Brigitte Bardot-Gainsbourg: Người đẹp và quái thú trong làng nhạc Pháp

10 Tháng Năm 20218:45 SA(Xem: 3993)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN NGHỆ - THỨ HAI 10 MAY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Brigitte Bardot-Gainsbourg: Người đẹp và quái thú trong làng nhạc Pháp


image048image049Thần Vệ Nữ Brigitte Bardot


09/05/2021


image050Mối tình ngắn ngủi giữa Thần Vệ Nữ Brigitte Bardot và nam danh ca Serge Gainsbourg. © AFP


Thanh Hà


Lận đận về đường công danh, nhưng trên đường đời, diện mạo xấu xí không là trở ngại để nhạc sĩ Serge Gainsbourg chinh phục được hai Thần Vệ Nữ : Brigitte Bardot và Jane Birkin. Hai mối tình tuyệt đẹp của một nhà soạn nhạc xấu xí giúp ông viết nên những ca khúc « gợi cảm và nẩy lửa » nhất trong kho tàng âm nhạc Pháp. Tạp chí tuần này xin nói về cặp nhạc sĩ Serge Gainsbourg và minh tinh màn bạc Brigitte Bardot.


Nhân dịp 30 năm ngày giỗ Serge Gainsbourg, báo chí Paris đã trở lại với sự nghiệp đồ sộ của một nghệ sĩ đa tài. Trước khi bước ra ánh sáng đèn màu sân khấu, Lucien Ginzburg (1928-1991) đã được tuyển chọn vào trường hội họa Montmartre, Paris, ông từng lấy bút hiệu là Julien Gris hay Julien Grix khi viết truyện và làm thơ. Nhưng rốt cuộc, Lucien đã chọn cho mình một cái tên mang âm hưởng của văn hóa Nga như gốc gác tổ tiên, thêm bớt vài chữ cái, đổi họ Ginzburg thành Gainsbourg như tên gọi của một họa sĩ người Anh mà ông ngưỡng mộ. Huyền thoại Serge Gainsbourg ra đời, là tác giả duy nhất của gần 500 ca khúc viết đã viết cho mình, cho người tình và biết bao những giọng ca thiên phú khác. Cũng cái tên quen thuộc này đưa ông đến gần với thế giới điện ảnh và kịch nghệ sân khấu.


Vạn sự khởi đầu nan 


Ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi của Gainsbourg đến gần với công chúng là nhạc phẩm Le Poinçonneur des Lillas, năm 1957. Khi đó ông đã gần 30 tuổi và vẫn còn sống chung với mẹ cha ở một căn hộ khang trang, quận 16, Paris. Serge đã viết rất nhiều, nhưng những đĩa hát đầu tiên của ông đều bán không chạy. Gainsbourg đau khổ vì diện mạo xấu xí, từ mắt mũi, mồm miệng đến hàm răng, vì đôi tai lừa, lại rỗng túi, Serge không có lá chủ bài nào để lôi cuốn phái đẹp. Ông là một nghệ sĩ không thu hút ánh sáng đèn màu sân khấu, không ăn nói lưu loát và không có sức thuyết phục trong các chương trình tivi. Những ca khúc của ông không có được ma lực như của nhạc sĩ người Bỉ Jacques Brel. Gainsbourg đành chấp nhận sáng tác cho những nghệ sĩ trẻ : Poupée de Cire Poupée de Son giúp nữ danh ca France Gall đoạt giải ca nhạc Eurovision năm 1965. Ba năm sau, Comment te dire Adieu đem lại làn gió mới cho sự nghiệp của thần tượng Françoise Hardy, 7 năm sau thành công rực rỡ của bà với Tous les garçons et les filles.


Publicité


Tình yêu nồng cháy


Tài năng thì có thừa nhưng phải đợi đến gần 40 tuổi đời, thành công và thần tài mới đoái hoài đến Serge Gainsbourg. Năm 1967-1968, sự nghiệp và đời sống cá nhân của Serge rẽ sang một khúc quanh mới khi lọt vào mắt xanh của ngôi sao màn bạc có thân hình nảy lửa đang làm thế giới lên cơn sốt. Thần Vệ Nữ Brigitte Bardot kể lại :


« Serge Gainsbourg gọi điện cho tôi. Anh bảo muốn cho tôi nghe một hay hai tác phẩm đã soạn riêng cho tôi. Tôi cũng khớp như anh ấy. Tôi cố hát nhưng chữ nghĩa cứ đọng lại ở trong cổ. Sau một chai champagne Moët & Chandon, tôi thể hiện một mạch bản Harley Davidson với chất giọng xấc xược và khêu gọi. Anh ấy hài lòng. Tôi cũng thế. »


Từ Harley Davidson đến Bonnie and Clyde


Bardot khẳng định : « Kể từ ngày, đêm và thời khắc đó, không một ai, không một người đàn ông nào quan trọng hơn Serge đối với tôi. Anh là tình yêu của tôi, là người thổi nhựa sống cho tôi. Tôi cảm thấy xinh đẹp vì có anh. Tôi là nguồn cảm hứng của anh ».


Trong chuỗi ngày ngắn ngủi bên nhau, Serge Gainsbourg và Brigitte Bardot đã kịp cho ra đời ca khúc Bonnie and Clyde. Nhưng Brigitte còn đòi thêm một món quà để đời : cô đào Bardot muốn người tình « viết cho mình một bản tình ca đẹp nhất, nồng nàn nhất ».


Serge đã thức thâu đêm để hoàn tất ca khúc Je t’aime moi non plus. Sau này Gainsbourg giải thích « nàng nói yêu tôi, thay vì đáp lại rằng tôi cũng yêu nàng thì tôi đã nói không ». Nhưng ai cũng hiểu cái « không » « có ».


Hạnh phúc qua mau


Brigitte và Serge lại song ca tình khúc này. Trước ống kính truyền hình, trước máy ghi âm, Bardot và Gainsbourg đã thể hiện ca khúc Je t’aime moi non plus một cách gợi cảm nhất. Từ ánh mắt đến nụ cười, từ những tiếng thở dài đến cách phát âm, nhả chữ thính giả cũng đủ hiểu khối tình giữa BB với chàng nhạc sĩ Gainsbourg thắm đỏ đến ngần nào. 


Đây là một trong những nhạc phẩm Gainsbourg dự trù đưa vào đĩa hát mới của mình. Nhưng đó là lúc người chồng chính thức của Brigitte xuất hiện. Là một nhà thể thao nổi tiếng, lại con nhà giàu, Gunter Sachs không thể chấp nhận bị phản bội và đối thủ lại là một « gã đàn ông xấu như quái thú ».


Bardot kể lại, trong buổi chia tay, bà lấy máu viết lên một tờ giấy trắng « Je t’aime – Em yêu Anh », Serge cũng làm cử chỉ tương tự với câu trả lời « Moi non plus – Anh thì không ». Almeria, cánh cửa vĩnh viễn khép lại. Đôi người đôi ngả.


Gainsbourg, vì tôn trọng người tình, đã rút ca khúc ông ưng ý nhất khỏi album sắp trình làng. Mãi đến khi hình ảnh của Brigitte Bardot đã lùi về quá khứ, gần cả năm sau khi Serge Gainsbourg đã tìm lại hạnh phúc trong tay người tình mới là nữ diễn viên người Anh, Jane Birkin (thua ông đến gần 20 tuổi) thì ông đã đem tặng cho người tình trẻ tuổi của mình « bản tình ca đẹp nhất » : Je t’aime moi non plus … 


Initials BB


Khi vết thương mất Brigitte Bardot còn chưa lành, nhà soạn nhạc Gainsbourg biến niềm đau thành một món quà cuối cùng dành tặng cho người tình. Ông miệt mài sáng tác nhạc phẩm Initials BB với phần hòa âm phối khí rất công phu. Nhạc lấy nguồn cảm hứng từ bản Symphonie số 9 của nhà soạn nhạc người Séc Anton Dvorak. Lời lấy lại từ những áng thơ trong bài Le Corbeau – Con Quạ của thi sĩ Edgar Allan Poe, của Charles Beaudelaire.


Trong tác phẩm này, tác giả đã nhắc tới địa danh Almeria bên Tây Ban Nha nơi hai người vĩnh viễn chia tay năm 1968. Brigitte Bardot lên đường đến trường quay thực hiện bộ phim Shalako. Gainsbourg và Bardot chỉ tái ngộ « nhiều thập niên sau đó ». Cũng chính ca khúc này góp phần tạo dựng nên huyền thoại Brigitte Bardot, BB.


Kỳ tới chúng ta sẽ nói về Jane Birkin, một thần vệ nữ khác quan trọng không kém trong cuộc đời và sự nghiệp của Gainsbourg khi ông đã vĩnh viễn sang trang giai thoại mang tên Brigitte Bardot.


image051image052Ngôi sao điện ảnh Pháp, Brigitte Bardot trong bộ áo tắm bikini, trên bãi biển Cannes năm 1953.DR

image053

France Gall - Poupée de cire, poupée de son (1965)


https://www.youtube.com/watch?v=rRva0YOVtcI

image054

Serge Gainsbourg La Poinçonneur Des Lilas English and French Lyrics


https://www.youtube.com/watch?v=WlfnoBPXMgQ

image055

Bonnie And Clyde


https://www.youtube.com/watch?v=v66HiF91gjQimage056

10 Tháng Tám 2014(Xem: 10607)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9400)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10929)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9147)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9862)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8437)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9028)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9823)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9157)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9346)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10315)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10014)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9004)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10693)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9116)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8791)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14591)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10734)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8867)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8587)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.