Một chuyến thăm Viện Hải Dương học và quân cảng Cam Ranh

25 Tháng Chín 20167:06 CH(Xem: 6545)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  26  SEP 2016

Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông

Một chuyến thăm Viện Hải Dương học và quân cảng Cam Ranh

 

 image121

NHA TRANG (VH 18/8/2016)

 

Kết thúc sau 2 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh.

 

Chuyến xe bus chở chúng tôi chạy quanh đường bờ biển Trần Phú, rẽ vào trung tâm thành phố, Viện Hải Dương hoc khá to lớn, đồ sộ với diện tích, vị trí dường như nằm sát một bờ biển. Viện này để lại từ trước năm 1975, sau được tu bổ thêm.

 

Chúng tôi được thăm những khu vực do hướng dẫn viên dẫn đường, ngoài ra không có cuộc phỏng vấn hay trao đổi với các vị trong ban giám đốc. Vả lại, chuyến thăm rất ít thì giờ, thật ra,  chăm chú vào chuyến đi thăm quân cảng Cam Ranh nhiều hơn. (VH)  

 

1. Một số hình ảnh trong nhà bảo tàng Viện Hải Dương:

 


image123

Khách từ Hà Nội đến thăm Viện Hải Dương Học Nha Trang.

 


image125

Nhà bảo tàng.

 


image127

Tàu khảo sát De Lanessan.

 


image129

Tàu khảo sát De Lanessan.

 


image131

Hải cẩu nuôi trong chuồng.

 


image133

Cá mập nuôi trong hồ.

 

2. Nha Trang và quân cảng Cam Ranh:

 

Quân cảng Cam Ranh cách thành phố Nha Trang gần 40km. Cam Ranh cũng là nơi tọa lạc phi trường quốc tế phục vụ cho tất cả các chuyến bay dân sự đến và đi khỏi Nha Trang.

 

Con đường đi từ Nha Trang đến Cam Ranh phải nói là tuyệt đẹp, bởi nó chạy ven theo bờ biển, hun hút các vực đèo, lác đác những bãi cát trắng êm đềm với sóng nước xanh ngắt mơn man, xa xa những hòn đảo im lìm chen chúc dường như còn đang say ngủ vào giờ sóng lặng.  

 

Hơn nữa, con đường từ phi cảng Cam Ranh vào thành phố Nha Trang là bộ mặt mới rất cần thiết đối với thành phố du lịch biển nhằm thu hút khách du lịch.

 

Thế nhưng nếu ở vài ngày đêm trong phố, quan sát vài con đường du lịch chính, khách ra vào các khách sạn hạng sang, bạn sẽ thấy ngay đa số là khách Trung Quốc và Việt Nam, khách Nga thưa thớt.

 

Dân thành phố Sàigon và các nơi đi du lịch Nha Trang-Cam Ranh thường đi bằng xe bus lớn hai tầng (xe có giường nằm, giá vé Sàigon-Nha Trang khoảng 10 đô la/người).

 

Hàng quán  quảng cáo đủ thứ tiếng, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt và nhất là mùi các loại hải sản nướng ngay bên đường ngào ngạt bốc khói chen lấn vào mũi. Nhưng cẩn thận, giá "nhậu" hải sản hơi mắc đấy. Giá ăn trong khách sạn 4,5 sao còn mắc hơn. Tác giả đi chơi khuya về ăn tổ phở: 180 ngàn đồng VN. (tô phở ở Saigon thuộc loại ngon 80 ngàn đồng VN).

 

image135image137image139image141

Bãi biển Nha Trang-Cam Ranh vẫn còn giữ được phần nào cái đẹp thưở nguyên sơ, âu cũng là điều may mắn cho khách du lịch, bởi cái vẻ hào nhoáng của phố xá buyn đinh kiểu mới không thể nào qua mặt được các thành phố nghệ thuật diễm lệ trên thế giới, với hằng hà sa số các công trình kiến trúc văn hóa lịch sử lừng danh.

 

Mà có lẽ ngay cả khách Việt đi du lịch đa số vẫn chỉ thích nhìn ngắm cảnh quan núi đồi trùng điệp, biển cả mênh mông, rừng cây bạt ngàn hơn là trầm trồ về những công trình kiến trúc lập dị đủ màu đủ kiểu.

Cát trắng mịn, nước trong xanh, ấm, bãi biển sạch, không khí thơm tho, thiên nhiên đã ban cho những thành phố ven biển muôn ngàn vẻ đẹp trác tuyệt mới chính là hấp lực đối với khách du lịch quốc tế.

 


image143

Tại sao không trầm mình xuống biển khi mặt trời vùa ló dạng?

 


image145

Tận hưởng không khí trong lành ban mai ở bãi biển Nha Trang.

 

Riêng ở Cam Ranh các nhà đầu tư du lịch hiện đang đổ tiền vào xây hàng loạt resort khá đắt tiền dọc theo bờ biển, một số cảnh quan thiên nhiên mất đi dần chẳng hạn như bên con đường một quả núi xanh mướt bỗng lở loét vì đào xới khai thác lấy đá.

 

Khu quân sự Cam Ranh cấm vào, rất hạn chế, vì nơi đây là khu vực cảng quân sự nước sâu nơi chứa tầu ngầm Việt Nam, chỉ dành cho khách được mời.

 

 

image147

Bãi biển trên đường Trần Phú Nha Trang.

 

 image149

Ghế nằm và ô dù cho mướn trên bãi biển.

 

 image151

Chiều về khách vẫn con bơi đùa trên sóng nước.

 


image153

Ngụp lặn trên biển khi bình minh vừa ló dạng.

 


image155

Cô dâu Chú rể ở một góc biển Cam Ranh.

 


image156

Cam Ranh nhìn từ trên phi cơ.

 


image157
Phi trường Cam Ranh do Mỹ xây dựng để lại sau 30/4/1975, nay được tân tạo thêm. Ảnh VH



image158

Đài kiểm soát không lưu.

 


image159
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh hiện nay. Ảnh VH

 


image160

Trung tâm chỉ huy Cam Ranh. Ảnh VH

 

image163

Từ lầu trung tâm chỉ huy nhìn xuống cảng nước sâu. Ảnh VH

 


image165

Núi bao quanh, nước xanh ngắt, xa xa có một hai luồng nước bên hông núi có lẽ là đường cho chỗ tầu bè tiến vào cập bến cảng. Ảnh VH

 


image165

Bến cảng nước sâu Cam Ranh.

 

 

image167

Tầu neo đậu ở bến cảng.

 

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012

Chủ nhật, 3 tháng 6, 2012

 

 

image168

Đúng 10 giờ sáng, chiếc Air Force đưa Bộ trưởng Leon Panetta cùng đoàn tùy tùng đáp xuống phi trường Cam Ranh. Ảnh báo Thanh Niên.



image170

Một chiếc máy bay khác của Hàng không Hoa Kỳ United States of America mang số hiệu 31677 cũng đáp xuống sân bay Cam Ranh không lâu sau đó. Ảnh báo Thanh Niên.



image172
Ông Panetta đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh vào sáng Chủ nhật 3/6/12, ngay sau khi rời diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Google images.



image174

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam bằng cuộc thăm kéo dài bốn tiếng đồng hồ ở cảng Cam Ranh. Google images.



image176

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói chuyện với các thủy thủ Hoa Kỳ. Google images.

 


image177
Phát biểu trước các thủy thủ tàu vận tải USNS Richard E. Byrd hiện đang neo đậu để sửa chữa ở bến cảng; ông Panetta tuyên bố: "Đây là một chuyến đi lịch sử". Google images.

 


image178

Tàu USNS Richard E. Byrd của Mỹ đang sửa chữa tại vịnh Cam Ranh, được Bộ trưởng Panetta ghé thăm trong chuyến công du. Ảnh Trần Đăng.

 


image179
Tầu hải quân VNCH và Hoa Kỳ neo đậu sát bờ biển Cam Ranh trước năm 1975. Tư liệu của VH

 


image181

Tầu ngầm Kilo 636 VN neo đậu bến cảng Cam Ranh. Google.

 

image183 

Bổn báo từ trên lầu trung tâm chỉ huy; vòng tròn đỏ ở đầu bến cầu cảng là nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đứng nói chuyện với các thủy thủ năm 2012. Ảnh VĂN HÓA.

 

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh?

- Cam Ranh: ban công lửa khắc tinh của “đường lưỡi bò”.

- "Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh".


image185

“Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik".

"Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh".

 

image187

‘Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh đang được nghiên cứu’

19/05/2016

(Quốc tế) - Spuntik dẫn lời Thượng nghị sỹ Nga cho rằng ‘vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh đang được nghiên cứu’.

 “Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik.


image188

Ảnh minh họa Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh.



image189

Tân Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn trao ủy nhiệm thư đến Tổng thống Nga Putin.

“Vấn đề được vạch ra và thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam lần trước của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga”, thượng nghị sĩ Nga cho biết.

Ông Ozerov nhấn mạnh rằng vấn đề đang được thảo luận ở cấp Bộ Quốc phòng.

“Việc khôi phục lại căn cứ của chúng tôi ở Cam Ranh đang được đặt ra. Vấn đề hiện nay là tìm con đường và phương pháp để chuyển chủ đề từ lý thuyết vào thực tế”, ông Ozerov cho biết thêm./

(Theo VTC)

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

“Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”

14/03/2015

Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên với vị trí địa lý tưởng như cảng Cam Ranh. Tạp chí ‘tuần tin tức’ của Trung Quốc từng cho rằng cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và nguy hiểm như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.



image191

Vịnh cam ranh nhìn từ trên cao.

Còn chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có bán đảo Cam Ranh chạy từ bắc xuống nam được bao bọc bởi rất nhiều các đảo to nhỏ khác nhau, lợi thế lớn ấy đã biến Cam Ranh thành một cảng nước sâu tránh gió bão.

Quân cảng nơi đây có diện tích 60km2, nước sâu 16 – 25m, có nơi sâu 32m, cửa nước sâu hơn 30m, cửa vịnh rộng 4.000m. Cảng Cam Ranh nằm lọt thỏm dưới những ngọn núi cao 400 m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được tất cả khu vực xung quanh quân cảng. Nước sâu, vịnh rộng nơi lý tưởng có thể tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn).

Vị trí thuận lợi cho phép cảng Cam Ranh trở thành pháo đài khó công, dễ thủ. Nếu đặt tên lửa đối không trên núi thì toàn bộ vùng trời ở eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm bắn của tên lửa.

Hệ thống radar và giám sát điện tử nơi đây có thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận tải biển quốc tế nên cũng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Từ Cam Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.


image193

Năm 1966 Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ghé thăm cảng Cam Ranh, (Tướng 4 sao Westmoreland đón);  trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng:

“Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu”./

10 Tháng Tư 2016(Xem: 15554)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
28 Tháng Tám 2014(Xem: 22391)
Ảnh trên: Trong chuyến đi Việt Nam vừa qua, nhờ “hồng ân” Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc may mắn diện kiến và được phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, Sàigon.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 11329)
Ảnh trên: Trong chuyến đi Việt Nam vừa qua, nhờ “hồng ân” Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc may mắn diện kiến và được phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, Sàigon.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9406)
Lời tòa soạn: Nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGTNVN có nhiều vấn đề “nhạy cảm lẫn phản cảm”; tòa soạn sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. Mời quý bạn đọc đón xem. (VH)
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 8177)
Trong lúc đi dạo quanh chiếc HQ-571 nặng 2000 tấn của HQ VN; chúng tôi gặp bà quả phụ cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, nguyên Hạm trưởng HQ-10 đã anh dũng chiến đấu với HQ TC ở nhóm Nguyệt Thiềm quần đảo Hoàng Sa. Cái chết của ông đã đi vào lịch sử HQ VNCH. Bà Thà ngồi riêng rẽ một mình trên “boong”, mặt trầm ngâm, đôi mắt xa xăm nhìn ra trời cao biển rộng, mênh mông xa vắng.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8395)
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 19-04-2014. Từ Cát Lái ra cửa biển Vũng Tàu, sau hai ngày hai đêm con tàu HQ 571 lướt sóng ngoài khơi biển Trường Sa; bây giờ là 7 giờ kém 15, áo phao buộc chặt, dập dềnh mặt sóng nhẹ, chúng tôi dời tàu mẹ xuống ca-nô chuẩn bị tiến vào đảo Đá Nam.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 9697)
Hôm nay là ngày 21-04-2014 chúng tôi đang đi thăm đảo Sơn Ca. Ngay trên đảo Sơn Ca chúng tôi tình cờ gặp bà Nguyễn Nguyệt Rạng, bà là một thành viên trong phái đoàn đi thăm quần đảo Trường Sa. Tuy là một phụ nữ khá lớn tuổi ở hải ngoại, bà Rạng vẫn thường tham gia sinh hoạt đấu tranh với nhiều tổ chức chính trị, hơn nữa, bà có cảm tình đặc biệt với đảng Việt Tân nhất là giới trẻ.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8329)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 8131)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 8127)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 7122)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
29 Tháng Năm 2014(Xem: 11133)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, đại diện cho tờ Văn hóa Magazine California, tôi hân hạnh được gặp và trò chuyện với hai nhà tranh đấu dân chủ ở Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh. Ông Hà Sĩ Phu nổi tiếng với loạt bài: “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Chia tay ý thức hệ" (1995). Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh để đời với luận chứng “Sự thật về Thác Bản Giốc” , gần đây tạo ra cuộc tranh biện gắt gao với ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Việt Nam. (Lý Kiến Trúc
22 Tháng Năm 2014(Xem: 8607)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh. Ông bà Hà Sỹ Phu đang tạm trú ở một căn nhà lụp xụp, có thể nói rất “nghèo nàn”, khuất dưới một con dốc. Hai ông bà tỏ ra rất ngạc nhiên khi gặp tôi. Nhưng khi đọc danh thiếp của tôi, ông mừng rỡ và ân cần mở cửa hàng rào mời vào.
19 Tháng Năm 2014(Xem: 10622)
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 6449)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 6521)
Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội họp báo Quốc tế vào chiều 7 tháng 5. Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam tố cáo TC đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông…
08 Tháng Năm 2014(Xem: 6941)
Liệu Việt Nam có thể lùi bước thêm nữa hay không? Mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa 40 năm, nước này mới chỉ bắt đầu nỗ lực củng cố sự kiểm soát trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển kế cận quần đảo này trong thời gian tương đối gần đây.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 7373)
Nhà báo Lý Kiến Trúc từ California nói chuyến đi Nhà nước Việt Nam tổ chức đưa Việt Kiều thăm quần đảo Trường Sa trước dịp kỷ niệm 30/4 có mục tiêu 'hòa hợp hòa giải dân tộc'.