Nhạc phổ thơ khó hay dễ? Nghe lại Thu Phương hát "Những ngày thơ mộng"

15 Tháng Mười 20209:32 SA(Xem: 4713)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN NGHỆ - THỨ NĂM 15 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nhạc phổ thơ khó hay dễ? Nghe lại Thu Phương hát "Những ngày thơ mộng"


Phạm Mạnh Đạt


Đọc một bài thơ, chúng ta thưởng thức áng văn chương, ngôn từ cùng thể loại v.v. nhiều bài thơ hay đã làm cho người đọc xúc động, xao xuyến …..


Nghe một bài nhạc,chúng ta thưởng thức âm hưởng cùng giai điệu tiết tấu của nhạc, nhiều bài nhạc đã đi vào lòng người và có những nhạc phẩm đã trở thành bất tử...


Gần đây phong trào nhạc phổ thơ đã được rầm rộ phổ biến ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Vậy thì nhạc phổ thơ khó hay dễ ? Riêng cá nhân tôi , phổ thơ khó hơn là viết một bài nhạc, bởi vì khi viết một nhạc phẩm , tác giả đã có sẵn trong đầu một cảm hứng một ý nghĩ và một định hướng rõ ràng , còn để phổ một bài thơ, chúng ta phải gọt dũa dựa theo lời thơ , phải gò bó về luật lệ âm nhạc, ví dụ như về hòa âm , luật cân phương cùng những dòng nhạc của phần phiên khúc và điệp khúc v.v,,, cấu trúc thế nào để thực sự nó là một nhạc phẩm đúng nghĩa của nó, cũng như chúng ta viết một bài thơ, phải dựa vào thể loại của thơ ví dụ như song thất , lục bát, bằng bằng trắc trắc ,phải có vần có điệu và luật lệ của văn thơ .


Nhiều bài thơ đã được nổi tiếng nhờ vào những giòng nhạc hay của các nhạc sĩ tài ba phối phổ. Nói đếh đây tôi phải nhắc đến người dàn anh phổ nhạc đã khuất đó là n/s Phạm Duy, không ai qua mặt ông được.


Thông thường các nhạc sĩ phổ nhạc phải cắt xén thêm bớt để cho phù hợp với thanh âm và luật lệ âm nhạc, chứ không thể nào để nguyên vẹn lời lẽ trong thơ để rồi âm cao nốt cao , âm thấp nốt thấp v.v.  nếu như vậy nó sẽ là “ hát thơ “ chứ không thể gọi là một nhạc phẩm được.


Tôi còn nhớ trong một tạp chí văn nghệ mà tôi quên tên ở vùng Washington DC, có một bài viết về một ý kiến như sau , nếu như chúng ta thưởng thức một nhạc phẩm có lời thì được đánh gíá phần nhạc là 75% phần lời là 25% ,  nhưng theo tôi, lời nhạc cũng rất quan trọng trong bài nhạc, bởi vì phần lời đã giúp tác giả muốn nói lên điều gì hoặc muốn diễn tả những ý nghĩ và cảm hứng của mình, dồng thời văn từ nghe nó cũng phải xuôi tai v.v Hiện nay trong nước cũng như hải ngoại tôi nghe có nhiều nhạc phẩm mới, phần nhạc khá hay song phần lời có những ngôn từ rất buồn cười và không ổn mà tôi không muốn viết ra đây, tôi chắc các bạn và các qúy vị hằng quan tâm đến âm nhạc Việt Nam đã từng nghe những bài hát này sẽ thông cảm với ý kiến của tôi.


Nói tóm lại một nhạc phẩm, cả nhạc và lời đều hay thì thật là tuyệt, tôi đơn cử mấy sáng tác để đời như “NỖI LÒNG” của Nguyễn văn Khánh, “GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY”       của Đoàn Chuẩn, “VIỆTNAM VIỆTNAM” của Phạm Duy, AI VỀ SÔNG TƯƠNG của Thông Đạt   v.v.


Với tôi, nhạc và lời nên được đánh giá cân xứng .


Viết ra những ý kiến trên đây, tôi không ngoài mục đích đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, mỗi ngày một phát triển và phong phú hơn ,mong được các bạn đàn anh góp ý… PHẠM MẠNH ĐẠT.


++++++++++++++++++++++++++++++


Nghe lại Thu Phương hát "Những ngày thơ mộng"


Sáng tác: Hoàng Thi Thơ


https://www.youtube.com/watch?v=MXlDjvp0UVM


image019image021Ca sĩ Thu Phương hát ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam 2008. Ảnh VH


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

image023

Phạm Duy: 100 khẩu đại bác tình ca mở đường … về Tự Do!


Những điều chưa kể về Phạm Duy


Tháng Giêng, giỗ Phạm Duy, nhớ Suma Ching Hai đi tìm Những Vết Tiền Thân, Nghệ thuật Thiên đường

image024

Suma Ching Hai - Phạm Duy: Đi Tìm Vết Tiền Thân!


Huế - Sàigon - Hà Nội đặt tên đường Trịnh Công Sơn, còn Phạm Duy thì sao?


Phạm Thiên Hương, cánh chim đầu đàn du ca nam Calif.,: Tiếng hát hướng về tổ quốc


Du ca Chết và Sống trở lại?

15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8055)
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8174)
(thân tặng Nguyễn Đình Cường & Ngọc Long)
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7953)
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8736)