Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 có giống sự kiện vịnh Hormuz

30 Tháng Sáu 20198:47 CH(Xem: 11435)
VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 01 JULY 2019
 
image011image012
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 có giống căng thẳng quanh Iran hôm nay?

BBC 21/6/ 2019
 
Bản quyền hình ảnh Bettmann Image caption Phi cơ trên tàu USS Constellation chuẩn bị cất cánh trong tháng 8/1964, trong các hoạt động liên quan đến vụ Vịnh Bắc Bộ
Bản quyền hình ảnh Bettmann Image caption Phi cơ trên tàu USS Constellation chuẩn bị cất cánh trong tháng 8/1964, trong các hoạt động liên quan đến vụ Vịnh Bắc Bộ

Căng thẳng Vịnh Oman giữa Hoa Kỳ và Iran hôm nay gợi lại sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 đưa Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, theo một số báo quốc tế.

Tin hôm 21/06/2019 giờ châu Âu cho hay Tổng thống Donald Trump đã chuẩn thuận một cuộc oanh kích Iran nhưng chỉ "rút lại vào phút chót".

Ông Trump trước đó đã nhắn trên Twitter rằng "Iran phạm sai lầm nghiêm trọng" sau khi có tin thiết bị bay (drone) US Global Hawk của Mỹ bị bắn rơi trên Eo biển Hormuz.

Iran nói chiếc drone bay vào không phận của họ, còn Hoa Kỳ cho rằng nó bay ở không phận quốc tế.

Nhưng từ những tuần qua, với căng thẳng Washington - Tehran lên cao, không ít bình luận đã nhắc lại vụ Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin incident).

Theo Callum Hoare viết hôm 14/06 trên một báo Anh, Hoa Kỳ đã "nhanh chóng bắt lỗi Iran" trong vụ hai chiếc tàu dầu, một Nhật Bản, một của Na Uy "bị phục kích trong Vịnh Oman".

Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ngay rằng "Iran tấn công khi không bị ai khiêu khích", và Hoa Kỳ sau đó công bố một đoạn video rất mờ, cho là Iran "lấy ra từ thân chiếc tàu chở dầu một trái thủy lôi".

Từ ngữ của ông Pompeo, theo Callum Hoare, lặp lại lời lãnh đạo Mỹ vào tháng 8/1964, đổ cho Bắc Việt Nam "gây hấn khi không bị ai khiêu khích" ở "vùng biển quốc tế".

Sự kiện này đưa chính quyền Johnson dấn sâu vào Cuộc chiến Việt Nam.

Nhưng sau này, chính Hoa Kỳ thừa nhận vụ tấn công của Hải quân Bắc Việt vào tàu USS Maddox "chỉ là lỗi tín hiệu trên radar".

"Sau khi Tổng thống Lyndon Johnson trao đổi ngắn với một nhúm các lãnh đạo Quốc hội, ông đã dùng quyền tổng thống để ra lệnh ngay lập tức có cuộc tấn công trả đũa, phá hỏng một doanh trại của quân Bắc Việt, và bắn chìm một số thuyền tuần tra của Bắc Việt, theo James Warren viết trên một báo Mỹ.

Quốc hội Mỹ sau đó đã thông qua 'Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ' ủy quyền cho tổng thống "dùng mọi biện pháp cần thiết để trả đũa và gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á".

Cây bút James Warren hỏi:
 
Bản quyền hình ảnh MPI Image caption Tổng thống Lyndon Johnson ký Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Hoa Kỳ tăng quân vào Nam Việt Nam
Bản quyền hình ảnh MPI Image caption Tổng thống Lyndon Johnson ký Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Hoa Kỳ tăng quân vào Nam Việt Nam

"Lyndon Johnson đã lừa Quốc hội và nhân dân Mỹ về vụ Vịnh Bắc Bộ năm 1964 để tăng cường can thiệp vào Việt Nam, nay đây có phải là 'bài tủ mới' của Trump?"

Bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ

Còn được gọi là sự cố tàu USS Maddox, vụ việc thực ra có hai phần riêng lẻ, hai cuộc đối đầu giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ.

Ngày 2/08/1964, tàu USS Maddox của Hải quân Mỹ đang thực hiện công tác do thám trong hoạt động DESOTO thì bị ba thuyền vũ trang của Bắc Việt rượt đuổi, theo phía Mỹ.

Phía Bắc Việt đã tấn công bằng thủy lôi và súng máy. Hải quân Hoa Kỳ đáp trả bằng hỏa lực mạnh, phá hỏng ba thuyền và giết bốn quân nhân của Bắc Việt.

Sau đó, cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói có một sự kiện nữa, xảy ra ngày 4/08/1964.

Nhưng sau đó, bằng chứng cho thấy đó chỉ là các hình sai trên radar, được gọi là "những bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ" mà không phải tàu chở thủy lôi của Bắc Việt.

Sau này, chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận là vụ tấn công 02/08/1964 xảy ra mà không có ai bắn trả, và vụ ngày 03/08 thì hoàn toàn không tồn tại.

Nhưng theo BBC News, vụ việc đã khiến Hoa Kỳ tăng quân tại Nam Việt Nam nhanh chóng, vào năm 1965 đã có 200,000 lính tác chiến của Hoa Kỳ, và sang năm 1966 thì lên tới 400,000, rồi nửa triệu vào 1967.

image015

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 2-8-1964

Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan. Copy từ Quê Choa.

 
Khu trục hạm Maddox
Khu trục hạm Maddox

Tóm tắt câu chuyện: Ngày 2/8/1964, đúng 50 năm trước, tàu khu trục USS Maddox của Mĩ đang làm nhiệm vụ tại một vùng biển gần lãnh hải của Bắc VN. Chính phủ Bắc VN cho 3 tàu phóng ngư lôi tấn công Maddox. Tàu Maddox bắn trả đũa và gọi máy bay đến oanh kích.

Kết quả cả 3 tàu VN đều bị hư hỏng, 4 người chết, 6 bị thương; còn phía Mĩ thì tàu Maddox bị một vết đạn, chẳng ai bị thương, nhưng một máy bay bị hư hỏng. Tuy nhiên, báo chí VN mô tả đó là một … chiến thắng của hải quân VN!

image017
Cảm thấy bị thách thức, Đô đốc Thomas H. Moorer, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, ra lệnh điều thêm USS Turner Joy, một tàu khu trục lớn hơn và hiện đại hơn Maddox, đến vùng biển ngoài Bắc VN. Sứ mệnh của hai tàu là thu thập thông tin.

Đêm 4/8/1964, cả hai tàu Maddox và Joy Turner báo cáo rằng họ bị nhiều tàu tấn công. Mặc dù báo cáo không nói rõ các tàu tấn công, và cũng chẳng nhìn rõ, nhưng các sĩ quan hải quân Mĩ cho rằng các tàu tấn công là của Bắc VN. Vì tin như thế nên phía Mĩ trả đũa. Máy bay từ Hạm Đội 7 oanh tạc tiêu huỷ kho dầu ở Vinh, và bắn chìm các tàu của Bắc VN.

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lại nhiều câu hỏi, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Thứ nhất, ai ra lệnh bắn thuỷ lôi vào tàu Maddox? Như trình bày trên, ngày 2/8/1964 có 3 tàu VN tấn công tàu Maddox của Mĩ. Câu hỏi đặt ra là ai là ra lệnh tấn công?

Trong cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức có đề cập đến sự kiện này qua lời kể của Đại tá Lê Trọng Nghĩa: “Khi ‘sự kiện Vịnh Bắc Bộ’ xảy ra, cả Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đều đi vắng. Trung Quốc và Liên Xô cùng làm ầm lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phải chủ trì họp kiểm điểm. Vào họp Hồ Chí Minh đặt vấn đề rất nghiêm: Ai ra lệnh? Hôm xảy ra vụ tàu Maddox, trực Quân uỷ Trung ương là tướng Trần Quý Hai, tôi là trực ban tác chiến chịu trách nhiệm nắm tình hình địch.

Trần Quý Hai nói là đã báo cáo Bộ Chính trị trước khi ra lệnh nhưng kiên quyết không nói cụ thể báo cáo ai. Võ Nguyên Giáp yêu cầu phải kỷ luật.

Trong khi, Văn Tiến Dũng nói, ‘mình không đánh nó thì nó cũng sẽ đánh mình, bản chất đế quốc là thế’. Cuối cùng Trần Quý Hai nhận kỷ luật cho dù ai cũng biết phía sau lệnh này là ai”.

Còn sự thật tấn công thì có thể nói là khá khiêm tốn. Đại Tá Quách Hải Lượng là người có tham gia trận “hải chiến” với Maddox. Ông kể với báo Người Việt như sau (1): “Thật ra ba tàu chiến của ta chỉ là những tàu rất kém được điều từ Thanh Hóa ra, ba cái tàu phóng lôi này nếu so với tàu Ma Đốc của Mỹ thì làm sao so được.

Tuy thế khi nghe tin tàu Ma Đốc vào hải phận của mình thì do tinh thần hăng hái chứ bên trên không chỉ đạo cụ thể là đánh thế này hay đánh thế kia một cách gì cả. Trên chỉ cho biết nếu có lệnh mà địch đến thì mình đánh.

Với tinh thần đấy thì hải quân thuộc vùng Thanh Hóa là nơi gần sự xuất hiện của tàu Mỹ cho ba tàu này ra chống trả. Thế nhưng chưa đến nơi thì tàu Mỹ nó đánh phủ đầu bằng những loạt đạn kinh lắm nhưng không biết sao anh em vẫn xông tới. Thử bắn mấy quả đều trượt cả.”

“Tôi muốn vẽ ra một cảnh như thế này cho anh hiểu thêm. Thường thì trong các cuộc hải chiến, tàu bị tấn công cố gắng thu mình lại bằng cách đối điện trực tiếp với tàu địch càng thẳng bao nhiêu thì cơ thể của chiếc tàu mình càng nhỏ bấy nhiêu vì nếu nằm ngang với nó thì toàn thân tàu xuất hiện nguyên vẹn và làm bia tốt cho họ bắn, vì thế phải cố mũi đối mũi với tàu địch khi bị tấn công.”

“Trong lần này thì tàu của ta xoay xở thế nào đấy mà bắn thẳng vào sườn nó nhưng vẫn cứ trượt!,” vị cựu đại tá nói. “Cuối cùng thì một chiếc bị trúng ở mũi, đầu tàu của nó chúc xuống.

Lúc ấy thì tàu của mình tiến gần khoảng mấy trăm mét thôi, hai bên binh lính nhìn nhau, buồn cười lắm… đánh nhau nó có cái lạ như thế. Hai bên bắn bừa vào nhau, mình bắn nó, nó bắn mình… cuối cùng thì mình rút về và có một cái tàu hỏng nằm gần đấy… lúc quay trở về thì máy bay nó đuổi ghê quá nhưng cũng may là thoát hiểm.”

Đọc qua những mô tả này chúng ta thấy VN không hề thắng trong trận chiến ngắn ngày 2/8/1964.

Thứ hai, tàu Maddox ở đâu khi sự việc xảy ra? Khi sự kiện xảy ra, tàu Maddox nói họ đang ở lãnh hải Bắc VN 28 hải lí. Thế nhưng phía Bắc VN thì nói Maddox đã vào sâu lãnh hải VN 6 hải lí. Không biết ai nói thật và ai nói dối.

Thứ ba, sự kiện này 4/8/1964. Ai dựng chuyện hay chỉ là hiểu lầm? Cho đến nay, chúng ta biết rõ ràng là không có tàu nào tấn công tàu Maddox và Joy Turner vào đêm 4/8/1964 cả. Nói rằng tàu VN tấn công là một sự vu cáo và bịa đặt trắng trợn.

Trong lần ghé thăm VN, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ là Robert McNamarra có đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và ông có hỏi ông Giáp về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, ông Giáp thừa nhận có sự kiện ngày 2/8, nhưng 4/8 thì hải quân VN hoàn toàn không có dính dáng.

Sự kiện ngày 2/8 và 4/8 rất quan trọng. Mĩ xem đó là một tấn công vào Mĩ, và họ phải có hành động. Ngày 7/8, Thượng viện Mĩ bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống Lyndon Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kì và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt Nam”.

Đầu năm 1965, Johnson có lí do gửi quân lính đến miền Nam VN, và bắt đầu một cuộc chiến tranh lâu dài, đẫm máu, và tốn kém.

Chẳng lẽ một cuộc chiến đẩm máu bắt đầu bằng một sự hiểu lầm hay dựng chuyện? Sự kiện tàu Maddox đáng lí ra phải là một đề tài nghiên cứu về sử rất quan trọng, nhưng có lẽ vì thông tin chưa được giải mật (phía VN) nên cho đến nay, chúng ta chỉ biết một chiều.

Theo FB Nguyen Tuan

HM Blog. Xem phim Fog of War do McNamara đạo diễn, trong đó ông kể vụ Maddox này và gặp tướng Giáp tại Hà Nội. Mình có cái ảnh chụp chung với ông McNamara nhưng là ảnh phim rửa ra giấy ảnh, để ở HN. Thời đó ông không làm Chủ tịch WB (1996) nhưng là cựu nên có đến 53 Trần Phú (HN) thăm anh em WB người Việt.

Sau này có gặp bên DC, nghe ông nói chuyện về chiến tranh VN khi ông đến giới thiệu phim. Ông thừa nhận là hiểu lầm ngày 4-8-1964 đã dẫn đến cuộc chiến máu chảy thành sông. Trong phim có nhắc đến tướng Giáp khi McNamara hỏi, ngày 2-8 có xảy ra chiến trận, nhưng 4-8 thì tướng Giáp khẳng định, không hề có viên đạn nào được bắn ra từ quân đội Bắc Việt.

Vụ tấn công công Maddox do tướng Văn Tiến Dũng bật đèn xanh đã làm cuộc chiến Nam Bắc thêm tàn khốc. \

Lê Hoa Cải
05/08/2015 at 2:35 pm

Về sự kiện Vinh Bắc Bộ. VN lấy ngày 2/8/1964, còn Mỹ thì lấy ngày 4/8/1964, vậy chúng ta tin ai? Nếu Mỹ lấy ngày 2/8 thì Mỹ đã thừa nhận là Mỹ đã chính thức vi phạm hải phận VN. Nên Mỹ buộc phải lấy ngày 4/8/64. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thừa nhận sự kiện 2/8 là có thật: VN đã bắn tầu Madox của Mỹ vì lí do Mỹ xâm phạm hải phận VN. Còn ngày 4/8/64 thì sao? Đã có ai tìm được viên đạn hay quả ngư lôi nào của VN bắn tàu của Mỹ chưa? Và chính tổng thống Johnson đã thừa nhận rằng: sự kiện ngày 4/8 là họ “NHẦM”. Cái NHẦM hồn nhiên của NHÀ TRẮNG

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17902)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18123)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18196)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18111)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16769)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17305)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18060)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18571)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17446)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17409)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17882)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 20009)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17439)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17506)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19663)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19451)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20064)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".