Sắp hạn chót COC: ASEAN + Trung cộng

29 Tháng Mười Hai 20196:48 SA(Xem: 9527)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 30 DEC 2019


Sắp hạn chót COC: ASEAN + Trung cộng


Các nước ASEAN cứng rắn trước hạn chót đàm phán COC với Trung Quốc


Duy Anh  29/12/2019


Các nước thành viên ASEAN có những động thái cảnh giác và cứng rắn hơn trong bối cảnh hạn chót đàm phán COC với Trung Quốc đang đến gần.


Theo SCMP, các nước thành viên ASEAN đang tăng cường cảnh giác và có những động thái phối hợp mạnh mẽ hơn trong thời điểm hạn chót để đàm phán Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc đang đến gần.


Trong diễn biến mới nhất, Malaysia đã có động thái cứng rắn khi Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah gọi đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra nhằm yêu sách phần lớn diện tích Biển Đông là một thứ "nực cười".


image004

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: Reuters


Hồi đầu tháng 12, Malaysia cũng đã đệ trình hồ sơ giới hạn vùng thềm lục địa kéo dài hơn 200 hải lý của nước này lên Ủy  ban Giới hạn vùng thềm lục địa của Liên Hợp Quốc. Malaysia tuyên bố hồ sơ mới đệ trình là những gì xứng đáng thuộc về nước này và sẽ bảo vệ tuyên bố về vùng thềm lục địa đến cùng, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.


Trong khi đó, bất chấp lập trường gần gũi với Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Duterte, chính quyền Philippines cũng đã công bố kế hoạch tham vọng nhằm mở rộng lực lượng phòng vệ bờ biển.


Theo Inquirer, Manila mong muốn tăng cường 10.000 binh sĩ cho lực lực này cho đến cuối năm 2020, và mục tiêu cho đến hết năm 2025 là tăng thêm 45.000 nhân lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển. 


Trước đó, Việt Nam cũng đã công bố Sách trắng quốc phòng vào tháng 11, lần đầu tiên kể từ năm 2009. Sách trắng quốc phòng của Việt Nam nêu lên quan ngại trước các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là các hành vi đơn phương vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam, cũng như đi ngược lại luật pháp quốc tế.


Các chuyên gia quốc tế nhận định Trung Quốc sẽ khó có thể đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước các động thái mới đây từ phía các nước láng giềng. Bắc Kinh đang phải đối phó với áp lực quốc tế liên quan tới vấn đề Tân Cương, cuộc biểu tình tại Hong Kong, cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, đi cùng với nền kinh tế giảm tốc gây ra sức ép về đối nội./


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


ASEAN có thực sự đối trọng được với Trung Quốc?


18/11/2018 07


 Thanh Bình


 (GDVN) - Vì lợi ích của trật tự khu vực, ASEAN có lẽ cũng hiểu được rằng đi thẳng cùng với Trung Quốc tốt hơn là đi ngang một mình.


Ngày 14/11, Bắc Kinh và các nước ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Đối tác Chiến lược 2030 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc ở Singapore. Đây được xem là văn bản chủ chốt nhằm định hình quan hệ hai bên trong 12 năm tới.

Tầm nhìn Đối tác Chiến lược 2030 là bản kế hoạch trung và dài hạn đầu tiên giữa Trung Quốc và khối ASEAN, được đề ra nhằm hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác và hợp tác đa phương trong tương lai. 

Câu hỏi đặt ra là khu vực Đông Nam Á có thực sự đối trọng được với Trung Quốc?


image003

Lãnh đạo Trung Quốc và các nước ASEAN dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 21 Ngày 14/11/2018 tại Singapore (Nguồn ảnh: AP).


Chiến lược của Trung Quốc với ASEAN đang thành công

Về mặt chiến lược,
Trung Quốc hiểu mong muốn trở nên hưng thịnh của ASEAN như một tổ chức khu vực thành công.

Một loạt quan hệ đối tác đối thoại mà ASEAN đã thiết lập với các cường quốc bên ngoài giúp duy trì sự thích đáng của tổ chức này trong trật tự khu vực.

Chỉ với riêng lý do này, ít nhất ASEAN phải vun đắp cho một mối quan hệ làm việc với Trung Quốc.

Cấu trúc thể chế trong khu vực lấy ASEAN làm trọng tâm mà không có sự tham gia của Trung Quốc sẽ là một trật tự khu vực nửa vời, vô nghĩa và nguy hiểm.

Trái lại, có thể hình dung Trung Quốc sẽ xây dựng trật tự khu vực của riêng mình mà không có ASEAN, hoặc thậm chí chia tách ASEAN và nắm lấy một số nước thành viên.


ASEAN chỉ có thể đương đầu với Trung Quốc nếu liên kết với Mỹ và Bắc Kinh tin rằng ASEAN sẽ không liều lĩnh phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ của họ.

Hơn nữa, nhà ngoại giao kỳ cựu của Singapore, Bilahari Kausikan lập luận: vai trò của Trung Quốc ở châu Á là một thực tế địa chính trị trong khi vai trò của Mỹ là một toan tính địa chính trị. [1] Sự tự tin của Trung Quốc vào việc định hình lựa chọn của Mỹ sẽ chỉ gia tăng trong thời gian tới.


image006

Trung Quốc thúc ASEAN chốt COC, Hoa Kỳ cảnh báo Đông Nam Á chớ mắc bẫy


Về mặt chiến thuật, Bắc Kinh nhận thức được rằng quy tắc sống còn đầu tiên của ASEAN là việc đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của 10 nước thành viên.


Nếu không có sự đồng thuận, ASEAN sẽ không tồn tại.

Kết quả của mô hình độc đáo đưa ra quyết định của ASEAN là ưu tiên hình thức hơn bản chất.


Hiểu rõ được quy tắc này, Trung Quốc chỉ cần tác động đến một nước thành viên ASEAN thì ASEAN sẽ không bao giờ gây ra được sự tổn thương đáng kể cho Bắc Kinh.

Thực tế, vào tháng 7/2012, hiệp hội này đã trải nghiệm sự thất bại hoàn toàn về mặt ngoại giao lớn nhất trong lịch sử 45 năm của mình khi mà ASEAN đã không đưa ra được một tuyên bố chung của các ngoại trưởng vì Campuchia, nước ủng hộ trung thành của Trung Quốc và giữ ghế chủ tịch ASEAN năm đó, đã không đồng ý về ngôn từ sử dụng trong tuyên bố dự thảo, đặc biệt liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông.

Kiểm soát được Campuchia, Bắc Kinh thỏa mãn với thành công về chiến thuật trong việc giới hạn được khả năng gây thiệt hại của ASEAN. [2]

COC làm cho ASEAN ở thế tiến thoái lưỡng nan

Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với Trung Quốc là sáng kiến của ASEAN nhằm kiềm chế hành vi của Trung Quốc bằng sức mạnh của pháp luật.

Tuy nhiên, dự thảo khung COC được nhất trí vào tháng 8/2018 cho thấy ưu tiên của Trung Quốc đối lập hoàn toàn.

Trung Quốc chỉ mong muốn thông qua một văn bản không ràng buộc phần lớn để thúc đẩy niềm tin và kiểm soát các sự cố. [3]


image007

Một công dân Philippines cắm cờ Philippines trên khu vực thuộc bãi cạn Scarborough trước tàu Hải cảnh của Trung Quốc (Nguồn ảnh: TTXVN).


Trong lúc đó, Trung Quốc tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình trên biển, tạo ra các điều kiện vật chất thuận lợi hơn cho các giải pháp về tranh chấp trong tương lai.

Bắc Kinh hiện đi đến được giai đoạn mà tại đây Trung Quốc chỉ có thể bị kiềm chế bởi chính nước này.

Tại sao ASEAN sử dụng các nguồn lực ngoại giao khá lớn để thương lượng về một thỏa thuận không ràng buộc, điều không phù hợp với phong cách của ASEAN?

Bởi vì ASEAN không còn lựa chọn nào khác. Trung Quốc một lần nữa dồn ASEAN vào thế khó khi đề xuất các cuộc thương lượng về COC.

Đề xuất khó từ chối bởi ban đầu COC là ý tưởng của ASEAN. ASEAN không thể từ chối vì nếu không, Trung Quốc sẽ đi theo cách của riêng họ ở Biển Đông và mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, với các tác động bất lợi đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong trật tự khu vực.

Vì lợi ích của trật tự khu vực, ASEAN có lẽ cũng hiểu được rằng đi thẳng cùng với Trung Quốc tốt hơn là đi ngang một mình.

Một số quan chức Trung Quốc thậm chí còn nhận định “chính ASEAN xin chúng ta thương lượng về COC chứ không phải ngược lại”. [4]


image008


Cũng phải nói thêm rằng, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò trung tâm của ASEAN không phải là không có điều kiện.

Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc ngày càng được thúc đẩy bởi một đánh giá thực dụng rằng, cho đến nay Trung Quốc thiếu tính hợp pháp rộng khắp khu vực để lãnh đạo quá trình hợp tác được thể chế hóa ở Đông Á.

Nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Mỹ, sẽ coi những nỗ lực xây dựng thể chế khu vực mà trong đó Trung Quốc đi đầu như là sự cố gắng loại bỏ Mỹ và triệt tiêu ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực. [5]

Hiện nay, ASEAN là bên tham gia duy nhất trong khu vực có thể chấp nhận được đối với tất cả các bên để đóng vai trò lãnh đạo quan trọng trong hợp tác khu vực.

Trung Quốc đã được hưởng lợi từ vai trò trung tâm của ASEAN trong quá khứ và có thể sống cùng với ASEAN miễn là ASEAN đáp ứng lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc đã cố gắng hạn chế vai trò trung tâm của ASEAN trong những lĩnh vực mà lợi ích chiến lược quan trọng của nước này bị đe dọa, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Trong một cuộc gặp không dễ chịu vào tháng 6/2016, một cựu quan chức Trung Quốc thẳng thừng nói với các ngoại trưởng ASEAN rằng ASEAN không có vai trò trung tâm trong vấn đề Biển Đông.

Cuối cùng, như sử gia nổi tiếng Wang Gangwu nói: “Bắc Kinh muốn một ASEAN thống nhất theo Trung Quốc chứ không phải đối đầu với Trung Quốc”.

Nếu Trung Quốc đạt được thỏa hiệp chiến lược với Mỹ, nước này không cần đẩy Mỹ ra khỏi châu Á mà vẫn có thể đặt mình ở trung tâm của việc xây dựng trật tự khu vực trong dài hạn.


Tài liệu tham khảo:

[1] //www.straitstimes.com/singapore/sporeans-should-be-aware-of-chinas-influence-ops-bilahari


[2] //thediplomat.com/2018/04/the-south-china-sea-and-aseans-32nd-summit-meeting/

[3], [4] Tài liệu tham khảo số 289-TTX ngày 01/11/2018

[5] //giaoduc.net.vn/Quoc-te/Anh-huong-cua-Trung-Quoc-dang-bao-trum-khu-vuc-Dong-Nam-A-post189541.gd / Thanh Bình
07 Tháng Chín 2015(Xem: 19868)
Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 19698)
"Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian."
04 Tháng Chín 2015(Xem: 18952)
"Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước." - "Đức Tăng Thống Quảng Độ cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."
31 Tháng Tám 2015(Xem: 18041)
"Chánh thẩm Tòa án Tối cao Vassikiki Thanouwas đã tuyên thệ nhậm chức trong tư cách là vị nữ thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp hôm thứ Năm."
27 Tháng Tám 2015(Xem: 20393)
"...Những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?"
21 Tháng Tám 2015(Xem: 20684)
"Khoảng 1 tấn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi được nhập lậu về Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 21508)
"Indonesia đã đánh chìm 34 tàu nước ngoài bị bắt, trong đó có tàu của Việt Nam, nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi quốc đảo lớn nhất thế giới."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 24544)
Montreal - VH - "Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8 năm 2015."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19152)
"Theo RT ngày 18/8, ông Putin đã lên một chiếc tàu lặn mini chỉ có ba chỗ ngồi và tham gia chuyến thám hiểm ở độ sâu 83 mét ngoài khơi bờ biển Crimea."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 19976)
"Trung Quốc xác nhận hóa chất độc hại xyanua natri được cất chứa tại các nhà kho bị phá hủy trong những vụ nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân mới đây."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 21389)
- "Khi hạ cánh xuống thủ đô Havana sáng thứ Sáu 14/8, ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Cuba trong 70 năm. Ông phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh rằng "đây là thời khắc lịch sử". - "Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine." -Võ Chí Công: chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra…
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19933)
"phía Úc phải công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam cho biết rõ hành tung của những thuyền nhân vừa bị gởi trả về, cũng như bảo đảm an toàn cho tất cả những người này."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20011)
"Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định là 6.4010 nhân dân tệ đổi lấy một đôla, giảm 1,1% so với mức 6.3306 ngày trước đó."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19210)
"Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những "gã khổng lồ" trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70..."
11 Tháng Tám 2015(Xem: 21161)
"Trong quan hệ quốc tế hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều tìm cách tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Việt Nam. Trung Quốc và Hoa Kỳ đều coi nhau là kẻ thù giả tưởng, sớm muộn hai nước cũng sẽ phải quyết chiến ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam trở thành tâm điểm 2 bên muốn lôi kéo, vì vậy có học giả hình dung trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung là thế chân vạc, nói cách khác trục quan hệ này là một bộ "Tam Quốc diễn nghĩa" thời hiện đại.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 18379)
"Lực lượng cảnh sát bờ biển Italy cho biết trong những ngày cuối tuần qua, hơn 1.000 di dân đã được cứu sống khi vượt Địa Trung Hải trong tình huống vô cùng nguy cấp."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 17988)
"Ông Roilo Golez, cựu dân biểu, đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chiến dịch bài hàng Trung Quốc lần này nhắm vào mặt hàng may mặc."