Thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9

18 Tháng Tư 201612:50 SA(Xem: 7805)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  APRIL 2016

image089 

Sơ lược tiểu sử NS Nguyễn Ánh 9

 

Nguyễn Ánh 9 là Nhạc Sĩ Dương Cầm và Nhạc sĩ của Tình ca. Ông không viết nhiều, nhưng sáng tác nào của ông mỗi khi xuất hiện cũng đều nổi tiếng. Hầu như khán giả ba miền Nam Trung Bắc và kể cả người Việt hải ngoại đều ái mộ. Đây là điều khá hiếm đối với một nhạc sĩ chuyên viết về tình ca. Phải chăng tình ca của ông trong thời đại này đã vượt không gian và thời gian.

 

Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày dầu năm 1940 tại Phan Rang Bình Thuận. Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc


Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, Nguyễn Ánh 9 vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng Hát Sinh Viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Ca khúc đầu tiên của ông là nhạc phẩm “Không” được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa nhựa Tình ca quê hương, và rồi đến Elvis Phương và là nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của người ca sĩ này. Sau đó là “Đêm nay ai đưa em về", "Buồn ơi chào mi", "Cô đơn", “Bơ Vơ”, "Tình khúc chiều mưa", "Tình yêu đến trong giã từ", “Mùa thu cánh nâu”, “Đêm tình yêu”…. và nhiều nữa….v.v.

 

Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Sau 1975, NS Nguyễn Ánh 9 tạm ngưng sinh hoạt văn nghệ. Năm 1982, ông trở lại với âm nhạc, tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như “Mảnh tình nghiệt ngã”, “Mênh mông tình buồn”.

 

Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là do người yêu đầu tiên của ông đặt cho. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói: Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9. (Theo Wikipedia)

 

Thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn  Ánh 9, xin hãy thắp một nén hương đến người Nhạc Sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam.

Hãy cùng nghe nhạc phẩm mà ông yêu quý nhất, trân trọng nhất: "Cô Đơn" với tiếng hát Nguyên Khang và "Buồn ơi chài mi" qua tiếng hát Bạch Yến.

 

 https://www.youtube.com/watch?v=5_YoZzUHZIo

 

Cô Đơn là nhạc phẩm mà NS Nguyễn Ánh 9 đã tâm sự là ông yêu mến nhất và trân trọng nhất. Bản tình ca bất hủ này hôm nay xin được gửi dến quý vị qua tiếng hát trầm ấm của Ca Sĩ Nguyên Khang. Phần hình ảnh được thể hiện theo dạng Super HD và semi-3D.

Sau Slideshow bản nhạc, có phần Bonus hình ảnh người NS đáng mến này đang ngồi dạo Piano cùng giọng nói của chính ông tâm sự về nhạc phẩm “Cô Đơn”.

 

https://www.youtube.com/watch?v=5_YoZzUHZIo


Thân kính mời quý vị thưởng thức

Cám ơn

Trần Ngọc

 

"Buồn ơi, chào mi" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua tiếng hát Bạch Yến

 

image091

 Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (1940-2016)DR

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mang theo tiếng dương cầm về bên kia thế giới. Nhưng những ca khúc "tình buồn" của ông mãi đọng lại theo thời gian. Với ca sĩ Bạch Yến, một người bạn từ thuở thiếu thời của nhà soạn nhạc Nguyễn Ánh 9, kỷ niệm khó quên là vinh dự được thể hiện "Buồn ơi, chào mi" do chính tác giả đệm đàn.

image093image095

Ca sĩ Bạch Yến với "Buồn ơi chào mi" và tiếng dương cầm Nguyễn Ánh 9.

 

image097

Sau khi hay tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời tại Sài Gòn, thọ 76 tuổi, RFI tiếng Việt đã có buổi phỏng vấn nhanh với ca sĩ Bạch Yến, tại Paris. Bạch Yến là bạn thân của tác giả "Ai đưa em về" từ cuối thập niên 1960, khi Nguyễn Đình Ánh còn chưa sáng tác.

Sống ở hải ngoại, Bạch Yến đã yêu thích những "Tình khúc chiều mưa", "Kỷ niệm", "Lối về", "Chia phôi", "Mùa thu cánh nâu", "Không" và nhất là "Buồn ơi, chào mi", trước khi biết tác giả của những bài hát đó là người bạn lâu năm từng một lần ước mơ "đệm đàn cho Bạch Yến".

Thanh Hà16 tháng tư năm 2016

05 Tháng Ba 2019(Xem: 6327)
17 Tháng Hai 2019(Xem: 7066)
06 Tháng Chín 2018(Xem: 6763)
30 Tháng Bảy 2018(Xem: 7412)