Chân dung hoạ sĩ Rừng

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 14349)

RỪNG, gã du tử trên đại lộ màu sắc

Đặng Phú Phong

Rừng là một tên tuổi quen thuộc trong giới văn nghệ và anh được nhắc đến như là một hoạ sĩ hơn là một nhà văn hay nhà thơ, mặc dù anh cũng đã góp mặt trong văn học một số tác phẩm thơ và văn ký tên Kinh Dương Vương, Dung Nham và nhiều bút hiệu khác. Ở đây tôi cũng chỉ xin nói đến Nguyễn Tuấn Khanh (tên thật), với một hoạ danh là Rừng.

Ham thích hội hoạ từ lúc hãy còn rất nhỏ, cho nên sau này nhìn lại đời mình anh đã có cảm nghĩ rằng trời đất hay còn gọi là định mệnh đã cho (hay bắt ? ) anh trở thành hoạ sĩ. Anh đã phải trốn gia đình để được đi học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Và, nếu giải thích nhiều sự kiện, vấn đề theo thuyết định mệnh thì cái tên Rừng chính là sự báo trước cho một Hoạ sĩ Rừng có quá nhiều bí ẩn, rắc rối của đám rừng âm u gai góc, mặc dù anh giải thích rằng cái hoạ danh này là chữ thêm vào tên một người con gái, một người yêu mang tên một loài hoa. Rồi sau đó, cũng là một thứ định mệnh, tên người con gái đó phải được quên đi, nhường cho cái tên Rừng mang nhiều sắc thái tương phản, vừa hoang vu như khu rừng già ngàn năm vừa chằng chịt không lối không hàng của đám rừng non khó bước. Và đó cũng là tinh thần của những bức tranh của Hoạ sĩ Rừng.

Đây không phải là một bài nghiên cứu về Hoạ sĩ Rừng, nên người viết không chia từng chặng đường sáng tác, mà chỉ nêu vài điều nổi bật trong chuỗi dài sáng tác của anh. Tôi muốn nhắc đến thời kỳ sáng tác của Rừng trước 1975 với những bức tranh gói ghém tư tưởng phản kháng chiến tranh pha trộn những thứ đam mê , khao khát tình yêu. Có lẽ vì quá cưu mang và tự trang bị cho mình sự dấn thân ở từng mảng đời trong sư phi lý và đầy kịch tính của xã hội nên tranh của Rừng thường dùng màu thật nóng, thật mạnh và thật nhiều hình tượng khiến cho những hình tượng ấy thiếu không gian để thở, khiến cho người xem cũng ngộp thở theo. Cùng với một số hoạ sĩ cùng thời, hay các hoạ sĩ trong hội Hoạ Sĩ Trẻ ,mà anh là một thành viên, đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm khá thành công . Ở mỗi cuộc triển lãm tranh của anh đều có sắc thái riêng biệt, rất Rừng, và nhất là sự thay đổi trong chiều hướng sáng tác. Điều đó chứng tỏ Rừng rất chịu khó tư duy, luôn đi tìm cái mới cho tác phẩm của mình. Anh quan niệm con đường sáng tạo về nghệ thuật của anh như một con đường tu tập có nhiều thời kỳ và trong mỗi thời kỳ đều có nguyên nhân nội tại cùng với sự đưa đẩy của cơ duyên. Nhưng theo tôi thì Rừng quả là một người gan dạ dám đem cuộc đời cũng như sự nghiệp của mình ra làm vật thử nghiệm .

Từ một hoạ sĩ ảnh hưởng thật nhiều những hoạ sĩ Tây Phương như Van Goh, Gauguin, Cézanne, Dali, Picasso… anh đã thay đổi tư duy, cố gắng thoát ra để tìm thấy riêng mình. Người ta dễ dàng thấy sự mần mò tìm kiếm ấy qua những bức tranh anh gọi là “Phiêu Du Mộng Tưởng – "Ánh sáng và Bóng tối” đến “Trên Tầng Thanh Khí” và lần triển lãm lần nầy mang tên là Bát Quái hay còn gọi là Đen Trắng Đỏ. Những chủ đề đó nói lên được nỗi băn khoăn, ray rứt kiếm tìm một sự mới lạ cho tác phẩm của mình , cho dù sự “mới lạ” ấy có được sự chấp nhận của giới thưởng ngoạn, giới phê bình hay không. Trong phương diện này Rừng quả là một tay kiện tướng. Thật vậy rất nhiều hoạ sĩ đã không dám làm, có lẽ vì họ không có gan từ bỏ những cái đã giúp họ thành danh, có lẽ vì muốn bán được tranh, hoặc có lẽ thật đơn giản nhất là họ không còn biết sáng tác gì hơn nữa.

Trong chủ đề Bát Quái, Rừng muốn đưa triết lý Âm Dương trong Dịch vào hội hoạ một cách thật đậm nét qua ba màu đen trắng đỏ vì anh cho rằng: “…Dịch là biến động, đổi thay. Thay đổi liên tục, trở nên cái khác với cái đã có là bản chất của sự sáng tạo. Dịch là sáng tạo. Không biết có phải vì lẽ đó mà tôi nghĩ đến Âm Dương, đến Dịch đến Bát Quái…” Những bức tranh ba màu đen trắng đỏ và vô số đường ngoằn ngoèo nhìn như đường biểu thị của cơn địa chấn hay những bức tranh cách tân các hình Bát Quái khiến cho người xem có cảm giác nôn nao như đang chờ đợi một niềm vui nào đó sắp đến với mình.

rung_portrait_resize

Họa sĩ Rừng

gia_treo_co_-_tranh_rung_tel_424_675_0554_resize

Giá treo tranh cổ

me_dat_-_suu_tap_cua_lkt_resize

Mẹ Đất

 

23 Tháng Chín 2013(Xem: 8849)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8565)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 3550)
Vùng trung Âu đang chống chọi với trận lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua, tính đến giờ đã làm thiệt mạng ít nhất 16 người. Thành phố Dresden, thủ phủ bang Sachsen ở miền đông nước Đức, là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng bởi trận lũ này khi mực nước sông Elbe dâng cao.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 3892)
Bài phát biểu “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013 vào ngày 31/5 gây nhiều tranh cãi, đặc biệt trên các diễn đàn mạng. Một số người khen, cho là với bài phát biểu ấy, Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ có một tầm nhìn khá có tính chiến lược.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 3230)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc hai ngày họp thượng đỉnh trong không khí thân mật, nhằm giải quyết nhiều vấn đề như an ninh mạng, Bắc Triều Tiên và khí hậu biến đổi.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 11241)
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
23 Tháng Năm 2013(Xem: 8684)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua, CSVN đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại tòa án tỉnh Long An về tội tuyên truyền chống phá nhà nước chỉ vì đã phát truyền đơn chống bá quyền Trung Quốc. Bản án khá bất ngờ đối với dư luận Việt Nam và Quốc Tế: 6 năm tù giam cho Phương Uyên và 8 năm tù giam cho Nguyên Kha.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 4588)
Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao!
05 Tháng Năm 2013(Xem: 4647)
Tôi có tật ít nhớ ngày và nhớ tháng. Tôi chỉ nhớ thứ: Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư, v.v.. Có lẽ lý do chính là vì tôi dạy học. Điều quan trọng nhất đối với người đi dạy là nhớ thứ mấy mình dạy từ mấy giờ đến mấy giờ. Thời khóa biểu in và dán trên bức tường ngay trước mặt cũng chỉ ghi giờ và ghi thứ.