Ngôi làng IS cuối cùng và sự sụp đổ của 'đế chế' một thời

24 Tháng Ba 201911:21 CH(Xem: 11467)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 25 MAR 2019


Ngôi làng IS cuối cùng và sự sụp đổ của 'đế chế' một thời


Hương Ly


24/03/2019


Liên minh do Mỹ hậu thuẫn đã đánh bại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cuối cùng tại Iraq và Syria, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nhóm vẫn có dấu hiệu hồi sinh.


image008


Chiến dịch quân sự kéo dài 4 năm nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khỏi vùng chiếm đóng ở Iraq và Syria đã kết thúc hôm 23/3, khi ngôi làng cuối cùng do nhóm khủng bố nắm giữ đã bị chiếm lại, xóa bỏ nền thần quyền quân phiệt kéo dài hai năm tại hai nước này. Bị lực lượng do Mỹ hậu thuẫn dồn vào khu vực Baghuz, Syria, các chiến binh IS cuối cùng đã nỗ lực phòng thủ khốc liệt và chống cự trong nhiều tháng, theo New York Times.


image009


Các chiến binh kích nổ bom trong xe và ném chất nổ từ máy bay không người lái. Vào ban đêm, những kẻ đánh bom liều chết lén tấn công khu vực trại của liên minh do Mỹ hậu thuẫn. Vài tuần trước, gia đình của binh sĩ IS đã bỏ trốn thoát thân. Hàng chục nghìn phụ nữ, là vợ của binh sĩ, trong bộ đồ Hồi giáo màu đen bắt đầu tràn vào sa mạc. Một số người đã hô vang khẩu hiệu của IS và ném cát vào các phóng viên.


image010


Sau thời gian dài chống cự, IS đã bị đánh bại tại khu vực kiểm soát cuối cùng. Kino Gabriel, phát ngôn viên của Lực lượng Dân chủ Syria, là lực lượng dân quân do Mỹ hậu thuẫn dẫn đầu chiến dịch, cho biết "đây là thời khắc quan trọng không chỉ đối với chúng tôi mà còn đối với cả thế giới. Nhưng chúng ta không thể nói rằng ISIS đã bị tiêu diệt. Sự thật là quân đội của họ đã bị đánh bại. Nhưng mối đe dọa ISIS vẫn còn trên toàn cầu".


image011


Khoảng bốn năm trước, IS đã cai trị khu vực có diện tích bằng nước Anh và kiếm soát đời sống của 12 triệu người. Nhà nước Hồi giáo chiếm được các khu vực đông dân, bao gồm Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq. Khu vực chiếm đóng của IS kéo dài về phía đông đến vùng đồng bằng Nineveh ở Iraq, và cả về phía nam đến tàn tích Palmyra của Syria. Tại trung tâm vùng chiếm đóng, IS nắm giữ khu vực chiếm 75% sản lượng bông của Syria, 40% sản lượng lúa mỳ của Iraq và hơn 50% các cánh đồng lúa mạch, cũng như nhiều đập thủy điện, mỏ khoáng chất và mỏ dầu.


image012


Tại khu vực Baghuz, cuộc sống của người dân vô cùng ảm đạm. "Hãy hỏi tôi, lần gần đây nhất tôi có trứng để ăn là khi nào? Những một năm trước cơ đấy. Giờ tôi chỉ muốn về nhà và uống cà phê Tim Hortons cỡ lớn", Amy, phụ nữ 34 tuổi người Canada, nói với New York Times, đề cập đến chuỗi cửa hàng cà phê ở Canada. Cô đã bỏ việc thiết kế đồ họa ở Alberta cùng với hai đứa con mới biết đi để cùng chồng tham gia IS.


image013


Lãnh thổ rộng lớn giúp IS có nguồn thu khổng lồ từ việc đánh thuế hàng triệu người dân dưới quyền cai trị và khai thác tài nguyên thiên nhiên. IS đã thu về hàng tỷ USD, trở thành tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới. IS đã sử dụng số tiền khổng lồ để hiện thực hóa tham vọng toàn cầu. Các chiến binh đã chế tạo súng cối quy mô công nghiệp và các loại máy bay không người lái mang chất nổ, đồng thời đầu tư nhiều phương pháp thu hút tân binh. 


image014


Các thành phố và thị trấn bị chiếm đóng có nhiều nhà tù, trại huấn luyện và văn phòng hành chính của IS, bảo vệ nhóm khỏi các cuộc không kích từ lực lượng quốc tế. IS đã xây dựng nên nhà nước tự xưng phỏng theo mô hình của nhà tiên tri Muhammad vào thế kỷ thứ bảy một cách tàn bạo nhưng cũng mang lại hiệu quả. Phụ nữ không được phép để lộ bộ phận cơ thể ngoài đôi mắt. Nam thanh niên bị giam giữ vì "đùa nghịch trong khi cầu nguyện". Hàng nghìn phụ nữ theo đức tin Yazidi, mà Nhà nước Hồi giáo coi là dị giáo, đã bị buôn bán và trở thành nô lệ tình dục.


image015


Các chỉ số cho thấy lực lượng IS đã giảm dần so với 4 năm trước. Số máy bay chiến đấu, diện tích đất chiếm đóng và số vụ tấn công thực hiện trên toàn thế giới đều giảm. Nhưng những người đã theo dõi nhóm kể từ khi nó bắt nguồn từ Iraq vào đầu những năm 2000 chỉ ra rằng ngay cả sau khi mất đất, nhóm này vẫn mạnh hơn nhiều so với lần cuối cùng bị coi là bị đánh bại - vào năm 2011, năm quân đội Mỹ rút khỏi Iraq.


image016


Nhiều chuyên gia cho biết đã bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh của IS. Trong 10 tháng đầu tiên kể từ khi thủ tướng Iraq khi đó, ông Haider al-Abadi, tuyên bố chiến thắng IS ở nước láng giềng Iraq, nhà nước Hồi giáo đã thực hiện 1.271 vụ tấn công, theo Hiệp hội Chính sách Cận Đông. Trong nhiều tuần kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng IS hồi tháng 12/2018, các chiến binh đã tuyên bố ít nhất 182 vụ tấn công ở Syria, giết chết và làm bị thương 620 người, theo Charlie Winter, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu cấp tiến quốc tế.


image017


Trong khi IS lan tỏa trong khu vực và có tầm ảnh hưởng đối với hàng nghìn tín đồ từ Afghanistan đến Philippines, việc mất đi vùng lãnh thổ kiểm soát lớn nhất là một cú sốc. Nhóm khủng bố đã mất đi mô hình nhà nước Hồi giáo toàn cầu như ban đầu đưa ra nhằm chiêu mộ binh sĩ và hàng chục nghìn máy bay chiến đấu từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra cơn ác mộng cho nhiều quốc gia.


image018


"Dường như tuyên bố chiến thắng đã được đưa ra quá quá nhanh và quá sớm. Trước mắt, có thể nhóm đã suy yếu hơn nhưng vẫn chưa thể khẳng định IS đã bị đánh bại", chuyên gia Winter cho biết.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Co cụm ở Syria, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị đánh bại?


image019


Tay súng của SDF tại vùng Baghuz hôm 13/2/2019.


Các tay súng Syria có Mỹ hỗ trợ đang quét nốt phe Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi hai ngôi làng cuối cùng ở Syria.


Liên minh SDF, do người Kurd dẫn dắt, tấn công vào làng Shajalah và Baghuz, gần biên giới của Syria với Iraq.


Máy bay chiến đấu của Mỹ tham gia tấn công.


Năm năm trước, IS kiểm soát tới 88.000 cây số vuông, từ tây Syria sang đông Iraq.


Khi đó, IS tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo, cai trị 8 triệu dân, tạo ra hàng tỉ đôla lợi nhuận từ dầu mỏ, cướp bóc.


Nhưng hôm nay, dường như chỉ còn 1.000 dân quân và dân thường, đang bị bao vây ở thung lũng dọc sông Euphrates, Syria.


Tuy nhiên, chuyên gia chống khủng bố của LHQ, Vladimir Voronkov, nói IS đang biến thành mạng lưới ngầm, với 18.000 lính còn ở Syria và Iraq, cùng tay chân ở các nước thuộc châu Phi, Trung Đông và châu Á.


Bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen thì nói IS "chưa bị đánh bại, mà thay đổi gương mặt, cách hoạt động".


Chiến dịch đánh IS ra khỏi Syria và Iraq là sự tổng hợp của nhiều phe phái khác nhau.


Tại Syria, quân trung thành với tổng thống Assad đã đánh trả IS, cùng hỗ trợ của máy bay Nga và dân quân do Iran bảo trợ.


Trong khi đó, Mỹ thì ủng hộ SDF, là liên minh người Kurd ở Syria và tay súng Ả Rập.


Tại Iraq, an ninh Iraq nhận giúp đỡ của liên minh do Mỹ dẫn dắt cùng một nhóm dân quân có liên hệ với Iran.


Liên minh do Mỹ dẫn dắt bao gồm lính của Úc, Bahrain, Pháp, Jordan, Hà Lan, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Anh.


Nhóm này không kích IS ở Iraq từ tháng Tám 2014, và một tháng sau thì không kích ở Syria.


Nga không thuộc liên minh, nhưng cũng không kích ở Syria từ tháng Chín 2015 để giúp Tổng thống Assad./(BBC 14 tháng 2 20190