HạĐỏ BíchPhượng: "Đến vì tình"

08 Tháng Sáu 20178:41 CH(Xem: 7501)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ  HAI  12  JUNE  2017


Khám phá mới trong ca khúc của HạĐỏ BíchPhượng:


"Một thách thức sáng tác của bóng tối!"


image009


VĂN HÓA


07/6/2017


1.


Rất may cho kẻ viết bài này khi nhận bộ CD mới nhất của một nữ nhạc sĩ hải ngoại trong một buổi chớm tím thu.


CD "Đến Với Tình" đến với tôi nhẹ nhàng quá.


Thật đáng sợ khi phải nghe và viết về thể loại tình ca thời thượng và chán nản không kém khi phải "thưởng thức" tình ca phòng trà. Còn một thứ nữa: màu sắc âm nhạc hỗn loạn nhảy múa lung tung. Còn một thứ nữa: Nói dối trong sáng tác.


May quá, cả bốn loại này không có chỗ trú ngụ trong album thứ hai của nữ nhạc sĩ HạĐỏ BíchPhượng.


Khi tôi nghe câu hỏi từ một ca khúc: Làm sao tôi xóa đi một vết thương, làm sao tôi hết yêu người?


Bàng hoàng! Phải chăng đó là "chanson" của một tâm tình trắc ẩn trải qua năm tháng khổ đau ẩn hiện trên năm hàng kẻ nhạc cuối cùng phải kết thúc bằng tông phổ "E minor - nữ chúa của nhạc buồn".


Làm sao tôi xóa đi một vết thương, làm sao tôi hết yêu người? Đó là câu hỏi của bóng tối hay là câu hỏi của nhạc sĩ HạĐỏ BíchPhượng.? Một nghệ sĩ sống với bóng tối.


Bóng tối là một nghệ sĩ đích thực. HạĐỏ BíchPhượng là người nhạc sĩ muốn khám phá lời ca trữ tình ẩn tàng trong bóng tối giữa đêm khuya?


HạĐỏ tâm tình: "Sáng Tác là cánh cửa linh hồn mở ra nội tâm mình".


Đó là câu chuyện nội tâm của tác giả trong các tác phẩm của cô. Nhưng làm cách nào để khám phá ra cánh cửa nội tâm đó để truyền cảm vào niềm xúc động của khán giả. Trong muôn ngàn khán giả có những người yêu mến văn nghệ đang khao khát đi tìm cái mới trong nghệ thuật âm nhạc. Cái mới nội tâm của những người sáng tác ở hải ngoại có là cái mới nội tâm của những người yêu văn nghệ hay không?


Trước hết, chủ đề âm nhạc cho đến ngôn ngữ âm nhạc, cho đến hầu hết các tông phổ chủ "gam" kết thúc và lời ca của HạĐỏ biểu lộ một cá tính chân thật. Ngôn ngữ sử dụng trong ca từ của HạĐỏ chân phương chứ không uốn éo lê thê chẳng hạn như khi viết về một cuộc tình dang dở.


"Chanson - Cantio"- HạĐỏ dựa trên mười ngón tay Dương cầm, pha nét mộc mạc chìm lắng  của Lục huyền cầm; "Lyrics" tình là một thứ quyến rũ tình cảm nhạy cảm nhanh nhất.


HạĐỏ vẽ ra một viễn cảnh: "Không gian ... là bóng tối dày đặc có thể là trong bóng tối chứa đựng một nội tâm sâu thẳm ...hay là sau màn đêm là một con đường thực tế trước mặt đầy gian nan trong sáng tác, trong ca từ ...".


Sáng tác vốn là một thách thức không ngừng đòi người nghệ sĩ suốt sáng thâu đêm. Thách thức sáng tạo nghĩa là gì?


HạĐỏ nói: Thách thức? Người cầm bút sáng tác hay chơi đàn có dám bước vào Bóng Tối hay không? để khám phá nội tâm? để dám đối diện với những mâu thuẫn đang dằn vặt / dày xéo tâm hồn? để kéo tấm màn đen ... đang che phủ một con đường gai góc / hiểm trở trước mặt và sau lưng?


Không dừng lại ở những "chanson",  không ép "lyrics" hay "sonnet" vào khung cửa hẹp, Hạ Đỏ có tham vọng vươn lên khung trời cao rộng của âm nhạc, khúc "sonnet" biến thành những đoản khúc không lời: "sonata", đó là một cố gắng đáng khích lệ dành cho HạĐỏ.    


Cám ơn nhạc sĩ HạĐỏ, tôi đã thấy: "Một thách thức sáng tác của bóng tối!", và cũng là tựa đề của bài viết này.


2.


Thử nghe đi, và hãy nghe bằng tâm hồn khờ dại của người chưa biết yêu, mới biết yêu, đã biết yêu, đau khổ vì yêu, hoan lạc vì yêu ... trong CD mới nhất của HạĐỏ: "Đến vì Tình"*


Tác giả, đó là một nhà thơ lạc lõng đi tìm hoài trong ngôn ngữ thi ca, một họa sĩ mộng mị trong sắc màu để trở thành một người viết nhạc chơi vơi giữa đam mê khi giai điệu bất chợt vọng lên từ đáy thẳm tâm hồn.


Có lẽ hiếm thấy ai nói đến màu sắc trong âm nhạc như HạĐỏ. Thông thường, sáng tác một tác phẩm âm nhạc để trở thành một ca khúc phải gồm hai yếu tố: ca từ (lyrics) và giai điệu (melody).


Ca từ và giai điệu nhạc của nhạc sĩ HạĐỏ BíchPhượng chọn cho mình chỗ đứng ở một cõi riêng, không lẫn lộn với ai, không nhai lại dòng giao hưởng hợp âm quen thuộc, không kênh kiệu văn chương, không rẻ tiền sáo ngữ hay sa đà vào lối mòn ngôn ngữ cũ xưa, và quan trọng, theo tôi bị vướng vất bởi dòng nhạc của các nhạc sĩ lừng danh tên tuổi.


Riêng đối với các nhà sáng tác ca khúc Việt, những cây cổ thụ trong làng âm nhạc Việt Nam là bức tường lửa khiến cho các nhà viết nhạc trẻ sau này khó thể vượt qua. Nghe một sáng tác mới, lỗ tai người ta hay "link" tới các tác phẩm của các nhà soạn nhạc danh tiếng, các ca khúc để đời.


Tôi nghĩ rằng, HạĐỏ BíchPhượng đã bước qua được bức tường lửa.


Thật ra, để chọn cho mình một chỗ đứng trong sáng tác âm nhạc không thể một sớm một chiều. HạĐỏ đã ôm ấp ngôn ngữ, màu sắc âm nhạc đời mình hàng chục năm qua. Cô đi học nhạc, cô chơi được cả piano lẫn guitar. Hai nhạc cụ này như đàn ông và đàn bà, khó "mix" với nhau lắm. Bàn tay của tây ban cầm khác đôi tay của dương cầm.


Tình ca của HạĐỏ chất chứa lời tự tình ngay thẳng như con đường dài trang điểm hàng cây, HạĐỏ muốn hát về cuộc tình riêng mình đi trên con đường tình đó - phải chăng cũng là con đường tình của nhân thế đi qua?


Ở những ca khúc mới nhất HạĐỏ ra mắt hôm nay, ta bắt gặp âm hưởng lạ từ trong tiết tấu, trong tổng thể cấu trúc lên xuống thấp cao, ở từng nốt trắng đen, từng quãng "ottava" bất ngờ chấm hết, rơi xuống như giọt nắng - nhưng sợi nắng vẫn "lift" với dòng chảy tâm tư vì đang khát khao đôi môi nồng…hiến dâng tình yêu qua âm nhạc.


Đoản khúc lời cắt ra từng mảnh, từng chữ, đôi lúc rã rời mệt mỏi, đôi lúc lấy hết hơi thở vươn lên cao vút, gởi gấm vào chủ âm thứ (Mi thứ, La thứ, Ré thứ, Sol thứ). Tông phổ thứ buồn quá. Chủ âm thứ là "gam" chủ thể tâm hồn của Nhạc sĩ HạĐỏ BíchPhượng, hầu như nó hiện diện trong "nỗi buồn quá độ"của người nghệ sĩ tình yêu. 


3.


Bất cứ người nhạc sĩ sáng tác nào cũng có tham vọng cách tân trong nghệ thuật, kỹ thuật, hòa tấu hay phối âm, nhất là khi bước vào thể loại sáng tác tình ca.


Trước hết, một bài tình ca phải truyền đạt những xúc cảm con người thời đại. 50 năm trước, người ta yêu nhau ra sao, 50 sau người ta yêu nhau cũng sẽ ra sao, và sau nữa loài người sẽ yêu nhau như thế nào?


Mới lạ mà truyền cảm, người nghệ sĩ sáng tác nhận thấy cái đòi của lời ca phải thật thà như cuộc đời, sâu, lắng, đọng, đi vào hồn của con tim.


Nghệ sĩ đích thực là nghệ sĩ của khổ đau và khó nhọc. Khổ đau có thể là sự chịu đựng một sức nặng khủng khiếp trong cuộc đời giang hồ tứ chiến. Khó nhọc có thể là một anh cày thuê cuốc mướn mưu sinh.


Phải chăng, ở trong các sáng tác mới của HạĐỏ, người nữ nhạc sĩ này muốn chuyên chở đến người nghe ngôn ngữ ẩn dấu cuối cùng của cuộc đời của cô - cuối cùng dưới sức nặng kinh khủng vô hình phải thốt nên lời, như một lời thơ nhạc hồn của con tim thật thà thú tội.


Tình ca là sản phẩm dễ dàng và cũng rất khó khăn để được khán giả chọn lọc, ghi nhớ vào góc tối yêu thương thầm kín.


Nghe một ca khúc, một bản tình ca, ta có cảm tưởng ta đang hát cho chính ta, ta đang ngân nga cho nỗi lòng ta; nhưng ở đây, tôi muốn nói đến thứ âm thanh của bóng tối "ân cần trao tặng cho những ai yêu nhạc với tâm hồn đồng điệu" - như tâm hồn tác giả ấp ủ người đồng điệu trong hằng đêm bóng tối;


Ta hãy nghe: Hôn mê ta ngủ say trên gối.... Ta đi tìm ảo giác đêm đông ... vỡ tan rồi.


Thế nhưng, vì sao âm giai của HạĐỏ BíchPhượng phát ra từ bóng tối ảo giác mà không tỏa ra từ ánh sáng ban mai?


Sáng tác của Nhạc sĩ HạĐỏ chỉ sống trong bóng tối hay sao?


Hơi thở âm nhạc của Nhạc sĩ HạĐỏ chỉ thì thầm trong bóng tối hay sao?


Hay nhà soạn nhạc muốn mượn bóng tối để che dấu nỗi hoảng hốt khi chợt thấy "Thiên đàng bỗng hoang mang" ...


Ta hãy nghe: Chơi vơi mơ màng theo tiếng nói, ngân vang theo từng dấu yêu thương, đong đưa trầm mình trong gió cuốn, cớ sao thiên đàng bỗng hoang mang ... (Chiều tan loãng / Tango / Mi thứ / tiếng hát Bảo Yến)    


Không! Tôi không tin như vậy. Vì tên người nhạc sĩ là HạĐỏ BP, là nắng rực trong lòng em.


Tim em xao xuyến trong đêm trường tịch mịch. Đâu chỉ có hè rực rỡ mới làm ai đó say mê, đâu chỉ có khi nào "khi bước chân quay về"  tim em mới Tìm lại gì ?..ngày xưa đã qua…người yêu…xa rồi ...


Không! Tôi không tin như vậy;


Ta hãy nghe: Mong sao nguồn vui mãi mãi, Thăng hoa hạnh phúc cho người... (Theo Dòng Thời gian / tiếng hát Thanh Hà)


 Lời lẽ ngổn ngang của nhà soạn nhạc HạĐỏ không chỉ dừng lại ở tiếng thổn thức của con tim, ở tiếng than khóc não nề không lối thoát; trong bóng tối hủy diệt phảng phất hơi hướng của mầm sống  yêu thương phát thệ, của lòng nhân ái tuôn ra;


Ta hãy nghe: Ôi trái tim của tôi vì sao mềm mại như chiếc lá xanh mọi ngày, xin hứa với tôi một lời ... (Trái tim Tôi Mùa Thu SlowRock  / La thứ / tiếng hát Ngọc Anh)


Tình khúc (sonnet) trước hết là một bài thơ tình, "Poem" là lá thư tình "Love letter" mà HạĐỏ gọi là "True Love" hay "L' amour sincère".  Bài thơ tình giục giã một và những tâm hồn đi hoang hãy trở về thụ tinh với mối tình ngây ngô đến dại khờ, điên cuồng mà say đắm;  


Ta hãy nghe: Đến vì tình ... lời thơ vẫn chưa phai, trên ngày tháng mưa bay, trên triền núi nghiêng dài...  (Đến vì Tình / Slow / Ré thứ / tiếng hát 5 Dòng Kẻ)


May mắn thay, trong kỹ thuật sáng tác ca khúc của HạĐỏ, ta không thấy sự gượng ép ca từ vào nốt nhạc.


Đồng ý, người nhạc sĩ có thể viết lời ca trước khi phổ nhạc vào lời, nhưng đôi khi âm thanh đi trước với lưu lượng mãnh liệt nhưng bế tắc ngữ âm thể hiện, thảng hoặc, ca từ từ lâu đã khô kiệt trong lúc của mười ngón tay già cỗi vẫn mơn man rung động phím đàn.


May mắn, ta không thấy sự cưỡng bức của dòng nhạc lên vai những con chữ áp đặt ở Hạ Đỏ.


Lời ca và nốt nhạc trong hai CD ca khúc & hòa tấu "Đến vì Tình" phủ lên nhau sức sống mượt mà, hài hòa trong từng câu hát làn điệu;  


Ta hãy nghe: Đến vì tình, để cho cuộc sống thêm trọn vẹn màu xanh tươi thắm và mơ ước trong tay vẽ hạnh phúc miên man, ôi cảm xúc dâng tràn...


Hạnh phúc biết bao với đứa con tinh thần vừa chào đời trong ánh sáng ban mai; nhưng hỡi ôi! "gió điên cuồng sao nhẫn tâm xô lưng trời thành giông tố thành mưa bão...Đêm chơi vơi khi người quên lối ... giết tình em giữa đêm buồn...


Khi trái tim của người nhạc sĩ thổn thức với mùa thu trở lại ngập màu vàng lá thì lúc ấy "Ôi! tim của tôi, vì sao mềm mại như chiếc lá xanh mọi ngày";


Ta hãy nghe: Ôi! Trái tim mùa thu, Vì đâu sương mù, Như sữa trắng thơm mọi ngày, Tôi không thấy ai – ngoài anh...


Cũng có lúc đời người như con sông trôi về đâu, không bến không bờ. Đôi chân gầy vẫn bước, dòng sông cạn vẫn trôi, có biết đâu hay không cần biết dòng sông cạn chân gầy cố vươn về biển mênh mông nuôi mộng con sóng bạc đầu cười cợt với cuộc đời phong ba bão táp. 


Ta hãy nghe: Vuốt mặt đi mờ xóa vết sầu đông, Chợt hay biết thời gian là ác mộng. (Theo Dòng Thời Gian / tiếng hát Thanh Hà)  


Có những lúc ai mà chẳng cô đơn khát khao trong vòng tay tròn ôm ấp, thế mà gió điên cuồng nhẫn tâm xô lưng trời, lưng người; 


Ta hãy nghe:  Đêm không trăng khi thuyền xa bến….Gió điên cuồng – sao nhẫn tâm xô lưng trời …thành Giông Tố, thành mưa bão lấp đời sông. (Giữa Đêm Buồn / Slowly /  Mi thứ / tiếng hát Quỳnh Lan)


Ta hãy nghe: Vết thương tình loang lỗ sâu trong tâm hồn, hòa giông tố vùi chôn em giữa đêm buồn. (Giữa Đêm Buồn / Slowly /  Miminor / tiếng hát Quỳnh Lan)


Có một câu hỏi: Nghệ sĩ: Anh là ai? Ở sân khấu cuộc đời này, ngay bây giờ, bạn cũng sẽ hỏi: HạĐỏ BíchPhượng, em là ai? Câu trả lời: "Em là chiều tan loãng".


Tôi không biết HạĐỏ BíchPhượng có tan loãng vào không gian vô cùng hay không, nhưng tôi biết: 


Ta hãy nghe: Chiều nhả khói sầu đông nhạt nhòa đầu sông cuối sông, tâm tư giờ mênh mông, trôi theo giòng thương nhớ, ta đi tìm ảo giác đêm đông... " (Chiều tan loãng / Am / Tango / tiếng hát Bảo Yến)


Nhạc sĩ Hạ Đỏ Bích Phượng, đôi khi chúng ta phải đi tìm ảo giác đêm đông để thai nghén - khai sinh ra những tác phẩm yêu thương chan chứa thật thà của con người bản lai diện mục. Đã sinh ra người ai chả thích bản nhạc tình réo rắt, ai chả để dành bài ca tình tứ thầm kín trong tim.


Và với câu chuyện này - tôi muốn giới thiệu lần đầu tiên "khám phá ra cái mới trong các ca khúc của HạĐỏ BíchPhượng". Xin trân trọng. (lý kiến trúc)


image010image011image012image013image014image015


* Liên lạc về những CDs của HạĐỏ BíchPhượng xin gọi:


- Trung tâm Thúy Nga 714-894-5811. E-mail: hadobichphuongmusic@gmail.com 


* call/text 714-293-1294.

10 Tháng Tám 2014(Xem: 10530)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9322)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10844)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9069)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9799)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8385)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 8953)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9760)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9095)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9279)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10249)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9959)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8946)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10616)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9067)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8747)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14535)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10678)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8808)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8513)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.