Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

14 Tháng Mười 20186:33 CH(Xem: 12161)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 15 OCT 2018


Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á


Posted on 09/10/2018 by The Observer


image002

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.


Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê


Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.


Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này.


Cán cân quyền lực giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong những thập niên gần đây. Vào năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản (mặc dù vẫn thua xa Nhật nếu tính theo bình quân đầu người). Thật khó để nhớ rằng hơn hai thập niên trước, nhiều người Mỹ sợ bị vượt qua bởi Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc. Các cuốn sách đã dự đoán một khối Thái Bình Dương do Nhật dẫn đầu sẽ loại trừ Hoa Kỳ, và thậm chí cả một cuộc chiến tranh cuối cùng với người Nhật. Thay vào đó, trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Bill Clinton, Hoa Kỳ đã tái khẳng định liên minh an ninh với Nhật Bản trong lúc chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.


Vào đầu những năm 1990, nhiều nhà quan sát tin rằng liên minh Mỹ – Nhật sẽ bị loại bỏ như một phế tích của Chiến tranh Lạnh. Căng thẳng thương mại tăng cao. Thượng nghị sĩ Paul Tsongas vận động tranh cử tổng thống năm 1992 với khẩu hiệu, “Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Nhật Bản đã thắng.” Chính quyền Clinton bắt đầu với với việc công kích Nhật Bản, nhưng sau một quá trình đàm phán kéo dài hai năm, Clinton và Thủ tướng Ryutaro Hashimoto đã ban hành một tuyên bố vào năm 1996 rằng liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng cho sự ổn định ở Đông Á thời hậu Chiến tranh Lạnh.


Tuy nhiên, có một mức độ bất ổn sâu sắc hơn, và mặc dù hiếm khi được thể hiện công khai, nó liên quan đến sự lo lắng của Nhật Bản rằng họ sẽ bị gạt ra bên lề khi Mỹ quay sang Trung Quốc. Khi tôi tham gia đàm phán việc tái khẳng định liên minh vào giữa những năm 1990, các đối tác Nhật Bản của tôi, ngồi phía bên kia chiếc bàn cắm đầy quốc kỳ, hiếm khi thảo luận chính thức vấn đề Trung Quốc. Nhưng sau đó, khi ăn uống, họ sẽ hỏi liệu nước Mỹ có chuyển trọng tâm từ Nhật Bản sang Trung Quốc khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh hay không.


Những lo lắng như vậy không đáng ngạc nhiên: khi năng lực quốc phòng của hai đồng minh không đối xứng, thì bên phụ thuộc càng phải lo lắng nhiều hơn về quan hệ song phương. Trong những năm qua, một số người Nhật Bản đã lập luận rằng Nhật Bản nên trở thành một quốc gia “bình thường” với đầy đủ năng lực quân sự. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng Nhật Bản nên bỏ qua các nguyên tắc chống hạt nhân và nên phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng các biện pháp như vậy sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn là những gì chúng có thể giải quyết. Ngay cả khi Nhật Bản từng bước trở thành một quốc gia “bình thường” (bất kể thuật ngữ đó ngụ ý gì), thì nó vẫn không có sức mạnh ngang với Hoa Kỳ hay Trung Quốc.


Ngày nay, Nhật Bản có một loạt những lo lắng mới về sự bỏ rơi của Mỹ. Các chính sách bảo hộ và định hướng “Nước Mỹ trước tiên” của Trump đặt ra một rủi ro mới cho liên minh. Sự rút lui của Trump khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một đòn đau cho Nhật Bản. Dù Abe đã khéo léo chiều theo cái tôi của Trump để làm giảm mâu thuẫn, sự khác biệt rất lớn vẫn còn. Việc áp thuế lên thép và nhôm của chính quyền Trump dựa vào các lý do an ninh quốc gia đã gây ngạc nhiên cho Abe và thúc đẩy sự bất bình ở Nhật.


Chính quyền Trump cũng đề xuất rằng các đồng minh của Mỹ ở châu Á nên làm nhiều hơn để tự bảo vệ mình và công khai chất vấn giá trị của việc triển khai các lực lượng Mỹ ở các nước này. Một số nhà phân tích tự hỏi liệu các hành động của Trump có buộc Nhật Bản phải tự phòng hộ rủi ro và dịch lại gần Trung Quốc hay không. Nhưng điều đó khó xảy ra ở giai đoạn này. Dù các lựa chọn như vậy vẫn có thể được xem xét, nhưng chúng sẽ còn hạn chế do những lo ngại của Nhật Bản về sự thống trị của Trung Quốc. Liên minh với Mỹ vẫn là lựa chọn tốt nhất – trừ khi Trump đi quá xa.


Cho đến nay, liên minh Mỹ – Nhật vẫn rất mạnh mẽ. Abe đã chủ động tiếp xúc sớm với Trump khi Trump mới đắc cử, gặp ông lần đầu tiên tại Trump Tower ở New York và sau đó là trong chuyến thăm tới Washington, DC, và Mar-a-Lago, nơi ở của Trump ở Florida. Mối quan hệ Abe-Trump cho phép Lầu Năm Góc duy trì sự hợp tác chặt chẽ về các vấn đề an ninh. Bắc Triều Tiên đã giúp tập trung sự chú ý của liên minh và tạo cơ hội cho Trump đảm bảo với Nhật Bản rằng Hoa Kỳ luôn đứng sau Nhật Bản “100%”.


Cả Abe và Trump đều ủng hộ chiến lược “áp lực tối đa” chống lại Triều Tiên, phối hợp tích cực để tạo sự ủng hộ của quốc tế đối với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản đã công bố một khoản đầu tư lớn vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và hợp tác với Mỹ nhằm cùng phát triển hệ thống này. Mặt khác, sự đảo ngược thái độ đáng ngạc nhiên của Trump đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau hội nghị thượng đỉnh song phương vào tháng 6 đã khiến Nhật Bản lo ngại về một thỏa thuận của Mỹ chỉ tập trung vào tên lửa liên lục địa mà bỏ qua các tên lửa tầm trung vốn có thể uy hiếp Nhật Bản.


Luận điệu của Trump về chia sẻ gánh nặng cũng đã làm dấy lên lo ngại. Dù chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản thấp hơn 1% GDP, nhưng Tokyo đã đóng góp đáng kể trong vai trò nước chủ nhà. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, chính phủ Nhật Bản chi trả khoảng 75% chi phí hỗ trợ lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản. Chỉ riêng năm nay, chính phủ Nhật đã dự chi 197 tỷ yên (1,7 tỷ đô la) để chia sẻ chi phí, 226 tỷ yên (2 tỷ đô la Mỹ) để tái điều chỉnh lực lượng Hoa Kỳ, và 266 tỷ yên (2,3 tỷ đô la) nhằm hỗ trợ cộng đồng dưới nhiều hình thức, bên cạnh các chi phí khác liên quan đến liên minh.


Đúng như chính quyền Clinton đã thừa nhận một phần tư thế kỷ trước, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra thế kiềng ba chân ở Đông Á. Nếu Mỹ và Nhật Bản duy trì liên minh, hai nước có thể định hình môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt và giúp kiểm soát quyền lực ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền Trump có duy trì thành công liên minh Mỹ-Nhật hay không.


Joseph S.Nye, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, hiện là Giáo sư Đại học Havard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?


Copyright: Project Syndicate 2018
29 Tháng Chín 2015(Xem: 19534)
- Thượng đỉnh Hoa-Mỹ lần thứ ba (9.2015): Bàn về khí hậu môi trường địa cầu; chương trình hạt nhân của Iran; mua và lập nhà máy Boeing nhiều tỉ đô; an ninh mạng; nhưng, lặng như tờ "Canh bạc quốc tế Biển Đông". - "Cái bẫy Thucydides là gì?: Cái bẫy này được đặt theo tên nhà sử gia nói tới những căng thẳng về cấu trúc xã hội khi có một thế lực mạnh lên một cách nhanh chóng - giống như Trung Quốc lúc này - làm thay đổi cán cân quyền lực đối với một đối thủ cạnh tranh vốn đã xác lập được vị thế từ trước, và do vậy dẫn tới chiến tranh." Photo: AP
27 Tháng Chín 2015(Xem: 18844)
"Có khoảng 20 viên tướng học giả chuyên lo vạch chính sách để tham mưu cho Tập Cận Bình thông qua các cuộc giao ban Quân ủy trung ương hàng tuần mà Bộ Ngoại giao không có mặt ở đó."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 20489)
"Các nhà lập pháp phe Cộng Hoà đã bầy tỏ sự chống đối mạnh mẽ của mình bằng nhiều hình thức chẳng lấy gì làm khôn ngoan và thông minh cho lắm."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 19915)
"Những hứa hẹn kinh tế của Tập Cận Bình và tấm lòng nhân ái của Phanxicô, báo chí Pháp nghiên hẳn về Đức Giáo Hoàng khi so sánh hai chuyến viếng thăm diễn ra cùng một thời điểm tại Hoa Kỳ."
25 Tháng Chín 2015(Xem: 20603)
Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng...
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19173)
"Đi đầu trong việc tố cáo Trung Quốc dĩ nhiên là Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ."
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19929)
- "Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên những sự khác biệt để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với nhau một cách rộng lượng cho lợi ích chung. - "Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vị giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, đã được tán thưởng nồng nhiệt khi đọc bài diễn văn 50 phút tại Điện Capitol. -"Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được truyền đi trên khắp nước và được chiếu trên những màn hình khổng lồ cho hàng vạn người tụ tập bên ngoài quốc hội được canh gác hết sức cẩn mật.
23 Tháng Chín 2015(Xem: 19270)
Sáng nay, 23/09/2015, Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô tại Nhà Trắng, nhân chuyến công du một tuần của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới tại Hoa Kỳ. Khoảng 15.000 khách được mời tới Nhà Trắng tham dự lễ tiếp đón trọng thể « con người đại chúng nhất thế giới hiện nay », theo lời của Phó Tổng thống Joe Biden.
20 Tháng Chín 2015(Xem: 19775)
"Theo AFP, thi thể của cô bé trôi vào bờ biển thị trấn Cesme thuộc tỉnh Izmir sau khi một chiếc thuyền chở 15 người tị nạn Syria đến đảo Chios ở Hi Lạp chìm trên biển Aegean."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 18092)
"Thượng viện Nhật Bản sáng 19/9/2015 thông qua dự luật an ninh để nới lỏng những hạn chế mà bản hiến pháp chủ hoà sau Thế chiến thứ Hai áp đặt đối với quân đội."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 20188)
"Câu chuyện ông Jeremy Corbyn, tân lãnh đạo Đảng Lao Động không chịu hát Quốc ca đang gây tranh luận dữ dội ở Anh."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 19444)
"Hai tháng rưỡi sau khi tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia thù địch, chuyến đi này đáng giá hơn vô số bài diễn văn."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 18755)
"Nhà lãnh đạo Cuba đã có ấn tượng tốt với vị giáo hoàng người Argentina này đến nỗi đầu năm nay ông cho biết sẽ trở lại với Giáo hội Công giáo, mặc dù Cuba chính thức theo chủ trương vô thần."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 19966)
"Ông học luật tại Đại học Sydney rồi được học bổng Rhodes để học thêm ở Đại học Oxford. Có thời gian ngắn ông làm phóng viên trước khi theo nghề luật."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 18532)
"Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha."
13 Tháng Chín 2015(Xem: 18060)
"Dân biểu lâu năm có đường lối cánh tả, ông Jeremy Corbyn, vừa thắng trong cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Lao động tại Anh Quốc."
13 Tháng Chín 2015(Xem: 20238)
"Cuối năm 2014, giữa lúc dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong ... "Trước phản ứng gay gắt của dư luận, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phải tạm dừng thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng World Shine. Tuy nhiên, không hiểu sao, dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối lại không hề hấn gì và vẫn đang trong quá trình triển khai."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 19285)
"Indonesia sẽ tăng cường hệ thống vũ khí trên đảo Natuna để có thể đối phó với những nguy cơ xung đột vũ trang do tranh chấp chủ quyền Biển Đông."