'Chuyến đi kinh hoàng' của thuyền nhân Việt

27 Tháng Năm 201512:20 SA(Xem: 8482)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 27 MAY 2015
'Chuyến đi kinh hoàng' của thuyền nhân Việt
blank
Năm 1988 Trịnh Tùng cùng con trai nhỏ và hơn 100 người khác chen chúc trên chiếc thuyền gỗ lao ra biển, rời Việt Nam.

Nay, khi nhớ lại, bà gọi đó là “chuyến đi kinh hoàng”. “Đến giờ nhiều khi tôi không nhớ gì về Việt Nam hết mà chỉ nhớ về chuyến đi,” bà nói với chương trình Newsnight của BBC.

Không lâu sau khi rời bến, chiếc thuyền nhỏ bị hỏng máy, và thức ăn, đồ uống cũng sớm cạn kiệt. Đoàn người tuyệt vọng chứng kiến nhiều tàu đi ngang qua, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ.

Ngày thứ 19, một chiếc tàu lớn mang cờ Mỹ dừng lại bên chiếc thuyền chở nhóm người di cư.

“Khi mình nhìn thấy lá cờ thấy đây là tàu Mỹ thì mình nghĩ là ồ thế nào thì họ cũng sẽ vớt chiếc tàu này,” bà Tùng kể.

Nhiều người bơi tới gần tàu USS Dubuque nhưng bị xua đuổi

“Nhiều đàn ông mừng quá đã nhảy khỏi thuyền và bơi đến gần chiếc tàu. Nhưng khi họ bơi tới gần, anh trai tôi cố trèo lên chiếc tàu và bị họ lay cho rơi xuống. Họ nói, ‘quay về đi’. Nhưng anh trai tôi đã yếu quá rồi.”

Bill Cloonan, một cựu sĩ quan trên chiếc USS Dubuque, kể lại:

“Họ nhảy chồm chồm trên tàu, reo vẫy, la hét. Rõ ràng là họ cần được giúp đỡ.”

“...Tôi thấy một người đàn ông Việt Nam cố bám vào sợi dây rơi xuống từ trên tàu. Một người nào đó trên tàu được lệnh rung sợi dây đó để ông ta bỏ cuộc.

“Tôi rất buồn về điều đó, đó là hành động không phải. Thật kinh khủng.”

Ông Bill Cloonan, người có mặt trên tàu USS Dubque khi tàu gặp thuyền chở bà Tùng

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque cho cung cấp đồ tiếp tế nhưng quyết định tiếp tục tiến tới vịnh Ba Tư, để lại Tùng và những người đồng hành, lúc đó vẫn hy vọng họ sẽ sớm được giúp đỡ.

“Sau 19 ngày lại có đồ ăn và nước uống, chúng tôi mừng vô cùng. Chúng tôi ăn, uống và tiếp tục chờ đợi. Sau hai ngày, không có một ai.

“Hết ngày đến đêm, rồi đêm lại qua ngày, tôi chỉ biết cầu nguyện, Chúa, xin hãy giúp con.

“Bạn biết là mình lại bị đói, bị khát, mà không biết điều gì đang xảy ra, không biết phải làm gì.”

'Cứ ăn tôi'

Chiếc thuyền gỗ lại trôi dạt trên đại dương, và nhiều người lần lượt ra đi. Nhóm người tồn tại nhờ vào ăn thịt người đã chết.

Bà Tùng kể: “Có một người, trước khi chết, ông ấy nói, cứ lấy ông ấy làm đồ ăn. Ông ấy nói với chúng tôi, cứ ăn tôi đi.

“Thế là từ hôm đó, từ khoảnh khắc đó, chúng tôi [ăn] từ người chết.

Thế là từ hôm đó, từ khoảnh khắc đó, chúng tôi ăn từ người chết. Điều đó vẫn làm tôi rất buồn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến [chuyện này].Bà Trịnh Tùng

“Điều đó vẫn làm tôi rất buồn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến [chuyện này],” bà nghẹn giọng.

Hơn hai tuần trôi qua, cuối cùng chiếc thuyền cũng được ngư dân ven biển Philippines cứu sống. Lúc bấy giờ, hơn một nửa số người trên thuyền đã thiệt mạng.

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque, Alex Balian đã phải ra trước tòa án binh, ông không bị bỏ tù nhưng buộc phải rời quân ngũ vì tội thiếu trách nhiệm.

Phóng viên Gabriel Gatehouse của chương trình Newsnight BBC nhận xét, kể từ những năm 1980, Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc đã có quy định các tàu phải cứu giúp tàu gặp nạn.

“Thế nhưng đây vẫn là lĩnh vực chưa rõ ràng. Làm thế nào để xác định đâu là tàu đang gặp nạn và như thế nào là giúp đỡ phù hợp?”

Bà Tùng cùng con trai hồi còn phục vụ trong quân ngũ

Giáo sư Guy Goodwill-Gill từ Đại học Oxford phân tích, “vấn đề của họ không chỉ là cứu nạn mà là làm gì sau đó? Một số chính quyền có thể còn không cho họ lên bờ.

“Hoặc với những chính phủ chấp nhận cho họ vào bờ đi nữa, thì câu hỏi đặt ra là, sẽ làm gì với họ, để họ ở đâu? Liệu có giữ họ lại không? Đây là vấn đề chúng ta từng phải đối diện trong quá khứ, đã giải quyết được nó, và tới giờ lại phải giải quyết.”

Câu chuyện về tàu USS Dubuque và thuyền trưởng Balian nay vẫn được dạy trong khóa đào tạo về đạo đức cho các chỉ huy tàu ở học viện hải quân Hoa Kỳ,” phóng viên Gatehouse nói.

Bà Trịnh Tùng nay sống ở Hoa Kỳ cùng con trai - người sống sót hành trình vượt biển với bà.

Anh từng phục vụ trong quân đội và hiện làm công chức ở Washington.

Khi được hỏi về những thuyền nhân thời nay, những người Rohingya trôi dạt trên biển, bà nói, “khi tôi nhìn mặt họ, họ cũng giống như chúng tôi trước kia. Tôi chỉ mong có ai đó giúp đỡ họ, chìa cho họ một bàn tay, vì dù gì đi nữa, họ cũng mang dòng máu đỏ như chúng ta.”

Xem chương trình của Newsnight phát hôm 22/06/2015 tại đây.
BBC 25/5/15
23 Tháng Hai 2014(Xem: 9817)
HÀ NỘI — Các nhà bảo tồn tại Việt Nam đã phát động một chiến dịch tuyên truyền trên đài truyền hình nhằm chặn đứng việc sử dụng cao hổ như là một món quà quí báu. Trong khi động thái này được hoan nghênh rộng rãi, một số người cho rằng đã quá trễ đối với những con cọp hoang dã cuối cùng của Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gởi về bài tường thuật sau đây.
06 Tháng Hai 2014(Xem: 8408)
heo di chúc của Nelson Mandela được mở hôm nay, số tài sản trị giá 4,1 triệu của người anh hùng dân tộc Nam Phi sẽ được chia cho gia đình, đảng ANC và 6 trường học mà ông có nhiều gắn bó.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8941)
Một câu hỏi cùng được nêu: Tại sao nhà nước VN không có động thái nào đáng kể trước sự kiện được cả thế giới long trọng tổ chức, đến cả cung điện Hoàng gia Anh (“phong kiến”) cũng treo cờ rủ, “đế quốc Mỹ (mà xấu)” thì ra lệnh treo cờ rủ tại Toà Bạch Ốc và các cơ quan công quyền vào ngày thứ hai 9/12/2013 (và hơn 100 nguyên thủ quốc gia, hoàng gia, và giới chức cao cấp của các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có mặt trong lễ tưởng niệm ông Mandela hôm nay). Chẳng lẽ nhà nước “xã hội chủ nghĩa” ta bây giờ không còn coi trọng lý tưởng chống thực dân, bình đẳng và hòa giải dân tộc là thiêng liêng như thời trước?
24 Tháng Mười 2013(Xem: 8322)
Có khoảng 400.000 cây chi anh, chia làm 8 loại được trồng trên những sườn đồi ở Hitsujiyama, dưới chân ngọn núi huyền thoại Buko. Vô vàn bông hoa mãn khai tạo nên một thảm hoa tươi, kết hợp bởi sắc hồng, tím và trắng lãng mạn.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 9544)
Hôm nay, 21/06/2013, là ngày đầu tiên của mùa hạ. Theo truyền thống từ năm 1981, nước Pháp chọn ngày này làm Ngày hội Âm nhạc. Kể từ hôm nay và trong suốt mùa hè này, RFI phát thanh loạt bài với chủ đề Nhạc tình muôn thuở. Đây là dịp để cho chúng ta cùng khám phá lại những giai điệu rất quen thuộc, cho dù công chúng ít để ý tác giả là ai.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 9248)
May mắn cho những ai có cơ hội thưởng thức được cả hai nghệ sĩ tài ba này. Còn gì đẹp hơn là được cả hai tiếng hát này làm nát lồng ngực? Có đấy! Khi bạn được nát ngực cùng với ý trung nhân của mình, nắm tay nhau, cùng tan vào “passione.”
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8399)
Quốc Anh trân trọng thông báo cùng các thân bằng hữu xa gần, khán thính giả thân mến, Quốc Anh chờ mong và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của tất cả. Quốc Anh chân thành cảm ơn.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 7966)
Giáo sư Trần Quang Hải trong studio đài RFI ngày 31/05/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 8478)
Công ty bán đấu giá nói đàn đã vượt quá giá trị ước tính cả trăm ngàn đô la Cây guitar mà John Lennon và George Harrison của ban nhạc Beatles từng sử dụng đã có giá 408.000 đô la Mỹ qua bán đấu giá. Cây đàn thửa này do công ty VOX sản xuất năm 1966 và nay đã thuộc về một người mua giấu tên ở New York.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 13709)
Long Beach Convention Center, một đại hí viện sang trọng vào bậc nhất tại miền Nam Cali với sức chứa hơn 6000 người, dường như không còn một chỗ trống trước số khán giả kỷ lục từ khắp nơi trên thế giới và Hoa Kỳ đã hội tụ về đây để tham dự Đêm Thơ Nhạc Những Vết Tiền Thân và Tình Ca Quê Hương do Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư, Trung Tâm Los Angeles tổ chức vào đêm Chủ Nhựt 29-12-96 vừa qua.