Madonna ~ La Isla Bonita

02 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 12033)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 04 SEP 2014

Madonna ~ La Isla Bonita (1987, 1993, 2001, 2006, 2008)

La Isla Bonita, nhạc pop La Tinh sáp nhập dòng chính

van-nghe-sep-03-2014-1

Tuấn Thảo RFI 

La Isla Bonita (Hòn đảo đẹp xinh) là bài hát đầu tiên của Madonna viết theo phong cách pop La Tinh. Đây là ca khúc thứ năm trích từ tập nhạc True Blue (album được phát hành vào mùa hè năm 1986) giành lấy ngôi vị quán quân tại 15 nước. Tuy không thật sự có công khai phá, nhưng thần tượng nhạc pop Madonna đã biết nắm bắt thời cơ, tận dụng khai thác sự trỗi dậy của dòng nhạc La Tinh.

La Isla Bonita (Hòn đảo đẹp xinh) là bài hát đầu tiên của Madonna viết theo phong cách pop La Tinh. Đây là ca khúc thứ năm trích từ tập nhạc True Blue (album được phát hành vào mùa hè năm 1986) giành lấy ngôi vị quán quân tại 15 quốc gia. Tuy không thật sự có công khai phá, nhưng thần tượng nhạc pop đã biết nắm bắt thời cơ, tận dụng khai thác sự trỗi dậy của dòng nhạc La Tinh.

Dòng nhạc pop La Tinh sẽ không được phổ biến rộng rãi, để rồi lan tỏa bén rễ tại nhiều nơi trên thế giới, nếu như không có sự hưởng ứng góp sức của giới nghệ sĩ Anh Mỹ nói riêng, quốc tế nói chung. Vào thời điểm ghi âm bản nhạc La Isla Bonita, nhạc pop La Tinh đã bắt đầu vươn cánh, Madonna chỉ nương theo sức bật đó, để viết lời cho một giai điệu (do hai tác giả Patrick Leonard và Bruce Gaitsch sáng tác) mang nhiều âm hưởng La Tinh, sử dụng trống gỗ quinto, trống lắc maracas, đệm mộc với đàn ghi ta thùng để chinh phục thêm cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha.

Điều đáng ngạc nhiên là sau khi thành công trên thị trường quốc tế, bài La Isla Bonita (Hòn đảo đẹp xinh) tìm thêm được một hơi thở thứ nhì tại Châu Mỹ La Tinh, khi được chuyển ngữ toàn bộ sang tiếng Tây Ban Nha. Giới nghệ sĩ Nam Mỹ chuyển thể bài này sang các thể điệu salsa, cumbia, merengue, bachata, bossa nova, zouk love hay latin house đưa bài hát vào trong tủ nhạc và vựng tập biểu diễn của họ. Phiên bản gần đây nhất là của Ricky Martin. Danh ca người Puerto Rico ghi âm bài này cho Glee phim bộ truyền hình nhiều tập.

Một trong những gương mặt đầu tiên giúp định hình khái niệm pop La Tinh là nghệ sĩ người Brazil Sergio Mendes. Cột mốc quan trọng là năm 1964, tức cách đây đúng 50 năm, thời mà tác giả này phát hành hai tập nhạc mang tựa đề The Swinger from Rio và nhất Bossa Nova York, qua đó tay đàn này phối hợp bossa nova và samba với hai dòng nhạc jazz và funk. Điều đó mở đường ban đầu cho các nghệ sĩ blues jazz, rồi sau đó là các nghệ sĩ pop rock chuyên bắt nhịp cầu nối bằng cách chơi nhạc hỗn hợp (fusion).

Hầu như vào cùng một thời điểm, nhóm Tứ Quái The Beatles ghi âm bản nhạc And I Love Her, với một chút âm hưởng La Tinh, vì lần đầu tiên Ringo Starr dùng trống bóngo và dùi gỗ (claves) để chơi bài này. Theo Ringo Starr, việc sử dụng nhạc khí La Tinh một phần là do ảnh hưởng của tình khúc Besame Mucho mà nhóm The Beatles thường đưa vào tour biểu diễn của họ từ năm 1962. Một khi được dịch sang tiếng Bồ Đào Nha (Eu Te Amo của Roberto Carlos), tiếng Ý (La Tua Voce) rồi tiếng Tây Ban Nha (bài có ít nhất là hai lời), tình khúc And I Love Her hiển nhiên trở thành giai điệu không thể thiếu trong bộ sưu tập La Tinh.

Chính với nỗ lực hoà quyện, sáng tạo kết hợp ấy mà Carlos Santana trình làng tập nhạc để đời Abraxas. Một cách tài tình, Santana vay mượn lại ca khúc Black Magic Woman của Peter Green và nhóm Fleetwood Mac để rồi thổi vào đó (khi hoà quyện với điệu Gypsy Queen củaGábor Szabó), một chút phép ma gợi tình, tà thuật La Tinh. Santana cũng dùng nhạc rock để khoác áo mới cho bản cha cha Oye Come Va của ông hoàng mambo Tito Puente, soạn nguyên tác Samba Pa Ti thành một bản slow rock mềm mại phiêu diêu, rất gần giống với các bài power ballad, nhưng không kém phần cuồng nhiệt đam mê, bùng cháy lửa tình.

Tay đàn khiếm thị José Feliciano, một khi đặt thêm lời tiếng Tây Ban Nha cho Samba Pa Ti, biến ca khúc này thành một trong những bản nhạc pop La Tinh để đời. Nỗ lực bắt nhịp cầu nối của Santana đã manh nha từ 4 năm trước đó, vì vào năm 1969, nhóm này từng phối lại bài Evil Ways theo nhịp điệu La Tinh, sau khi khám phá ca khúc Spanish Grease của tay trống Willie Bobo và của tay đàn nhạc jazz Clarence ‘’Sonny’’ Henry. Bài hát Evil Ways khi có thêm ca từ tiếng Tây Ban Nha qua phần diễn đạt của Jon Secada cũng trở thành một bản nhạc La Tinh kinh điển.

Vào giữa những năm 1970, nếu như công chúng chủ yếu nghe các bản nhạc nhẹ phối theo phong cách pop của Roberto Carlos người Brazil và Julio Iglesias người Tây Ban Nha, thì từ đầu thập niên 1980 trở đi giới trẻ khám phá pop La Tinh qua kếnh truyền hình ca nhạc MTV. Từ năm 1984, ca sĩ Selena bắt đầu thành danh nhờ dòng nhạc tejano, dòng nhạc này tuy diễn giải lại các thể điệu truyền thống norteño và conjunto theo phong cách mới, nhưng do mang nhiều nét văn hóa đặc thù của cộng đồng người Mêhicô ở Texas, nên khó mà chinh phục châu Á hay châu Âu.

Một trong những gương mặt đầu tiên có nguồn gốc La Tinh nhưng thành công trong việc chinh phục giới trẻ ngoài cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha là ca sĩ Gloria Estefan. Cùng với nhóm Miami Sound Machine, cô đi hát từ năm 1977, nhưng mãi đến năm 1984, Gloria Estefan mới bắt đầu gặt hái thành công, trở thành một trong những diva nhạc pop và nhờ vậy mà mở đường cho lớp nghệ sĩ La Tinh đi sau như Ricky Martin, Jennifer Lopez, Shakira, Marc Anthony, Alejandro Sanz chinh phục toàn cầu từ giữa những năm 1990 trở đi.

Cũng cần biết rằng, mãi đến năm 1994, tạp chí chuyên ngành mới lập ra danh sách các bài hát La Tinh thịnh hành trên các làn sóng truyền thông (Latin Pop Airplay), giúp cho người nghe khám phá những tên tuổi mới như Juanes, Andrés Cabas hay Juan Luis Guerra. Đến đầu những năm 2000, giải thưởng âm nhạc Latin Grammy mới chính thức ra đời. Cả hai điều này cho thấy là pop La Tinh được công nhận như các thể loại khác trong âm nhạc phổ thông.

Việc sáp nhập nhạc pop La Tinh vào dòng chính (mainstream) được thấy từ giữa những năm 1980. Một bên là nỗ lực vươn ra biển lớn của các nghệ sĩ có nguồn gốc La Tinh, và một bên là các nghệ sĩ Âu Mỹ thường là da trắng, như Madonna, Sting, Cher hay George Michael gợi hứng vay mượn các nhịp điệu La Tinh để chinh phục thêm nhiều đối tượng trung thành.

Nhạc phẩm La Isla Bonita ra đời trong bối cảnh trỗi dậy của nhạc pop La Tinh. San Pedro, hòn đảo nên thơ hữu tình mà Madonna nhắc tới trong bài hát chỉ là một địa danh hư cấu, không có thật trên bản đồ. Tựa như giấc mộng ngày lành, bài hát mô tả một phong cảnh đẹp như tranh, gió ấm thì thầm biển xanh trong suốt, nơi mà nhân vật thả hồn theo tiếng gió thổi, níu kéo thời gian đôi cánh, ngày tháng đừng quá trôi nhanh. Bài hát La Isla Bonita ngợi ca ma lực quyến rũ đầy nét mê hoặc bí ẩn trong tâm hồn người La Tinh. Chớp mắt tựa chiêm bao, kiếp trước hay kiếp sau, những giai điệu La tinh tình tứ ngọt ngào, thuần phục hồn ta không biết từ thuở nào./

10 Tháng Tám 2014(Xem: 10582)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9378)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10903)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9121)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9840)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8417)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9000)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9801)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9129)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9321)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10297)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9994)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8983)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10666)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9100)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8767)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14571)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10710)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8850)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8568)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.