'Chuyến đi kinh hoàng' của thuyền nhân Việt

27 Tháng Năm 201512:20 SA(Xem: 8489)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 27 MAY 2015
'Chuyến đi kinh hoàng' của thuyền nhân Việt
blank
Năm 1988 Trịnh Tùng cùng con trai nhỏ và hơn 100 người khác chen chúc trên chiếc thuyền gỗ lao ra biển, rời Việt Nam.

Nay, khi nhớ lại, bà gọi đó là “chuyến đi kinh hoàng”. “Đến giờ nhiều khi tôi không nhớ gì về Việt Nam hết mà chỉ nhớ về chuyến đi,” bà nói với chương trình Newsnight của BBC.

Không lâu sau khi rời bến, chiếc thuyền nhỏ bị hỏng máy, và thức ăn, đồ uống cũng sớm cạn kiệt. Đoàn người tuyệt vọng chứng kiến nhiều tàu đi ngang qua, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ.

Ngày thứ 19, một chiếc tàu lớn mang cờ Mỹ dừng lại bên chiếc thuyền chở nhóm người di cư.

“Khi mình nhìn thấy lá cờ thấy đây là tàu Mỹ thì mình nghĩ là ồ thế nào thì họ cũng sẽ vớt chiếc tàu này,” bà Tùng kể.

Nhiều người bơi tới gần tàu USS Dubuque nhưng bị xua đuổi

“Nhiều đàn ông mừng quá đã nhảy khỏi thuyền và bơi đến gần chiếc tàu. Nhưng khi họ bơi tới gần, anh trai tôi cố trèo lên chiếc tàu và bị họ lay cho rơi xuống. Họ nói, ‘quay về đi’. Nhưng anh trai tôi đã yếu quá rồi.”

Bill Cloonan, một cựu sĩ quan trên chiếc USS Dubuque, kể lại:

“Họ nhảy chồm chồm trên tàu, reo vẫy, la hét. Rõ ràng là họ cần được giúp đỡ.”

“...Tôi thấy một người đàn ông Việt Nam cố bám vào sợi dây rơi xuống từ trên tàu. Một người nào đó trên tàu được lệnh rung sợi dây đó để ông ta bỏ cuộc.

“Tôi rất buồn về điều đó, đó là hành động không phải. Thật kinh khủng.”

Ông Bill Cloonan, người có mặt trên tàu USS Dubque khi tàu gặp thuyền chở bà Tùng

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque cho cung cấp đồ tiếp tế nhưng quyết định tiếp tục tiến tới vịnh Ba Tư, để lại Tùng và những người đồng hành, lúc đó vẫn hy vọng họ sẽ sớm được giúp đỡ.

“Sau 19 ngày lại có đồ ăn và nước uống, chúng tôi mừng vô cùng. Chúng tôi ăn, uống và tiếp tục chờ đợi. Sau hai ngày, không có một ai.

“Hết ngày đến đêm, rồi đêm lại qua ngày, tôi chỉ biết cầu nguyện, Chúa, xin hãy giúp con.

“Bạn biết là mình lại bị đói, bị khát, mà không biết điều gì đang xảy ra, không biết phải làm gì.”

'Cứ ăn tôi'

Chiếc thuyền gỗ lại trôi dạt trên đại dương, và nhiều người lần lượt ra đi. Nhóm người tồn tại nhờ vào ăn thịt người đã chết.

Bà Tùng kể: “Có một người, trước khi chết, ông ấy nói, cứ lấy ông ấy làm đồ ăn. Ông ấy nói với chúng tôi, cứ ăn tôi đi.

“Thế là từ hôm đó, từ khoảnh khắc đó, chúng tôi [ăn] từ người chết.

Thế là từ hôm đó, từ khoảnh khắc đó, chúng tôi ăn từ người chết. Điều đó vẫn làm tôi rất buồn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến [chuyện này].Bà Trịnh Tùng

“Điều đó vẫn làm tôi rất buồn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến [chuyện này],” bà nghẹn giọng.

Hơn hai tuần trôi qua, cuối cùng chiếc thuyền cũng được ngư dân ven biển Philippines cứu sống. Lúc bấy giờ, hơn một nửa số người trên thuyền đã thiệt mạng.

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque, Alex Balian đã phải ra trước tòa án binh, ông không bị bỏ tù nhưng buộc phải rời quân ngũ vì tội thiếu trách nhiệm.

Phóng viên Gabriel Gatehouse của chương trình Newsnight BBC nhận xét, kể từ những năm 1980, Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc đã có quy định các tàu phải cứu giúp tàu gặp nạn.

“Thế nhưng đây vẫn là lĩnh vực chưa rõ ràng. Làm thế nào để xác định đâu là tàu đang gặp nạn và như thế nào là giúp đỡ phù hợp?”

Bà Tùng cùng con trai hồi còn phục vụ trong quân ngũ

Giáo sư Guy Goodwill-Gill từ Đại học Oxford phân tích, “vấn đề của họ không chỉ là cứu nạn mà là làm gì sau đó? Một số chính quyền có thể còn không cho họ lên bờ.

“Hoặc với những chính phủ chấp nhận cho họ vào bờ đi nữa, thì câu hỏi đặt ra là, sẽ làm gì với họ, để họ ở đâu? Liệu có giữ họ lại không? Đây là vấn đề chúng ta từng phải đối diện trong quá khứ, đã giải quyết được nó, và tới giờ lại phải giải quyết.”

Câu chuyện về tàu USS Dubuque và thuyền trưởng Balian nay vẫn được dạy trong khóa đào tạo về đạo đức cho các chỉ huy tàu ở học viện hải quân Hoa Kỳ,” phóng viên Gatehouse nói.

Bà Trịnh Tùng nay sống ở Hoa Kỳ cùng con trai - người sống sót hành trình vượt biển với bà.

Anh từng phục vụ trong quân đội và hiện làm công chức ở Washington.

Khi được hỏi về những thuyền nhân thời nay, những người Rohingya trôi dạt trên biển, bà nói, “khi tôi nhìn mặt họ, họ cũng giống như chúng tôi trước kia. Tôi chỉ mong có ai đó giúp đỡ họ, chìa cho họ một bàn tay, vì dù gì đi nữa, họ cũng mang dòng máu đỏ như chúng ta.”

Xem chương trình của Newsnight phát hôm 22/06/2015 tại đây.
BBC 25/5/15
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15237)
Trang của anh, ngoài nội dung thông tin, còn có thể coi là một hàn thử biểu đo thời tiết chính trị ở Việt Nam. Thời tiết thoáng đãng hơn, không khí cởi mở hơn, Quê Choa xông pha hơn, đăng lại cả bài của những tác giả bị nhà nước Việt Nam khóa chặt trong danh sách đen. Mây mù bắt đầu kéo lên, Quê Choa nhẹ nhàng lui lại một bước, hai bước, có khi cả ba bước. Anh Lập là tất cả, chỉ trừ cực đoan.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9109)
Trí Nhân Media: Trong lá thư "Nhắc Lại Một Đề Nghị "Dân Chủ Hóa Việt Nam", giáo sư Stephen Young ghi lại những sự việc đã xảy ra khi ông tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1990 với những ước mơ thay đổi Việt Nam qua chương trình "6 điểm"
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9333)
Dù được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, trong một gia đình đổ vỡ, Kate Nguyễn cũng vẫn giữ được sự liên hệ tốt đẹp giữa Ba, Mẹ và “Ba Noi”; nhưng không thể nào Kate chinh phục được tình cảm của Thắm – Mẹ kế của nàng – nhất là sau khi Thắm sinh David. Mỗi lần ghé thăm Ba, Kate thường thấy Thắm nguýt, háy và nói: -Ối giời! Con giai mới nối dòng nối dõi chứ thứ con gái “đái không qua ngọn cỏ” sinh ra làm đếch gì mà sinh cho lắm vào!
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9090)
Buổi sớm Thu ra vườn, nhìn những hạt sương mai long lanh trên lá cây ngọn cỏ, những nụ hoa còn khép cánh ủ hơi sương. Bầu trời trong xanh êm ả, làn gió nhẹ thoảng qua, hương ngọc lan thoảng bay tan vào không gian tĩnh lặng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10165)
Thơ Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh; Truyện Thanh Thương Hoàng
07 Tháng Mười 2014(Xem: 21089)
Lời người viết: Như mọi người đã biết về những cảnh ngộ của các cựu tù “cải tạo”, qua nhiều ngòi bút, hoặc nghe kể lại. Riêng người viết loạt bài này, vì đã từng là nạn nhân và cũng từng chứng kiến với những cảnh đời dâu bể, đã khiến cho người viết không thể nào quên được !
02 Tháng Mười 2014(Xem: 9377)
Đó là kết quả của một "cuộc cách mạng" không có lối thoát. Cộng sản thực chất chỉ là phong kiến biến dạng, đồng thời áp dụng thêm những nguyên tắc không tưởng và cực đoan. Chế độ Phong kiến trước đây có hệ thống lễ giáo chặt chẽ, đề cao các giá trị nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Từ khi chế độ Cộng Sản cầm quyền, xã hội bị đảo lộn, người dân sống trong môi trường vô pháp vô nhân. Ấy là chưa kể, họ phải gánh chịu muôn vàn đau khổ và bất công vì sự sai trái của ý thức hệ Cộng sản. Thực tế là chế độ Cộng Sản còn lạc hậu và thua xa thời thực dân phong kiến. Một bước thụt lùi của lịch sử vậy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 8915)
Người chủ họ Zhang của quán mỳ Yan'an thừa nhận đã mua gần 2kg nụ anh túc có chứa hạt hoa bên trong hồi tháng 8 vừa rồi. Sau đó, Zhang đã nghiền những nụ hoa này thành bột rồi trộn vào các loại đồ ăn phục vụ cho khách.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 9718)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được tham dự sinh hoạt của “mấy ông nhà binh”; nhưng, kỳ Hội Ngộ của khóa 6/68 Cựu SQ/TB Thủ Đức vừa qua, tại Nam California, lại là một Hội Ngộ khiến tôi xúc động nhiều nhất.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 8918)
Phần lớn các cuộc xung đột giờ đã tạm ngưng, nhưng chúng để lại phía sau những phần lãnh thổ chắp vá do các phe phiến quân kiểm soát, những vùng mà quân đội không dám tới.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 8859)
Đắk Lắk là khu vực còn nguyên sơ nhất ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm cực thú vị về văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9352)
Rác trên những tuyến đường thủy khắp thế giới là một vấn đề lớn về môi trường. Thành phố Baltimore thuộc bang Maryland của Mỹ đang giải quyết vấn đề rác của mình với một thiết bị độc nhất vô nhị, một bánh xe nước để gom rác. (Xem video)
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 9175)
Xác của du thuyền hạng sang Costa Concordia hôm qua được các kỹ sư nâng nổi lên mặt nước, sau hai năm rưỡi từ ngày gặp nạn bên bờ biển Italy làm 32 người thiệt mạng. Theo Reuters, các kỹ sư bắt đầu quá trình cứu hộ chưa từng có trong lịch sử vào sáng qua bên bờ biển đảo Giglio, phía tây Italy. Họ đã bơm không khí vào 30 thùng kim loại lớn được gắn bên thân của con tàu gần 115.000 tấn. Không khí đã đẩy nước ở trong sườn tàu ra và nâng tàu nổi lên khoảng 1,8 m từ cấu trúc đỡ nó dưới đáy biển.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 9007)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8478)
Một con hổ Bengal ở Ấn Độ bất ngờ chồm lên chiếc thuyền của ba cha con đang bắt cua giữa sông, cắn cổ người cha lôi vào rừng trước sự bất lực của những người chứng kiến
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8479)
Chúng tôi, Đài Truyền Hình SBTN và Nhóm vận động tổ chức ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người” trân trọng thông báo: Hai ngày sau khi Thông Cáo số 1 được phổ biến, nhiều Cộng đồng, Hội đoàn, Chính đảng, Cơ quan truyền thông đã hưởng ứng tích cực. Số Hội đoàn ghi tên tham gia hỗ trợ đã lên đến 87. Với nhiều việc phải chuẩn bị trước mặt, Ban Tổ Chức kêu gọi quý vị cùng góp sức và tham gia vào những công việc cần thiết như sau:
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9255)
Năm 1686, cụ Diệu Đình Hầu - Nguyễn Thạc Lượng và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyện mang theo 8 bè gỗ lim từ Thanh Hóa về Đình Bảng (Bắc Ninh) để dựng nhà. Số gỗ này đủ dựng hai ngôi từ đường cho dòng họ Nguyễn Thạc, một khu nhà dành cho con trưởng của dòng họ và đình làng Đình Bảng. Cụ Lượng còn mang một cây gỗ nghiến cổ thụ để làm dùi, đục.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 8667)
TTO - Phim nói về đảo Lý Sơn - hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió của Nam Trung bộ. Những người dân nơi đây giàu tình cảm, chất phác, bám biển xây dựng quê hương.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 8783)
Xuất thân trong gia đình theo đạo Thiên chúa giáo, lại sinh sống ở trời Tây nên quyết định quy y của Phật tại Việt Nam của một chàng trai mới tuổi đôi mươi tên Florian Jung khiến mọi người ngỡ ngàng.