Tân đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink: Giấc mơ thành sự thật!

21 Tháng Mười Một 20177:40 CH(Xem: 4929)

VĂN HÓA ONLINE - PHỎNG VẤN  - THỨ  TƯ 22  NOV  2017


Tân đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink: Giấc mơ thành sự thật!


20/11/2017


TTO - “Này anh bạn, hãy gọi tôi là Dan” - ông Daniel J. Kritenbrink bắt đầu cuộc trò chuyện cởi mở với Tuổi Trẻ. Đây là cuộc phỏng vấn chính thức đầu tiên với báo chí Việt Nam của ông trên cương vị đại sứ.


image031Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink - Ảnh: NG.KHÁNH


Với chiều cao ấn tượng khoảng 1,9m và phong thái thân thiện, tân đại sứ Mỹ cho biết sau kỳ nghỉ phép, ông sẽ cùng người vợ Nhật và hai con đến Việt Nam vào đầu tháng 12 để bắt đầu cuộc sống mới.


Thúc đẩy ngoại giao nhân dân


* Cảm xúc của ông ra sao khi Tổng thống Donald Trump đề cử ông làm đại sứ tại Việt Nam?


Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đó là một giấc mơ thành sự thật, khi tôi có thể đại diện đất nước tôi ở một quốc gia quan trọng như Việt Nam. Tôi rất hào hứng làm việc ở đây, bởi vì tôi rất lạc quan về tương lai quan hệ hai nước. 


Chính phủ Mỹ tin tưởng rằng mối quan hệ đối tác với Việt Nam là một trong những mối quan hệ đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực, nếu không nói là trên toàn thế giới. Trên cương vị mới, tôi cũng cảm thấy nhiều trách nhiệm. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy mối quan hệ hai nước.


Video tạm dừng


Lời chào của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink - Nguồn: Facebook của đại sứ


* Gia đình ông phản ứng ra sao khi ông chính thức trở thành tân đại sứ Mỹ ở Việt Nam, khi họ sẽ đến sống cùng ông trong khoảng 3 năm ở một vùng đất với nền văn hóa và ngôn ngữ khác biệt?


Đây là lần thứ tư tôi đến Việt Nam. Gia đình của tôi chưa bao giờ đến Việt Nam. Vợ và hai con tôi cũng tìm hiểu về Việt Nam qua đọc sách và xem tivi. Chúng tôi rất yêu thích ẩm thực Việt Nam. 


Chúng tôi sống ở phía bắc bang Virginia, gần nhà chúng tôi có một nhà hàng Việt Nam. Đó là nhà hàng yêu thích nhất của gia đình tôi. Gia đình tôi mong đợi được thưởng thức món ăn Việt thực sự ngay trên đất Việt Nam.


* Ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên ông nêu trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ về thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ, đâu là những lĩnh vực khác ông quan tâm và muốn ghi lại dấu ấn cá nhân?


Tôi đã cố gắng phác thảo ra 5 ưu tiên trong nhiệm kỳ ở Việt Nam và đó đều là những lĩnh vực quan trọng, bao gồm: thương mại - đầu tư, an ninh, giao lưu nhân dân, thúc đẩy quyền con người và cuối cùng là xử lý các vấn đề nhân đạo và di sản chiến tranh. 


Tôi cũng sẽ tham gia những lĩnh vực khác như xử lý các dịch bệnh, vấn đề năng lượng, tội phạm xuyên quốc gia. 


Tuy nhiên, có một lĩnh vực tôi muốn ưu tiên hơn cả chính là thúc đẩy giao lưu nhân dân, đưa sinh viên Việt Nam đến Mỹ và đưa sinh viên Mỹ đến học tập và du lịch ở Việt Nam, cũng như tạo điều kiện đi lại thuận lợi hơn cho khách du lịch và doanh nghiệp hai nước.


Chúng ta đã vượt qua phần đau thương của lịch sử, hòa giải để xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hai nước. Và trên nền tảng vững chắc này, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu khổng lồ trên các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, an ninh, giao lưu nhân dân.


Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink


Thương mại là trụ cột


* Tổng thống Donald Trump thăm cấp nhà nước đến Việt Nam ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ. Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở mà ông Trump kêu gọi?


Nhìn vào bản tuyên bố chung và nội dung cuộc họp báo giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chúng ta thấy nhiều dấu hiệu hứa hẹn cho mối quan hệ song phương tốt đẹp trong những năm tới. 


Về thương mại, hai bên đã ký kết các thỏa thuận trị giá 12 tỉ USD. Chúng ta cũng đã có những cam kết hợp tác an ninh hàng hải, thúc đẩy hợp tác giáo dục thông qua Đại học Fulbright, xử lý hậu quả chiến tranh như cam kết tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa, thỏa thuận cho sứ quán Mỹ thuê đất xây trụ sở làm việc.


* Nói với các lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Trump luôn nhấn mạnh thương mại công bằng, có qua có lại. Xin ông nói rõ hơn về cách tiếp cận này trong thời gian tới?


Mỹ rất chú trọng theo đuổi thương mại công bằng và có qua có lại. Các công ty Mỹ đang hiện diện ở Việt Nam thuộc những công ty hàng đầu thế giới, có thể đóng góp cho các mục tiêu phát triển của Việt Nam, giúp cải cách nền kinh tế của nước bạn và mang lại thịnh vượng cho người dân. 


Có một số công ty Mỹ lo ngại về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có những chính sách phân biệt đối xử các công ty Mỹ và các rào cản đối với cạnh tranh công bằng. Đó là những gì mà Tổng thống Trump muốn chú trọng. 


Ông ấy thật sự mong muốn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Quan hệ kinh tế - thương mại chính là trụ cột chính của quan hệ song phương.


image032


Cựu đại sứ Ted Osius


Tôi nghĩ không thể có một nhà ngoại giao nào tốt hơn ông Kritenbrink để tiếp nối các động lực tích cực cho mối quan hệ hiện nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.


Xây dựng năng lực hàng hải cho Việt Nam


* Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Donald Trump nói ông có thể làm trung gian hòa giải tranh chấp ở Biển Đông. Ông có bình luận gì về khả năng này?


Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế toàn cầu. Nó là tuyến đường biển trọng yếu cho các dòng chảy thương mại. Chúng tôi kiên định rằng sẽ tiếp tục di chuyển và bay qua bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép ở Biển Đông. Việt Nam và Mỹ nhất trí các nguyên tắc này.


Chúng tôi sẽ tiếp tục chú trọng vào các biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp. Song song đó, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng năng lực hàng hải cho Việt Nam.


* Ông nhận định ra sao về triển vọng hợp tác an ninh hàng hải giữa hai nước, đặc biệt Mỹ thông báo đưa tàu sân bay đến thăm chính thức Việt Nam vào năm 2018?


Nước Mỹ sẽ hỗ trợ những đối tác trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia phát triển năng lực hàng hải của chính mình để họ có thể bảo vệ vùng biển quốc gia, hỗ trợ ngư dân của họ. 


Tôi tin tưởng rằng hợp tác an ninh hàng hải chính là một phần thú vị của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, đặc biệt là khi một tàu sân bay của chúng tôi sẽ chính thức thăm Việt Nam vào năm 2018.


Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam chính là một biểu tượng đầy sức mạnh trong mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ.

01 Tháng Năm 2014(Xem: 11551)
Lời giới thiệu của Văn Hóa Magazine-California: Hôm nay là ngày 27-04-2014, chúng tôi đã được hân hạnh được tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Sơn Thứ trưởng Ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ông hiện đang là đương kim Chủ nhiệm Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9013)
Gs Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh cứ mỗi lần xuống Nam Cali ông thường đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí. Trong những lần đó, nhà báo Lý Kiến Trúc có dịp trao đổi và phỏng vấn Gs Canh về chủ đề Hoàng Sa- Trường Sa. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa Linh Mục Phạm Sơn Hà với Gs Nguyễn Văn Canh trên Diễn Đàn ở San José.
05 Tháng Hai 2014(Xem: 7741)
Bộ DVD do Dân Sinh Media phát hành Tết Giáp Ngọ 2014 chấm dứt bằng hình ảnh lễ hạ kỳ Việt Nam Cộng hòa ngoài khơi Subic Bay thuộc hải phận Phi Luật Tân.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 8420)
Kính chào Giáo sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Freevn.net và Tạp chí Văn Hóa, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo sư và cám ơn Giáo sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 7582)
CALIFORNIA, SAN JOSÉ (LÝ KIẾN TRÚC) - Vào lúc 2 giờ chiều ngày 09 tháng 11 năm 2005, một cuộc họp báo công khai do Bs Nguyễn Xuân Ngãi tổ chức cho ông Hoàng Minh Chính gặp gỡ giới truyền thông báo chí ở miền nam và bắc California tại khách sạn Embassy Suite Hotel, thành phố Milpitas, sát San Jose, trước khi ông Chính lên đường trở về Việt Nam theo trù tính vào ngày 20 tháng 11.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 9873)
“Bao nhiêu năm trước khi tôi rời khỏi quê hương … phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, năm nay tôi 75 tuổi rồi và đây là lần đầu tiên tôi về thăm lại quê hương. Mới đáp ngày hôm qua, tôi không có gì để nói cả, cũng không phải đọc diễn văn gì cả, nhưng tôi biết rằng sự trở về của tôi về quê hương này nó cũng gây nhiều tiếng tăm trong nước cũng như ngoài nước. Và cũng có rất nhiều nhất là giới báo chí thì cũng có nhiều điều thắc mắc muốn hỏi về cái quyết định chuyến đi trở về của tôi. Tôi xin để dành cho tất cả những quý vị, muốn hỏi gì, tôi có thể trả lời ngắn gọn.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 14968)
Trả lời 1 trong gần 30 câu hỏi của nhà báo Lý Kiến Trúc, Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ: “Nếu được mời sẽ đi du lịch Trường Sa với áo giáp, súng và hạm đội”
26 Tháng Chín 2009(Xem: 6729)
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo tại Long Beach Convention & Entertainment Center, ngày 25-9-2009. Hàng ngàn Tăng, Ni, cư sĩ, cư dân tới nghe pháp. (Photo Việt Báo)