Mỹ có "nhiều lợi ích chung hơn là những khác biệt" và kêu gọi cả hai bên "hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt".