Giao Chỉ: Lễ Hạ Kỳ ngoài khơi Subic

05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 7740)

image077-content

Ký giả Phan Đại Nam đài SBTN và SET (trái) đang phỏng vấn nhà văn Đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc trong gian hàng VietMuseum nhân ngày Hội chợ Tết Cộng Đồng tại công viên Garden Grove Park Quận Cam nam California.

+++++++++++++

12 giờ trưa 7 tháng 5-1975

LỄ HẠ KỲ NGOÀI KHƠI SUBIC BAY.

Giao Chỉ, San Jose.

 

Lễ hạ kỳ

 Bộ DVD do Dân Sinh Media phát hành Tết Giáp Ngọ 2014 chấm dứt bằng hình ảnh lễ hạ kỳ Việt Nam Cộng hòa ngoài khơi Subic Bay thuộc hải phận Phi Luật Tân.

 Trên 32 chiến hạm của hải quân Việt Nam Cộng Hòa có 34.000 người Việt Nam hiện diện. 30 ngàn quân dân chính tỵ nạn và 4.000 đoàn viên hải quân.

 Toàn thể hạm đội ra khơi đêm 29 tháng 4-1975. Sáng 30 tháng 4-75 vị tổng thống cuối cùng của VNCH ra lệnh đầu hàng. Hạm đội tập trung tại Côn Sơn và khi nghe lệnh bỏ súng đã lên đường tìm tự do và đem trả tàu cho Mỹ.

 Cộng sản vừa chiếm Sài Gòn, nước đồng minh Phi Luật Tân vốn đã từng đưa các đoàn y tế qua yểm trợ chiến trường Việt Nam đã vội vàng lên tiếng công nhận một nước Việt Nam cộng sản gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc lập và thống nhất

 Sau tuần lễ hải hành, hạm đội của binh chủng mất quê hương với 34 ngàn quân dân tỵ nạn đến cửa ngõ đất nước tự do và dừng lại..Phải bỏ hết vũ khí xuống biển, bôi xóa danh hiệu, hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa, kéo cờ Mỹ lên. Thể hiện hình thức trao trả tàu cho Mỹ ngoài biển khơi. Rồi sẽ vào quân cảng Subic, để Mỹ tặng tất cả hạm đội cho hải quân Phi Luật Tân. Quân dân Việt Nam di tản sẽ được bốc qua Hoa Kỳ. Họ trở thành con số thống kê của các người tỵ nạn không giấy tờ, không nằm trong tiêu chuẩn di tản của tổng thống Ford.

 Nhưng trước khi đó, 34 ngàn người, trên biển cả mênh mông chợt nghe tiếng còi tàu với âm độ sắc bén, rít cao. 32 lá quốc kỳ vàng sọc đỏ hạ xuống, những giọt nước mắt lăn theo. Ai cũng khóc. Già trẻ lớn bé. Đàn ông đàn bà, quân nhân, công chức, dân sự và . . . tất cả. Chan hòa nước mắt. Dù trước đây có người không cảm thấy tình quê. Nhưng giây phút này, với bài ca và một lá cờ, mọi người chợt thấy ta mất nước là mất tất cả.

 Bài quốc ca này công dân ơi với lời lẽ hết sức hùng tráng đã cất lên trong hoàn cảnh cay đắng.

 Nhưng rồi chẳng ai đứng lên đáp lời sông núi, chỉ còn một đám người gẫy súng tháng 4, đau thương buồn tủi, lôi thôi lếch thếch dìu nhau lên bến tự do. Từ đó đoàn người chia tay nhau mỗi người đi một ngả. Cho đến hôm nay.

 Đại Hội làm phim.

 Hôm nay là cuối năm 2013 Dân Sinh Media phối hợp với hội hải quân Bạch Đằng tại San Jose làm DVD với đề tài Chuyến Hải Hành Cuối Cùng. Đây là loại đề tài khó khăn và phức tạp. Không phải là chuyện vui vì bỏ đi không phải là hài kịch. Không phải là chiến công oai hùng vì đây là chuyện rút lui khi bại trận. Không phải là bi kịch vì không có đau thương chém giết và hy sinh.

 Vậy chỉ có thể đơn thuần là tài liệu lịch sử đổi đời trong đó có tình tự dân tộc. Có tình cảm gia đình đi hay ở. Vui mừng vì có mặt bên nhau trong giây phút hiểm nghèo hay tuyệt vọng vì ngàn trùng xa cách. Và trong hoàn cảnh đặc biệt đoàn tàu với 4 ngàn đoàn viên đã vớt lên con số đồng bào nhiều hơn 10 lần trong chuyến ra khơi cuối cùng. Định mệnh đã giao cho cả hạm đội lui binh làm được một sứ mạng nhân đạo cuối cùng. Công việc mà bộ binh và không quân VNCH không thể làm được.

 Để hoàn thành cuốn phim lịch sử, ban tổ chức đã quy tụ tất cả các hạm trưởng và đại diện chiến hạm còn sống. Mời các tướng lãnh hải quân và tất cả mọi đoàn viên hội ngộ. Hơn 200 gia đình đáp lời từ 4 phương về tham dự. Mỗi gia đình chi phí hàng ngàn Mỹ kim cho sự hiện diện thoáng qua trên những thước phim tình cảm. Và đã biết bao nhiêu người không về kịp. Câu chuyện về chuyến hải hành cuối cùng lại một lần nữa quá muộn đối với các quân nhân ra đi quá sớm.

 Đó cũng là khuyết điểm quan trọng của cuốn phim. Lẽ ra DVD này phải thực hiện từ 10 hay 20 năm trước. Ngày nay không những các nhân chứng tướng lãnh chẳng còn bao nhiêu mà ngay cả thủy thủ trẻ tuổi cũng đã già yếu. Chuyện QLVNCH bây giờ ghi lại nhưng không còn ai là tổng thống, tổng tham mưu trưởng. Các tư lệnh quân khu cuối cùng, các vị tư lệnh tổng trừ bị cuối cùng cũng chẳng còn ai. Thật tiếc thay.

Còn bao nhiêu, làm bấy nhiêu. Thời điểm hiện tại luôn luôn là lúc có lý do để phải làm ngay với phương tiện hiện có. Kể chuyện về hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhưng hiện nay không còn các tài liệu phim ảnh về trận Hoàng Sa và chuyến ra khơi lần cuối cùng. Nhân sự đã không còn mà tài liệu cũng không có. Cuốn phim nay đã thực hiện trong nỗ lực phi thường. Sưu tầm, chọn lựa, phỏng vấn, sáng tác, cắt ráp để thành một bộ phim hấp dẫn và liên tục quả thực là một sáng tạo hết sức đặc biệt. Âm thanh, ánh sáng, ghi chú và dẫn giải có thể chưa vừa ý. Với tất cả những giới hạn đó ban tổ chức và người làm phim chấp nhận phải hoàn tất để ra mắt bà con. Và bây giờ DVD Chuyến Hải Hành Cuối Cùng ấn bản số 1, năm 2014 Giáp Ngọ đã ra đời.

Những đặc biệt cần lưu ý.

 DVD này trước khi đi vào chương sau cùng với Hải quân VNCH ra khơi đã có phần dẫn giải về tổ chức hải quân, về hoàn cảnh đất nước trong những năm sau cùng, về trận Hoàng Sa lừng danh rồi mới đến những chuyện liên quan đến đề tài ra khơi.

 

Những chi tiết khi xem phim quý vị hãy lưu ý. Với sự đồng ý của bộ ngoại giao và tổng thống Hoa Kỳ, đại sứ Mỹ tại SàiGòn đã cho sứ giả bay ra Hà Nội ấn định ngày cuối cùng là 3 tháng 5-1975. Mỹ trực tiếp yêu cầu cộng sản án binh bất động. Mặt khác, bộ hải quân Hoa Kỳ gián tiếp gửi ông cựu cố vấn hải quân Richard Lee Armitage qua Sài gòn để thu xếp việc thu hồi tất cả các chiến hạm. Trong khi đó bên DAO tại Tân Sơn Nhất thì lo việc thu hồi các phi cơ tập chung bên Thái Lan. Giám sát trực tiếp phía tổng tham mưu là phụ tá quốc phòng Von Marbod.

 Viên chức Hoa Kỳ Armitage nguyên cố vấn hải quân là người nói tiếng Việt thông thạo, làm việc với đại tá Đỗ Kiểm, tham mưu phó hành quân của hải quân VNCH.

 Lẽ dĩ nhiên Hoa Kỳ không muốn các chiến hạm rơi vào tay cộng sản Hà Nội, nhưng đem tàu đi thì phải có thêm 4.000 chiến sĩ hải quân và kéo theo trên 30.000 dân di tản. Số người này hoàn toàn không nằm trong chương trình di tản của Hoa Kỳ. . Tôi gọi là danh sách trời làm.

 Một chuyện đáng lưu ý khác được kể trong DVD này là con trai của đô đốc Trần Văn Chơn lúc đó là hạm trưởng của hạm đội do đại tá Sơn chỉ huy. Vào giờ chót đại tá Sơn có đến mời đô đốc Chơn ra đi. Ông từ chối nhưng cho phép hải quân cứ tiếp tục điều động con trai ông thi hành công vụ.

 Đoạn sau, DVD kể lại là khi xong công tác đem tàu theo hạm đội ra khơi, ông hạm trưởng Trần Văn Chánh con trai tư lệnh Trần văn Chơn xin phép quay trở về với thân phụ. Về sau cả 2 cha con đều vào tù cộng sản.

 Một đoạn khác, đề đốc Diệp quang Thủy cho biết chiều 29 tháng 4-1975 ông thay mặt tư lệnh hải quân lên gặp đại tướng Minh để mời đi cùng hải quân. Ông Minh đã từ chối, chỉ xin gửi con gái và con rể ra đi. Ông Minh nói, mình là lãnh đạo, ai cũng chết một lần, phải ở lại thôi. Trong chổ riêng tư tôi được biết ông Minh cũng muốn gửi vợ đi, nhưng bà Minh xin ở lai. Ông Thủy nói lại chuyện cũ lần đầu và cũng là lần cuối. Ông đã ra đi cuối năm 2013.

 Trong DVD này bà Điệp Mỹ Linh có kể chuyện không quân. Khi tàu hải quân của bà ra đi có một trực thăng bay theo. Cả ngàn người trên tàu thấy cảnh phi cơ bay bên tàu chiến. Rồi anh phi công phụ nhảy xuống biển. Người nhái trên tàu nhảy xuống cứu được anh không quân. Tiếp theo anh phi công chính nhảy xuống. Máy bay cũng rớt xuống biển. Anh phi công chính chết cùng phi cơ. Đêm hôm đó, vì tác giả Điệp Mỹ Linh ở gần nên thấy rõ anh phi công phụ nhảy xuống biển tự tử chết theo bạn.

 Câu chuyện này bà có viết lại trong bút ký Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ra khơi.

Lời giới thiệu sau cùng.

 Chuyện hạm đội ra khơi 39 năm xưa, đã kể lại được một phần. Xem qua DVD sẽ còn biết bao nhiêu tình tiết. Nhưng có thể lại còn rất nhiều chuyện chưa kể hết. Thí dụ. Câu chuyện của thiếu tá Vương Thế Tuấn đến Guam rồi còn trở về trên con tàu định mệnh Việt Nam Thương Tín. Những chuyện liên quan giữa đại tá Đỗ Kiểm với vị đại diện Hoa Kỳ sắp xếp chi tiết cho hạm đội ra khơi nhưng rồi chính ông Kiểm lại quay cuồng trên biển đi tìm chính gia đình ông thất lạc.

 Chuyện ông Hoàng Cơ Minh với tiếng nói vang vang trên biển cả suốt lộ trình từ Côn Sơn đến Subic Bay. Và còn rất nhiều chuyện và tài liệu còn thiếu xót. Hạm đội VNCH ra khơi 29 tháng 4-75 cho đến khi hạ kỳ bàn giao 7 tháng 5 năm 75 quả thật là lần cuối cùng, nhưng bộ DVD phát hành đầu năm Giáp Ngọ 2014 chưa phải là ấn bản duy nhất sau cùng .

 Nhà phát hành Dân Sinh Media với ông Phạm Phú Nam sẽ còn rất cần các hình ảnh và các đoạn phim qu‎ý giá bổ túc. Hơn 30 ngàn người năm xưa ai có hình ảnh, có tài liệu bổ túc xin liên lạc về nơi phát hành. Quý vị cùng chúng tôi viết lại lịch sử.

 Hãy đem tro tàn lịch sử với quá khứ huy hoàng để gửi cho thế hệ tương lai vĩnh cửu. 

Hãy liên lạc với chúng tôi giaochi12@gmail.com 

Đoản văn trích trong tập truyện Chân Trời Dâu Bể của Giao Chỉ viết từ 1976 tại tiểu bang Illinios.

 (Tháng 8 năm 1975 có anh chàng lính biển 35 tuổi độc thân xin vào làm nghề lau kính cho cao ốc Forum 30 tại Springfield Illinois. Cao ốc 30 tầng cao. Phía trên xòe ra như cây nấm. Thợ lau kính phải đu giây. Trong số 32 anh hạm trưởng lái tầu ra đi vào tháng 5-75 có vài anh bỏ vợ ở quê nhà. Leo mãi lên cột cờ mà nhìn về cố hương. Anh này là một. Bây giờ anh đu giây giữa trời xanh không chóng mặt, công tác suốt ngày không cần thăm nhà vệ sinh. Thì ra khi cần, anh kín đáo tự làm mưa bay tung tóe trên không phận Hoa Kỳ. Có lúc anh đi vào thùng nước lau kính. Chiều xuống, tám mặt kính Forum 30 vẫn sáng bóng trong nắng hoàng hôn. Nước Mỹ bao la rộng lượng không chấp những chuyện lặt vặt. Ngày xưa đi Mỹ lãnh tầu, nhạc quân hành đón ông hạm trưởng với cờ bay rượu tiễn. Bây giờ làm phu lau kính cho cao ốc, xem ra cũng đúng nghề. Nếu có thả mưa trên trời tự do, quê hương mới cũng chẳng quan tâm. Vì dù sao nó cũng là thằng hạm trưởng đã trả xong tầu....)

Đoản văn trích trong tập truyện Chân Trời Dâu Bể của Giao Chỉ

viết từ 1976 tại tiểu bang Illinios.

21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4929)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5545)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6117)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5132)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6497)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6178)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 8958)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6580)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 6712)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6268)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.