Sex và Tango, càng mờ ánh đèn càng trúng tim đen

10 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 10606)
Sex và Tango, càng mờ ánh đèn càng trúng tim đen

van-nghe-11-august-2014-1
Hai vũ sư Jesica Arfenoni và Maximiliano Cristiani © Adrien Develay

Tuấn Thảo RFI

 

Thứ sáu 08 Tháng Tám 2014

Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.

Theo nhà văn Manuel Puig (1932-1990), tác giả của nhiều quyển tiểu thuyết từng được dựng thành phim như Heartbreak Tango (Boquitas Pintadas) và nhất là El Beso de la Mujer Araña (1976) Kiss of a Spider Woman, trong suốt quá trình hình thành để rồi không ngừng phát triển cho tới cuối thế kỷ XX, dòng nhạc tango thường vấp phải nhiều chốt kiểm duyệt.

Trong giai đoạn đầu, những bài hát bị cho là thô tục sống sượng do đề cập đến tình dục, đã bị xóa bỏ hẳn, buộc phải đặt lại lời cho thanh tao hơn. Trong giai đoạn thứ nhì, khi đất nước Achentina lâm vào những bất ổn chính trị, các nhà thơ dấn thân hay tác giả nổi tiếng là có tư tưởng phản kháng cũng không thoát khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt khi họ lên tiếng chỉ trích các chế độ độc tài.

Bản nhạc El Choclo trở nên tiêu biểu cho trường hợp thứ nhất. Ca từ nguyên gốc của bài này không còn được lưu lại cho dù các đĩa hát tango ghi âm trên đĩa nhựa đầu tiên : nhạc phẩm La Canguela, tác giả khuyết danh có từ năm 1889 và bài El Entrerriano của tác giả Rosendo Mendizábal, ghi âm vào năm 1896, còn được cất giữ tại viện bảo tàng thành phố Rosario.

Theo nhà văn người Argentina Leopoldo Marechal (1900-1970), vũ điệu tango là tiếng mời gọi thầm thì, lúc lửa tình đang âm ỉ. Thế nhưng, việc cấm phát hành hay cấm phổ biến các bài hát tango buộc giới tác giả phải biết luồn lách, đặt lời cho khéo. Trong tình huống đó, cái tài của một số người viết nhạc tango không phải là dùng uyển ngữ để tránh nêu đích danh cái cảnh chăn gối ái ân, cái khéo của họ là chuẩn bị dọn đường, để cho người nghe tha hồ mà tưởng tượng về ‘’chuyện ấy’’.

Về điểm này, nhạc phẩm A Media Luz, hiểu theo nghĩa Ánh đèn mờ ảo, cho thấy cài tài của các tác giả viết về một số đề tài cấm kỵ trong tango, mà ít cần phải thông qua hai thủ pháp ẩn dụ hay uyển ngữ. Bài hát này do nhạc sĩ Edgardo Donato sáng tác và do tác giả Carlos (César) Lenzi đặt lời. Sinh thời, cả hai tác giả này đều đã viết rất nhiều bài tango, trong đó bản A Media Luz trở nên cực kỳ nổi tiếng.

Cặp bài trùng Donato & Lenzi sáng tác bài A Media Luz vào năm 1924 tức cách đây đúng 90 năm, và cho phát hành ca khúc một năm sau đó. Theo nhà văn José Gobello (1919-2013), bài này đã làm cho dư luận Argentina thời bấy giờ phải bàn tán xôn xao. Lúc sinh tiền, nhà văn José Gobello chuyên viết tiểu luận và nổi tiếng là một trong những lý thuyết gia của dòng nhạc tango. Theo ông bản nhạc A Media Luz lẳng lơ “đĩ thõa” nhiều hơn là gợi cảm “gợi tình” (ông dùng chữ “más lupanaria que erótica”), nhưng nội dung khó mà kiểm duyệt do các tác giả dùng ngụ ý quá tài tình. Nói như vậy thì bài hát mô tả chuyện gì mà lại gay go căng thẳng đến như vậy ?

Nhạc phẩm A Media Luz kể lại câu chuyện và nhất là tâm trạng của một người đàn ông trước khi gặp lại tình nhân. Bài hát mở đầu với cái cảnh người đàn ông vội vã băng qua đường, trong đầu đếm từng bước chân, trong bụng tính nhãm từng số nhà (số 3, số 4 rồi số 8) trên đại lộ Corrientes. Người đàn ông trước khi bước vào căn nhà thử ngóng nhìn xem có ai hay không. May quá, người gác cổng vắng bóng, mà hàng xóm cũng không (có mặt).

Căn hộ của người tình nằm ở trên tầng hai, dù đi lên bằng thang máy, nhưng sao vẫn quá chậm, như thể người đàn ông mất kiên nhẫn, do con tim quá mức háo hức, rạo rực đánh thức. Một khi mở cửa bước vào căn hộ, nhân vật trong bài hát mới cảm thấy nhẹ nhõm. Nội thất được trang trí tao nhã, căn phòng trải thảm mượt mà, một cây đàn (piano) đặt ở trong góc, rượu thơm đặt ở trên bàn, con mèo bằng sứ nằm yên trên kệ tủ, điệu tango du dương, dạt dào cất lên từ chiếc máy nghe nhạc. Toàn bộ khung cảnh đó chìm trong một ánh sáng lung linh, diễm tình mờ ảo. Dường như tình nhân của anh vẫn chưa đến, nhưng người đàn ông bắt đầu thả tâm trí vào cõi mộng, tuy trời bên ngoài vẫn sáng, nhưng tình yêu đang rót vào trong hồn điệu ngọt hoàng hôn.

Tuy hầu như không dùng ẩn dụ mà cũng chẳng cần đến uyển ngữ, nhưng bài A Media Luz lại rất trội trong cách diễn đạt ý tứ gọi mời thì thầm vào cõi tình say đắm. Bài hát đánh vào trí tưởng tượng của người nghe hay nói cho đúng hơn là tâm trí người xem do bản nhạc dùng toàn là những từ ‘’tượng hình’’. Cặp bài trùng Donato & Lenzi sáng tác giai điệu nhưng ý nhạc lại dùng ‘’ngôn ngữ điện ảnh’’.

Trong bài A Media Luz, có cả hai thủ pháp cận ảnh và ngoại khung. Cận ảnh vì chỉ cần mô tả cặn kẽ một vài chi tiết, nhưng khi đặt bên cạnh nhau là dựng lên được một quang cảnh rất thực và một bầu không khí chung. Thủ pháp ngoại khung vì không cần phải cho thấy hết, hình ảnh bỏ lững nhưng lại buộc người nghe phải điền vào chỗ trống, thử đoán xem những gì tuy mắt không thấy, tai không nghe, nhưng vẫn đang âm thầm diễn ra ở ngoài khung.

Người đàn ông háo hức gặp lại tình nhân của mình, nhưng có lẽ đây là một quan hệ ‘’vụng trộm’’, không danh chính ngôn thuận. Bằng không thì cớ gì mà người đàn ông lại sợ chạm trán người gác cổng hay hàng xóm. Cái nguy cơ bị bắt gặp ấy làm tăng thêm sự gay cấn hồi hộp của câu chuyện. Theo nhà văn Leopoldo Marechal (1900 - 1970), bài hát này nói lên được một hiện tượng xã hội Argentina thời bấy giờ, khi mô tả các ‘‘tổ ấm tình yêu’’ nơi mà các cặp uyên ương lén lút gặp nhau, do đó là quan hệ ngoại tình hay là trước khi có hôn thú.

Điểm nhấn của nhạc phẩm A Media Luz không phải là nói thẳng về chuyện chăn gối, mà lại mô tả rất tường tận những giây phút trước khi xẩy ra chuyện ấy. Chỉ cần xê dịch trọng tâm một chút thôi, mà cặp bài trùng Donato & Lenzi lại nắm bắt được trong chớp mắt cái khoảnh khắc xuất thần, trước khi dẫn đến có tột đỉnh ái ân.

Thông thường, các tác giả viết tango buộc phải luồn lách để tránh kiểm duyệt : một là họ dùng từ thanh nhưng với ý tục, hai là họ dùng cách nói nhẹ, đôi khi có thể nói lóng hay nói trại. Với nhạc phẩm A Media Luz, cách viết về chủ đề sex trong tango đạt đến một tầm cao hơn : mô tả lửa tình âm ỉ dục vọng nhen nhúm, nhưng không cần phải khóa cửa cài then. Càng để cho trực giác mờ ảo trong ánh đèn, thì người nghe càng dễ bị đánh trúng tim đen./

17 Tháng Tám 2014(Xem: 9917)
Mùa hè năm nay, ca sĩ nhạc jazz Natalie Cole cho tái bản tập nhạc ghi âm các bài hát tiếng Tây Ban Nha. Album này mang tựa đề Natalie Cole En Español, chủ yếu bao gồm các tình khúc La Tinh kinh điển, phát hành lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 2013, đậm đặc chất bolero và cha cha.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9400)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10929)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9147)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9862)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8437)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9028)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9823)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9157)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9346)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10315)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10014)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9004)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10693)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9116)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8791)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14591)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10734)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8867)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8587)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.