Úc gia tăng vai trò ở Thái Bình Dương vì ngại Trung Quốc

08 Tháng Mười Một 201811:10 CH(Xem: 12246)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÚC - THỨ SÁU 09 NOV 2018


Úc gia tăng vai trò ở Thái Bình Dương vì ngại Trung Quốc


BBC 08/112018

image010

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Trung Quốc chi nhiều tiền cho các dự án ở Thái Bình Dương, chẳng hạn như làm đường ở Papua New Guinea


Úc sẽ chi nhiều tỷ đô la cho quỹ giúp các quốc đảo ở Thái Bình Dương xây dựng cơ sở hạ tầng, trong nỗ lực nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.


Trong bài phát biểu về chính sách lớn, Thủ tướng Scott Morrison cho biết mục đích của ông là khôi phục Thái Bình Dương thành "tiền tuyến và trung tâm" trong triển vọng nước ngoài của Úc.


Úc sẽ cung cấp tới 2 tỷ đô la Úc (1,45 tỷ USD) cho các khoản tài trợ và cho vay để tăng cường quan hệ, ông nói.


Tại Bắc Kinh, nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc nói rằng hai nước "không phải là đối thủ".


Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Úc Marise Payne, nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc Vương Nghị cho biết hai nước nên hợp tác ở Thái Bình Dương.


Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc trở nên căng thẳng trước những cáo buộc về sự can thiệp của Trung Quốc vào chính trị Úc và chuyến thăm của bà Payne được xem như nỗ lực để giải quyết căng thẳng.


Bà Payne nói bà đã có những cuộc thảo luận "đáng giá, đầy đủ và thẳng thắn" với ông Vương Nghị, và nói rằng họ sẽ xử lý những khác biệt trên cơ sở "tôn trọng" nhau.


Tuy nhiên, tuyên bố của ông Morrison cùng ngày với sáng kiến lớn nhắm tới Thái Bình Dương được các nhà phân tích xem như nhắm đến việc đẩy lùi ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc.


"Úc không thể xem nhẹ ảnh hưởng của mình ở Tây Nam Thái Bình Dương. Thật đáng buồn, tôi nghĩ là chúng ta thường như vậy," ông nói. "Đây là khu vực của chúng tôi. Đây là nơi chúng tôi có trách nhiệm đặc biệt."


Quỹ này có thể được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng trong viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải, ông Morrison gợi ý. Ông cho biết ông cũng sẽ yêu cầu Quốc hội cam kết một khoản đầu tư khác trị giá 1 tỷ đô la Úc vào khu vực nhằm cung cấp "lợi ích quốc gia cho Úc".


Ông nói thêm rằng Úc sẽ gia tăng các vị trí ngoại giao và quan hệ quân sự, và phát sóng thêm nhiều chương trình truyền hình địa phương trong khu vực.


image011

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tổ chức ở Papua New Guinea vào tuần tới


Tái xác nhận ảnh hưởng


Hywel Griffith, phóng viên BBC News tại Sydney nhận xét:


Trong hơn một thập kỷ, Úc đã quan sát sức mạnh của Trung Quốc gia tăng ở những gì được xem là sân sau của nước này.


Trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Papua New Guinea (PNG) vào tuần tới, Thủ tướng Úc Scott Morrison quyết định đã đến lúc xác nhận lại vị thế thống trị của Úc.


Bằng cách cung cấp hàng tỷ đô là cho các khoản vay được ưu tiên cho viện trợ dài hạn, Úc có thể tạo ra một số đòn bẩy tài chính thực sự với các quốc gia láng giềng.


Bằng cách hứa hẹn cho tiếp cận nhiều hơn với truyền hình Úc, nó cũng có thể duy trì cái gọi là quyền lực mềm.


Niềm hy vọng là người dân ở Thái Bình Dương sẽ tiếp tục xem Úc là đồng minh láng giềng đương nhiên của họ.


Đầu tư


Ông Morrison nói rằng phái bộ ngoại giao mới sẽ được thành lập ở Palau, quần đảo Marshall, French Polynesia, Niue và quần đảo Cook.


Trung Quốc được ước tính đã đầu tư 1,3 tỷ đô la Úc vào khu vực này kể từ 2011, và đã trở thành nhà tài trợ nước ngoài lớn thứ hai chỉ sau Úc.


Úc đã chuyển sang đóng vai trò quan trọng trong các dự án ở Thái Bình Dương trong năm nay. Vào tháng Bảy, nước này cam kết xây dựng một đường cáp quang internet dưới biển tới quần đảo Solomon và PNG, trong một động thái là đóng cửa công ty Huawei của Trung Quốc.


Nước này cũng tuyên bố các kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân chung với PNG.


Jonathan Pryke, từ Viện Cố vấn Chính sách Lowy, cảnh báo rằng đầu tư của Trung Quốc thường bị phóng đại,


"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngoài Papua New Guinea, không một quốc gia nào khác [ở Thái Bình Dương] nhận các khoản vay mới của Trung Quốc trong thời gian gần đây," ông nói với BBC.