Donnald Trump không dọa suông, hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

14 Tháng Năm 20196:36 CH(Xem: 10855)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 15 MAY 2019


Donnald Trump không dọa suông, hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu


Nguyễn Quang Dy


14/05/19


 (GDVN) - Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thuế 5%-25% trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ, chưa rõ hệ lụy ra sao nhưng rõ ràng hiệp 3 của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu.


Ngày 5/5/2019, sau 2 tháng đàm phán không có kết quả, Donald Trump tuyên bố sẽ tăng mức thuế từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, làm thị trường chứng khoán chao đảo. Donald Trump lệnh cho Robert Lighthizer chuẩn bị triển khai ngay.  


Trưa 10/5/2019, trong khi Phó thủ tướng Lưu Hạc còn đang đàm phán ở Washington (trong chuyến đi vớt vát để giữ cầu và thể diện), Mỹ bắt đầu tăng thuế lên 25% trên danh mục 5.700 mặt hàng của 200 tỷ USD. (Trump còn dọa sẽ tăng lên 325 tỷ USD).      


Ngày 13/5/2019, sau khi cân nhắc, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đánh thuế từ 5% đến 25% trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ, để chứng tỏ lập trường cứng rắn. Tuy chưa rõ hệ lụy sẽ ra sao, nhưng rõ ràng hiệp 3 của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu.


image003

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: CNN)


Vừa đánh vừa đàm


Trong mấy bài trước cùng chủ đề này, tôi đã nhận xét: Mỹ và Trung Quốc sẽ “vừa đánh vừa đàm” (như một quy luật). Những gì vừa diễn ra khẳng định quy luật đó. Chiến tranh hay đàm phán thương mại Mỹ-Trung chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.


Tuy về chính trị, Donald Trump phải cân nhắc các yếu tố liên quan đến triển vọng tranh cử (năm 2020), nhưng về chiến lược, ông quyết đối đầu với Trung Quốc bằng chiến tranh thương mại (cụ thể là thuế quan). Cũng như lần trước, Donald Trump không dọa mà làm thật.


Nói cách khác, quan hệ Mỹ-Trung đã chuyển từ hợp tác chiến lược sang đối đầu chiến lược, như một đặc thù của quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21. Vì vậy, sách lược “vừa đánh vừa đàm” cũng phải phục vụ cho hai mục tiêu là chính trị và chiến lược nói trên.


Cũng như Donald Trump, Tập Cận Bình có hai mục tiêu chính là chính trị và chiến lược, vừa phải củng cố vị thế lãnh đạo độc tôn của mình, vừa phải vượt Mỹ để cầm đầu thế giới (bằng “Made in China 2025”, “Vành đai và Con đường”).


Tuy về chính trị, Mỹ và Trung Quốc có thể nhân nhượng và thỏa hiệp để cùng đạt được mục tiêu của mình (sách lược đàm phán “win-win”), nhưng về chiến lược hai bên không thể nhân nhượng và thỏa hiệp về nguyên tắc sống còn (thể chế và tầm nhìn chiến lược).   


Đó là sự khác biệt giữa Barack Obama và Donald Trump. Trong khi Obama vẫn muốn hợp tác (đàm) với Trung Quốc để tránh đối đầu (đánh), thì Trump sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc (đánh) nhưng vẫn để ngỏ cửa hợp tác (đàm) với Tập Cận Bình về một số vấn đề (như Bắc Triều Tiên).


Điều đáng lưu ý là chủ trương cứng rắn đối với Trung Quốc của Donald Trump được sự ủng hộ không chỉ của đảng Cộng Hòa mà cả đảng Dân Chủ, không chỉ trong chính quyền, mà cả trong Quốc Hội.


Đây là một xu thế khó đảo ngược, ngay cả khi một Tổng thống khác lên thay Donald Trump. Nhưng, Trump nên nhớ sự đồng thuận này là có điều kiện và không vĩnh viễn.  


Bước ngoặt mới


Sau hơn hai tháng đàm phán, Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận vào giờ chót như nhiều người mơ tưởng, mà đứng trước một bước ngoặt mới như hiệp 3 của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới về kinh tế).


Trong khi đó, Tập Cận Bình muốn đàm phán vừa để tránh tổn thất vừa để hoãn binh chờ một cơ hội mới.


Tập Cận Bình hy vọng Donald Trump có thể bị phế truất (bởi báo cáo điều tra của Robert Muellers) hay bị thách thức bởi một ứng cử viên sáng giá mới nổi lên (như Joe Biden). Nhưng kế sách hoãn binh của Tập Cận Bình chỉ kéo dài được hơn 2 tháng, nay không còn tác dụng.


Đó là mong muốn (wishful thinking) của một số lãnh đạo Bắc Kinh, hy vọng Trump bị sức ép phải nhân nhượng. Nhưng điều trớ trêu là khi mong muốn không biến thành hiện thực, nó sẽ tạo ra một sự hẫng hụt nguy hiểm, làm hỏng quá trình đàm phán (vào giờ chót). Điều đó đã xảy ra khi Donald Trump đàm phán với Kim Jong-un, và nay lặp lại tại Washington. 


Tại Hà Nội, khi sắp ký kết thì Kim Jong-un đổi ý (backtracking) hy vọng lời khai của Cohen và điều tra của Muellers buộc Donald Trump phải nhân nhượng.


Tại Washington, Tập Cận Bình đã đổi ý khi có tin Joe Biden tuyên bố ra tranh cử, hy vọng có thể buộc Donald Trump phải nhân nhượng.


Nhưng theo Michael Pillsbury (Hudson Institute), đàm phán thương mại đổ vỡ là dấu hiệu phái cứng rắn (hard-liners) tại Bắc Kinh đã thắng thế, buộc Tập Cận Bình không được nhân nhượng với Donald Trump.


Pillsbury nói rằng tin tức từ Bắc Kinh cho biết đây là một phần của chủ trương cứng rắn của Bắc Kinh muốn thuyết phục Tập Cận Bình phải có một chính sách cứng rắn hơn.


Trong khi đó, Trump tweeted (11/5/2019): “Tôi cho rằng Trung Quốc cảm thấy bị đánh đau quá trong đàm phán nên họ có thể chờ đến bầu cử lần sau, năm 2020, xem có may mắn không và phe Dân Chủ có thắng không”.


Trump khuyên: “Trung Quốc không nên tái đàm phán với Mỹ vào phút chót” vì khi Trump được tái cử, nếu muốn đạt được một thỏa thuận với Mỹ, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều, nên hãy nhân nhượng ngay bây giờ.


Nguyễn Quang Dy
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17858)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16607)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17133)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17873)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18215)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17285)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17244)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17727)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 19827)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17323)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17271)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19469)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19188)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19835)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20290)
"Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ».
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19210)
"Các thành viên Đảng Dân Chủ lên sân khấu tại Las Vegas để dự cuộc tranh luận đầu tiên trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống năm 2016"