Những điều chưa kể về Phạm Duy

04 Tháng Hai 20186:58 CH(Xem: 8093)

VĂN HÓA ONLINE - TUYỆN THƠ TÙY BÚT  - THỨ HAI 05 FEB  2018


Những điều chưa kể về Phạm Duy


(Trích www.phongtratiengxua.co m)


 image063

Tượng Phạm Duy tại nghĩa trang Bình Dương (Ảnh VCH)​


SAIGON STAR HOTEL.



Qua Duy Minh tôi được biêt Cty Phương Nam phim có cử người sang Mỹ để gặp Duy Minh và Ông cụ. Tôi những tưởng ông cụ đã xong các yêu cầu qua lại trước khi về quê hương. Nơi mà ông đã ao ước, đã chuẩn bị cho phần đời còn lại, được sống và chết ngay trên quê hương của mình, Quê hương Việt Nam. Nhưng một đêm rất khuya , Ông phone cho Vũ Xuân Hùng ” Cậu lo cho tôi một chỗ ở, giá phải chăng để tôi ở tạm, đừng đắt lắm nhé. ở tạm thời gian thôi . Tôi sẽ bán nhà bên Mỹ về VN tậu nhà đấy !

Như vậy là hợp đồng giữa ông và Cty Phương Nam vẫn còn nằm trên giấy chưa đi đến đâu vì theo tôi nghĩ nếu đã hoàn tất thì vấn đề nơi ăn chốn ở của ông cụ sẽ phải có trong những những điều khoản hợp đồng này.Thế là sau khi thăm dò một vài nơi. Tôi chọn Saigon Star Hotel , Mục đích khi tôi chọn Saiton Star vì địa điểm này rất đẹp, nằm ngay trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Phía trước là sân Tao Đàn nơi ông có thể đi bộ vào mỗi buổi sáng và quan trong nhất là địa điểm này gần nhà chúng tôi. Chỉ cần 5 phút đi bộ là đến nơi. Rất tiện việc đi lại chăm sóc cho ông cụ. Người mà tôi đã xem như một người bố thân thương .

Tôi đến SAIGON STAR HOTEL với mong được một cái giá ” Ưu đãi ” cho ông cụ trong những ngày đầu về sống tại Việt Nam. Vì thật sự những người con trai ông cũng chưa chuẩn bị được “Nơi ăn chốn ở ” cho bố. Điều rất dễ hiểu là vào thời điểm này thì ngay cả Duy Quang cũng chưa có một cuộc sống ổn định, Quang đang  phải làm lại từ đầu thì cách gì lo được cho bố.

Nhưng thật  may mắn bất ngờ, một Mạnh Thường quân rất ngưỡng mộ NS Phạm Duy, thuộc thành phần lãnh đạo SAIGON STAR HOTEL đã tài trợ toàn bộ cho Ông với lời bảo đảm là ” Ông cụ ở đến bao lâu cũng được”. Và đặc biệt đã chọn cho NS Phạm Duy một phòng khách, phòng ngủ riêng như một căn nhà, đầy đủ tiện nghi, Chính nơi đây NS Phạm Duy đã sống gần một năm và hoàn toàn miễn phí (Ngoại trừ tiền massage của Hotel ).

Đặc biệt hơn nữa là SAIGON STAR HOTEL đã ưu ái dành cho NS Phạm Duy một căn phòng đẹp nhất mà trước đây Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã từng sống một thời gian dài, Phút đầu tiên khi đặt chân đến căn phòng tôi nhìn thấy khuôn mặt ông thực sự vui khi nhìn thấy một bình hoa mà tôi đã trân trọng ghi dòng chữ ” Welcome home ” để và một đĩa trái cây tôi đã chuẩn bị cho ông . 

Trên tường có treo khung hình của NS Phạm Duy. Tôi nghĩ ông sẽ cảm thấy thoải mái như đang sống trong căn nhà riêng của mình.
Ngày thứ hai ” tọa lạc ” tại Saigon Star Hotel hai việc cần mà ông cho là SOS là chỉ đạo ngay cho Tôn Thất Thu ( Bạn nối khố của Duy Cường ) Người về từ Norway set up  ngay cho ông một bộ máy computer để ông bắt tay vô làm việc . Và ông phone ngay cho tôi ông cần một đàn Organ ( Không cần hàng cao cấp ) chỉ cần bấm note nhạc thôi , Cây đàn mua tại Cty Nhạc Việt nằm trên đường Điện Biên Phủ .

Đây là khoảng thời gian ông muốn sáng tác trên máy computer và muốn thể hiện ngay trên phím đàn Organ. Thật sự tôi chưa từng thấy một người đã hàng U 80 hơn mà sử dụng vi tính nhuần nhuyễn còn hơn những Sinh Viên đại học thủa đó .Đây là chiếc đàn Organ mà những ngày đầu đặt chân trở về quê hương , ông đã sáng tác trên cây đàn Yamaha này, Hiện chiếc đàn vẫn còn hiện diện trong phòng làm viêc của NS Phạm Duy.

Tôi thật sự không biết rõ về tờ di chúc của NS Phạm Duy để lại cho các con sau này Nhưng trong những lúc ” Trà dư tửu hậu . Ông vẫn tâm sự là Duy Minh sẽ là người ” Tay hòm chìa khóa ” của ông. Duy Minh là người con mà ông tin tưởng sẽ được giao những ” thứ ” có tính cách vật chất như tiền bạc , nhà cửa đất đai, Còn Duy Cường sẽ là người nối nghiệp và quản lý gia tài âm nhạc đồ sộ của ông. 


Tôi không nghe nhắc đến Duy Quang . Thắc mắc này tôi có hỏi ông “ Còn Duy Quang thì sao ? Ông cười thật lớn “Cậu này còn lông bông quá ,không giữ được gì đâu ! ” Gái ” nó lấy hết .Tài sản có bạc triệu đô la nhưng cuối cùng thì cũng tay trắng ....


Một chút đượm buồn khi ông nói chuyện này. Vì Duy Quang là người con trai Ông và Thái Hằng thương yêu nhất trong tất cả những đứa con trai.Thậm chí đã lấy chữ lót của bà là Quang Thái (Quang là tên đệm ở nhà, thời con gái của ca sĩ Thái Hằng ) để đặt tên cho đứa con trai Duy Quang của mình .



Mặc cho những thị phi, mặc những ganh ghét đời thường, mặc những chính kiến bất đồng đúng sai, tôi không quan tâm. Với tôi, tôi trân trọng NS Phạm Duy bởi ông là một người bố thương con vô bến bờ ( đặc biệt với Duy Quang ). Và ở đây tôi cũng không muốn nói nhiều về ” tài năng âm nhạc Phạm Duy ” chuyện này xin miễn bàn bởi tôi đoan quyết rằng 100 năm sau nữa , chắc gì chúng ta đã có được một Phạm Duy thiên tài mà chúng ta vừa mới mất .

Tôi vẫn còn nhớ, một hôm Duy Quang đến nhà gặp tôi với một chút e ngại và trịnh trọng nói : Bố đang buồn vì không biết làm giỗ cho Mẹ Thái Hằng ở đâu , Không lẽ lại đặt bài vị tại khách san hoặc một Nhà hàng nào đó . Và sau một chút ấp úng Duy Quang nói “ Ông Cụ có ý muốn tổ chức ngày giỗ cùng với vài người thân trong gia đình tại nhà Vũ xuân Hùng, Xuân Hòa đấy “

Là người Công giáo, tôi chưa từng cúng giỗ bao giờ. Những ngày kỷ niệm ngày mất của tổ tiên ông bà. Chúng tôi thường chỉ đến Nhà thờ và xin lễ cho người thân thế thôi, và không có chuyện mở tiệc ì xèo cho những người còn sống . Tuy nhiên tôi nghĩ không có lý do để từ chối thực hiện một việc vô cùng hợp lý với người nhạc sĩ mà tôi đã đặt ông vào vị trí bậc thân sinh của mình. Nên chuyện này không có gì thắc mắc để bàn .

Thế là ngay ngày hôm sau một mâm cỗ thịnh soạn đủ những gì cần thiết cho một lễ giỗ tối thiểu. Đó là một ít thực phẩm Duy Quang mua từ quán Cấm Chỉ : Gà luộc nguyên con + Xôi xéo ( Món khoái khẩu của chàng ) phần còn lại thì do tôi chuẩn bị . Tôi thấy NS Phạm Duy đã thật sự hạnh phúc với ngày giỗ đầu của vợ . Một lễ giỗ thật ấm cúng với có sự hiện diện của những người thân trong gia đình . Trong đó có thêm Minh Đức Paris, Phượng ( Vợ cũ của Duy Cường ) Dạ Thảo,Tôn Thất Thu, Văn Công Mỹ và Phong Quang một photographer đã có cả một thời gian dài sát cánh bên ông cụ. Phong Quang đã có nhiều hình ảnh của NS Phạm Duy nhiều nhất trong những ngày đầu ở VN )

Trong gia đình Duy Cường là người con sống lặng lẽ , thường không xuất hiện trong các tiệc tùng vui chơi, Nhưng những khi công việc có tính cách liên quan đến âm nhạc thì Duy Cường thường ngồi bên Bố . Tôi nghỉ có lẽ ông tin tưởng vào người con trai mà ông đặt sự nghiệp âm nhạc của ông .
 


Qua kinh nghiêm làm thủ tục về nước cho Duy Quang Tôi nghĩ ,biết rằng chỉ cần làm theo đúng yêu cầu thủ tục qui định là mọi việc sẽ thực hiện được . Con trai của ông Phạm Duy Nhượng ( Anh ruột NS Phạm Duy ) Cậu này chỉ là một nhân viên bình thường trong một công ty Luật, không chức vụ, không tiếng tăm trong xã hội , cũng đã đường hoàng bảo lãnh cho ông chú Phạm Duy của mình , một cổ thụ của âm nhạc Việt Nam về nước .


Vậy cứ theo đúng thủ tục mà làm . Mắc mớ chi mà phải ” chạy thuốc ” Tôi hiểu rõ việc này vì tôi là người đến tận văn phòng làm việc của  con trai Ông Phạm Duy Nhượng ( Thật sự tôi quên tên cậu này  ) Văn phòng đặt tại 17 đường Lê Duẩn nằm trong khuôn viên của Sofitel Saigon Plaza để nhờ ký vào các mẫu và những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục xin hồi hương cho ông cụ ,Vì lẽ rất đơn giản theo qui định của Nhà Nước là người bảo lãnh phải cùng họ tộc với nhau mới được đứng đơn xin .


Và chẳng bao lâu sau thì hình ảnh NS Phạm Duy với tấm căn cước ngập tràn trên các trang báo chí, báo tờ, websites online của Việt Nam . Nhìn gương mặt ” hồ hởi ” của ông cụ khi khoe cho bàn dân thiên hạ tấm căn cước Viêt Nam mang tên ông, đã làm tôi xúc động . Sau những lo toan thì đã được kết quả mong muốn . Ông cụ bảo với tôi ” Cô là người đầu tiên tôi khoe việc này đấy .Thế là tôi thoát cái cảnh cứ 3 tháng tôi phải đến Saigon Star ( khách sạn ông cụ làm nơi ” thường trú ” trong những ngày đầu về VN đưa ông cụ đến 161 Nguyễn Du Văn Phòng Xuất Nhập Cảnh để gia hạn visa ( Thời điểm này visa chỉ được tối đa 3 tháng ) 

Mỗi lần đến đây NS Phạm Duy gần như được mọi sự ưu ái của Ban Lãnh Đạo Văn Phòng.. Từ Mr. Mạnh Tường đến bà Trúc Viên Trưởng và Phó phòng cơ quan và kể cả nhân viên trực tiếp làm việc với NS Phạm Duy .Ông cụ không phải xếp hàng chờ đợi gọi tên , dù dân chúng rất đông chờ đợi . NS Phạm Duy luôn được giải quyết nhanh gọn. Tôi nghĩ sự ưu ái bắt nguồn từ tuổi già và nhất là trân trọng người Nhạc sĩ qua những tác phẩm để lại cho đời .


Sinh Nhật đầu tiên NS Phạm Duy về nước , Tôi tổ chức tại phòng tiệc của Sài Gòn Star Hotel  với sự tài trợ của Ban Giám đốc của Hotel , ( Thời điểm này Phương Nam Phim chưa ” Quản Lý ” Phạm Duy nên tôi chỉ cần hỏi ý kiến ông cụ và Duy Quang là OK .Và danh sách mời có một vài người theo đề nghị của ông như NS Trần Văn Khê, Nhà thơ Phạm Thiên Thư, NS Nguyễn Văn Tý, Luu Trọng Văn ( Con trai của Thi sĩ Lưu Trọng Lư – Lưu Trọng Văn đã tặng NS bài thơ…Về thôi ! Làm gì có trăm năm mà đợi – Làm gì có kiếp sau mà chờ .) 


 


Phần danh sách mời thì tôi ” tự biên tự diễn ” .Ngoài những người bạn thân Văn Công Mỹ, Tôn Thất Thu, Mr Triệu – ca sĩ Mỹ Hạnh chủ phòng trà 2 B thì những người mà tôi quý mến và trân trọng đều hiện diện trong danh sách khách mời .Nhà Báo :Hải Ninh ( Thanh Niên ) Dạ Ly, Nguyên Vân,( Báo Thanh Niên ) vài nhân vật trong Hội Nghệ Sĩ báo chí thân quen. Những nhân vật mà tôi nghĩ rằng ” thuận lợi ” cho Ông cụ và gia đình sau này.

ĐÊM AN BÌNH ( SILENT NIGHT TẠI SOFITEL PLAZA HOTEL.

( Báo Thanh Niên ) Đây là đêm biểu diễn đầu tiên trong chuỗi chương trình giới thiệu, giao lưu tác giả – tác phẩm trong thời gian diễn ra lúc 20 giờ ngày 21.12 tại khán phòng Diamond, khách sạn Sofitel Plaza Saigon, Q.1, TP.HCM. Được tổ chức trong không khí nô nức đón Giáng sinh, Đêm an bình vừa là món quà tinh thần dành cho người yêu nhạc, vừa là dịp hiếm hoi để người hâm mộ có thể gặp gỡ, giao lưu với các nhạc sĩ tên tuổi.

Và 6 nhạc sĩ tham gia trong chương trình mở đầu này sẽ là: Phạm Duy, Nguyễn Văn Tý, Tô Vũ, Vũ Đức Sao Biển, Châu Kỳ, Nguyễn Ánh 9; ngoài ra đêm nhạc còn có thêm vị khách đặc biệt: nhà thơ Phạm Thiên Thư – tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ nhạc (Ngày xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng…).Được sắp xếp xen kẽ nhau, những bản nhạc “để đời” của các tác giả trên cùng các ca khúc Giáng sinh nổi tiếng thế giới sẽ được thể hiện bởi các ca sĩ: Duy Quang, Thái Hiền, Thái Châu, Giao Linh, Ái Vân, Hồng Vân, Mỹ Hạnh, Mỹ Lệ, Xuân Phú, ( Nguyên Vân Báo Thanh Niên )  Đạo diễn chương trình đêm An Bình NS Vũ Xuân Hùng  Biên tập Xuân Hoa.

BEHIND THE SCEEN SILENT NIGHT SHOW.

Tôi cũng có một chút tiết lộ về người NS đại tài cả thế giới biết tên tuổi này. Trong lần đưa ông đi ăn sau buổi ráp với Ban Nhạc tại phòng trà 2B của ca sĩ Mỹ Hạnh – Triệu. Ông bảo ” Nếu tôi biết trước cô có mời ông Châu Kỳ thì tôi sẽ không tham gia chương trình này đâu ” Tôi ngạc nhiên hỏi ” Sao vậy Bác ? ông cụ trả lời ” Vì tôi làm bài MÙA THU CHẾT thì hắn làm bài MÙA THU KHÔNG BAO GIỜ CHẾT ” ( Nguyên văn ) Tôi chỉ còn biết kêu trời vì suy nghĩ này. Làm sao mà có sự thâm thúy đến như vậy nhất là mấy ông nhạc sĩ . Chuyện buổi sáng – buổi chiều đã quên tuốt luốt. Tôi chỉ còn biết cười trừ vì ý nghĩ ngộ nghĩnh này của Đại Nhạc Sĩ Phạm Duy .

Đó Phạm duy là như vậy đó , đôi lúc ông trẻ thơ đến mức ” Không ngờ “ Có lần hơn 10 giờ đêm từ nhà ông Quận 11 ông cho tài xế lái xe đến phòng trà Văn Nghệ Lam Sơn Bình Thạnh để mỗi việc khoe với tôi, ông mới tậu chiếc xe mới .

Vào một buổi sáng ngày thứ bảy Tôi nhận được  một cú phone của Nhà Tài Trợ cho đêm diễn của NS Phạm Duy ” Chị ra gấp ngay Sun Wah mình gặp nhau có chuyện gấp cần bàn nhé “ . Tôi trộm nghĩ ngay là có một tiết mục vui chơi gì nửa đây . Vì nhân vật này vô cùng đam mê âm nhạc , nên bất cứ ngày tháng nào trong năm có chút gì đó gọi là ” Kỷ niệm ” là tức khắc có lý do để họp mặt, để ca hát , ăn uống , vui chơi ” Quên ngày tháng “.

Tôi và Vũ Xuân Hùng có mặt tại Sun Wah theo yêu cầu ,vì trong lòng cũng muốn biết ” chuyện gì đang hay sắp xảy ra ” cuối cùng thì là liên quan đến chương trình ” Ngày Trở Về ” của NS Phạm Duy Tại Sofitel do Cty Phương Nam tổ chức.

Đã từ lâu , Từ ngày NS Phạm Duy đã thực hiện hợp đồng với Cty Phương Nam , Tôi đã rút vào hậu trường , vì đây là nhiệm vụ của họ . Tất cả những hoạt động có tính cách business của Ông cụ tôi không dính vào nữa . Tôi chỉ đến với ông cụ bằng cái tình , không khác hơn một cô con gái làm cho ông bố thế thôi ! . Tuy nhiên chương trình ” NGÀY TRỞ VỀ ” tại Sofitel là một đêm ra mắt thuộc dạng ” chào hàng ” của Cty Phương Nam , Không bán vé , chỉ gồm những nhân vật thuộc tầm cở VIP của thành phố .

Một cách chắc nịch . Nhà tài trợ cho đêm diễn đề nghị tôi ” Nhúng tay ” vào đêm diễn của Ông Cụ tại Sofitel . Vì đây là một trong những yêu sách của NS Phạm Duy . Tôi từ chối vì không muốn đụng chạm đến business của một đơn vị thuộc tầm cỡ có uy tín trong thành phố dù đây không phải là một chương trình thuộc loại business để kinh doanh .

Thật sự thì tôi cũng không tin lắm về lý do yêu cầu này , Tôi cũng không nghĩ là NS Phạm Duy lại dành cho tôi một ưu ái như vây , Một cú phone từ Nhà Tài Trợ đến NS Phạm Duy và ông trực tiếp nói chuyện với tôi ” Cô tham gia vào chương trình NGÀY TRỞ VỀ giúp tôi nhé . Tôi sẽ cảm thấy yên tâm khi có mặt Vũ Xuân Hùng Xuân Hòa ” Tôi biết cô bận nhưng tôi muốn vậy .

Từ những ngày đầu về quê hương Việt Nam , hầu như tôi chưa bao giờ từ chối ông cụ việc gì mà ông cụ cần tôi và Vũ Xuân Hùng giúp đỡ . Trong đầu tôi luôn có ý nghĩ là không biết ông cụ ” Ra đi ” lúc nào, nhất là NS Phạm Duy thỉnh thoảng lại bị nhập viện vì đứt một cái dây gì đó trong cổ họng ( tôi quên mất ) mỗi lần như vậy là máu tuôn xối xả , phải cấp cứu ngay không thì nguy hiểm đến tính mạng .

Thế là tôi nhận lời làm một việc không phải của tôi . Vì khi đã làm việc gì dưới sự điều khiển của một đối tác nào đó là tôi Say NO, tuy nhiên không kể Nhà Tài Trợ chương trình này cho ông cụ luôn lúc nào cũng muốn làm ” Vừa lòng ” ông cụ . Và một buổi họp khẩn cấp ngay tại phòng họp Sofitel để triển khai chương trình . Đại diện bên Cty Phương Nam có Ms . Thúy Giám Đốc thời điểm này , Tôi NS Vũ Xuân Hùng đại diện cho bên nhà Tài Trợ . Tất cả mọi chuyện đã tiến hành thật nhẹ nhàng và êm đẹp . Lý do đơn giản là tất cả vì ông cụ , Vô vụ lợi .

Và cuối cùng thì một đêm diễn thật ấm cúng , sang trọng, Và người hạnh phúc nhất trong đêm là NS Phạm Duy với hàng trăm bó hoa và những bạn hữu của ông . Và danh sách mời cho đêm của ông mặc dù Cty Phương Nam là ” chủ xị ” nhưng danh sách mời của tôi dứt khoát là không thể thiếu các nhân vật NS Trần Văn Khê , NS Nguyễn Văn Tý, Nhà thơ Phạm Thiên Thư .Ngoài danh sách này của tôi còn có sự hiện diện của Tổng Biên Tập báo Thanh Niên : Nhà Báo Nguyễn Công Khế và chương trình có sự xuất hiện của ông Thủ Tướng chính phủ : Ông bà Võ Văn Kiệt .

Trong một lần chúng tôi Vũ Xuân Hùng , Xuân Hòa , Nguyễn Toàn ( Bạn Vũ Xuân Hùng ) đang ngồi tại quán cà phê vỉa hè "Bố già" trên đường Hồ Huấn Nghiệp Quận 1 ( đây là nơi mà hầu như mỗi buổi sáng chúng tôi đều có mặt . Ông hớn hở ” hồ hởi ” khoe “ Tớ vừa vớ một em nhà thơ yêu mê mệt nhạc của tớ, hai bên ” Hàn thuyên tâm sự ” cả một tuần lễ không ra khỏi nhà . Một nụ cười vô cùng đắc ý như ông vừa trúng lô độc đắc, Khi ông ghé vào tai tôi nói tên ” Người tình không chân dung ” thì thật sự đây là một nhà thơ nữ mà hầu như nếu tôi khai thiệt thì ai cũng biết, vì tài làm thơ cũng như những Xì căng đăn đình đám chung quanh cô . 

Đó, Phạm Duy là như vậy đó, đôi khi ông quên mất mình là một nhân vật nổi tiếng, phải sống mẫu mực, khuôn phép như đạo lý của người phương đông, để làm gưong cho con cháu , cho chúng sinh noi theo, ông thuộc dạng ” I do – What I want ” và đó là luôn có những tai tiếng luôn đi kèm theo những nhạc phẩm để đời của ông ,
Ông ” Who care ” những luân lý sáo ngữ, đạo đức mà ông cho là đạo đức giả . Và tôi cũng là người đã từng nghe ông nói về Trịnh Công Sơn ” Tình yêu của Sơn chỉ hương hoa , lãng mạn, trên mây, trên gió, không thực . Tôi í à Yêu là ” Xáp lá cà ” tới bến . Đó là Phạm Duy , người nhạc sĩ đã làm thế giới điên đảo vì : Chiều tà, Nghìn trùng xa cách, Yêu em vào cõi chết , Mùa thu chết , Đừng bỏ em một mình v.v 

Tôi có cảm nghĩ là ông đang thiếu một người để tâm sự , Tâm sự tất cả nỗi lòng mà không cần phải ngại ngùng. hoặc e ngại bị ” phản phé “. Vì đám con gái Thái Thảo, Thái Hiền thì ở cách ông xa lắc. Duy Minh người con thân cận nhất của ông thì cũng đang sống ở Mỹ để quản lý nhà cửa cũng như sự nghiệp âm nhạc của ông bên đó, Duy Quang Duy Cường thì đang ở cận kề ông nhưng làm gì có thời gian để ngồi nghe ông tâm sự. Đó là lý do tại sao tôi là nhân vật được ông ” Chiếu cố đặc biệt ” mỗi khi ông gặp chuyện ” Khó gỡ ” . Mà ông thì lại muốn gỡ ngay cả chuyện tình cảm của người con trai mà ông yêu thương nhất : Duy Quang.

Có môt lần, Ông đề nghị tôi ” nói vô ” với Duy Quang để Duy Quang chấp nhận cô bé mà riêng ông đã rất quý mến những cái dễ thương của cô bé . Cô bé là con gái cưng của ông Vua Sắt Thép Việt Nam, cư ngụ tại đường Phan Đăng Lưu, Cô bé đã yêu Duy Quang mê mệt ,mà theo tôi nghĩ không còn một thứ tình yêu nào say đắm đến như vậy, MT là tên cô gái xinh đẹp, học thức, đã từng một thân một mình đại diện cho ông Bố qua Singapore đấu thầu mua sắt thép thành công về cho Cty của Bố..

MT đã lên một chương trình sau khi làm Mrs. Duy Quang , cô sẽ thực hiện ngay trên lô đất của nhà cô một phòng trà to đùng để Duy Quang làm ông chủ. Thật sự là như vậy vì khu đất này theo tôi thấy thì có thể xây được đến … 5 cái phòng trà. Nhưng riêng với Duy Quang, thì anh chàng này chỉ biết… yêu, và nói theo cải lương là chấp nhận ” Một túp lều tranh với hai quả tim vàng, đó là lý do tại sao Duy Quang yêu một người con gái có gia cảnh rất nghèo. Nghèo đến nỗi khi tôi tiếp thu Phòng Trà Văn Nghệ, tôi dọn dẹp và bỏ đi những gì không cần thiết như cái TV quá cũ thì Quang lại gói ghém mang về cho người yêu của mình. .

Tôi trân trọng tình yêu này.Nhưng cuối cùng thì sau những hào quang của Duy Quang qua sách vở báo chí, đụng vào cuộc sống thực tế, Duy Quang đã không đủ ” Power ” để ” Cover ” một mối tình mà cả gia đình đã đặt tất cả niềm tin vào cô con gái xinh đẹp của họ. Và thế là nàng ” Ôm cầm sang thuyền khác” Và Duy Quang lại ghi thêm trong danh sách những người tình đi qua cuộc đời của Quang thêm một mối tình dang dở. Đây là mối tình mà tôi biết rất rõ là cũng đã làm Duy Quang lao đao một thời gian ..

Duy Quang cũng biết rõ cô bé MT yêu mình, Mỗi buổi sáng cô nàng lái chiếc BMW của mình đến đón Duy Quang đi đâu tùy thích . Nhưng Duy Quang thì vẫn ” tự tại ” với mối tình nghèo của mình, 

Tôi có hỏi Duy Quang cảm nghĩ thế nào về cô bé ( để nói lại cho bố Phạm Duy biết vì ông đã giao nhiệm vụ cho tôi thăm dò ) Duy Quang trả lời đơn giản là Duy Quang không yêu , chỉ xem cô bé như em như cháu trong nhà mà thôi, Hơn nữa vì liêm sỉ là Quang không thể nhắm mắt đánh liều để nhảy vào ôm cái gia tài đồ sộ bởi Bố của MT nhỏ hơn Quang đến mấy tuổi. Quả thật tôi rất nể phục Duy Quang vì điều này chứng tỏ Duy Quang không phải thuộc thành phần ” Gigolo ” 

Bố Phạm Duy thì thực tế hơn khi tôi ” báo cáo ” lý do không thể tiến xa hơn của Duy Quang với mối tình của cô bé MT , Một cách chắc nịch Phạm Duy bảo ” Cái thằng này ngố thế, Bố con bé đã thay thận bên TQ đâu có sống được bao lâu nữa mà phải áy náy. Cứ như thế thì nghèo cả đời . . Và đó là Duy Quang , Duy Quang của ” Hai năm tình lận đận ” của ” Thà như giọt mưa – Chỉ chừng đó thôi ” nói theo ngôn ngữ bình dân thì Duy Quang không phải thuộc hạng người ” Đào mỏ ” dù đó là mỏ vàng thứ thiệt đi chăng nữa !

RỒI ĐÂY ANH SẼ ĐƯA EM VỀ NHÀ CỦA NS PHẠM DUY.

"Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà Nhà của đôi ta, xinh xinh nhỏ bé Có vườn rau xanh ngát ngoại ô Có mùa mưa hay nắng mộng mơ Cây me già trong ngõ Hoa lá đổ về khuya Mùi hương lối xóm bay đi tràn trề. Rồi đây anh sẽ đưa em trở về ,Về nơi công viên yên vui lặng lẽ Hãy ngồi đây, ghế đá ngày xưa Dưới hàng thông có gió lửng lơ Con chim nào thường hay hót Con bướm nào thường hay bay Về đây với những thương yêu hàng ngày "...
.... . .
Đây là lời hứa của NS Phạm Duy với người vợ một đời của ông . NS Phạm Duy và các con đã chuẩn bị nơi đưa tro cốt của Bà Thái Hằng về Việt Nam, Nhưng buồn thay, ngưới đón tro cốt của bà không phải là người chồng và người con trai mà bà yêu thương nhất Duy Quang mà chỉ còn Duy Cường và những người thân , .

Đơn giản là vì Phạm Duy và Duy Quang đã không còn hiện diện trên cõi đời ô trọc này. Nhưng dù sao đi nửa thì Bà đã hiện diện bên cạnh ông, bên cạnh người chồng mà suốt cuộc đời bà đã âm thầm chịu đựng , Âm thầm chấp nhận và kiên trì sống bên người chồng tài hoa và cũng nhiều tai tiếng, nhất cử nhất động của người chồng mà bà yêu thương đều ” được ” cả thế giới quan tâm, dù chuyện có thật hay hoang tưởng của những kẻ ” Trà dư tửu hậu “.

Tôi nghĩ rằng Phạm Quang Thái ( Thái Hằng ) là biểu tượng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam, Lấy chồng xong là ” Chấm hết ” ,chịu thương , chịu khó, suốt cuộc đời tận tụy vì chồng con mặc cho những lần ” Say nắng ” mặc cho những lần ” đi hoang “, kể cả những bài tình ca mà người Nhạc sĩ tài hoa của chúng ta sáng tác cho những người tình đi qua cuộc đời ông, Bà vẫn cam chịu. âm thầm đứng sau lưng, là hậu trường vững chắc cho người chồng tài hoa, cho những đứa con gặp lao đao trong cuộc sống trở về bên cạnh bà, để tiếp sức cho chồng cho các con, Chưa một phóng viên, chưa một tờ báo nào có thể khai thác được góc khuất của bà. Cả thế giới nể phục bà: Bà Phạm Quang thái, Nữ danh ca Thái Hằng .


( Tin từ Báo mới by Ngân Hà )Tháng 2 năm 1999, bà phát bệnh ung thư phổi và mất sau đó tám tháng. Hơn 200 ngày chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, không ngày nào ông rời bà. Những ngày tháng cuối cùng bà oằn lên vì đau đớn, trái tim của ông tan vỡ, nước mắt cứ tự rơi, con cái thay nhau nắm lấy bàn tay nhỏ xíu chỉ còn da bọc xương, lạnh ngắt. “Tôi chứng kiến căn bệnh cướp dần sự sống từng ngày của mẹ tôi, những ngày cuối mẹ đau lắm, mẹ thều thào: “Có ai đó bóp cổ mẹ, con ơi!”… vậy mà thật là kỳ diệu, đêm cuối mẹ mất, mẹ ra đi trong giấc ngủ an lành” Duy Quang kể lại “.


 image064

Mộ Phạm Duy (trái) bên cạnh Duy Quang (bên phải)​ - Ảnh VCH

Người đã đi vào Huyền Thoại âm nhạc Việt Nam , Người Nhạc Sĩ đã để lại một kho tàng âm nhạc mà chúng ta biêt rằng không biết bao giờ mới có một Pham Duy hậu duệ để bù lắp vào khoảng trống âm nhạc, Hàng vạn người VN yêu mến ông qua những tác phẩm của ông, danh tiếng và tai tiếng luôn đi liền với cuộc đời của người nghệ sĩ sống thực bằng bản ngã của chính mình . 


By Xuan Hoa
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7254)
12 Tháng Hai 2015(Xem: 9224)
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 9579)
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9306)
Xin ai đó khi đọc tựa đề “Chết Tại Buôn Mê Thuộc” đừng có vội nghĩ ngay rằng tôi đang viết về” Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Không, đây là câu chuyện hoàn toàn khác hẳn và xảy ra tại Mỹ vào những tháng đẩu năm 1997 đến năm 2000 và câu chuyện được bắt đầu như sau:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9313)
Tôi đến thăm anh, chiều ba mươi Tết. Anh ngồi đối diện với tác phẩm phù điêu của anh, anh nói với giọng phẫn nộ : - Tôi là lính trận. Kẻ bị hy sinh. Chúng tôi chết cho tổ quốc à? Cả một bọn gian ác sống bằng máu xương của lính. Bọn buôn lính. Muôn vạn người chết cho một nhóm người hưởng. Xương máu của lính của dân. Cả một bè lũ phản quốc