Giá trị thật của “Nhạc sến” - Quốc Trung: Đắm đuối nhạc sến là bất thường?

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 14566)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-21

image030

Ca sĩ Chế Linh trong lần biểu diễn ở Hà Nội trước đây.

File photo

Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.

Đắm đuối nhạc sến là bất thường?

Trong khi Huy Tuấn cho rằng ca sĩ đua nhau hát nhạc sến là a dua, thiếu nhận thức thì theo trang VTC Online nhạc sỹ Quốc Trung lại khẳng định: “thanh niên mà đắm đuối với nhạc sến là điều bất thường” và xa hơn nữa nhạc sĩ này cho rằng nhạc sến là thị trường cấp thấp và ca sĩ không nên theo.

Những bình luận, ý kiến này làm người yêu mến dòng nhạc bình dân nổi giận, họ cảm thấy bị xúc phạm. Phải chăng dòng nhạc bị gán cái tên tương đối khiếm nhã này có đáng bị gọi như vậy hay không và khi nó đã đi vào quảng đại quần chúng thì giá trị thật nó nằm ở chỗ nào?

Trước nhất thử tìm hiểu chữ “sến” và ý nghĩa thật của nó.

Sự thật hai chữ nhạc sến phát suất từ Nhạc sĩ Phạm Duy, ông chỉ nói đùa thôi vì hồi trước 75 những bản nhạc mà người ta gọi là nhạc sến ngày nay hồi đó người ta gọi là nhạc phổ thông.
-Ca sĩ Chế Linh

Hầu hết tự điển tiếng Việt đều viết chữ sến là một dạng thảo mộc, một họ cây thông dụng mà gỗ của nó dùng đóng thuyền rất tốt. Ý nghĩa này không áp dụng vào chữ sến với nghĩa ngầm, ẩn dụ của nó.

Tìm kiếm xa hơn người ta có thể tạm tin vào sự giải thích cho rằng chữ sến có nguồn gốc từ chữ Mari Sến, xuất phát từ chữ con sen, người ở vào thời kỳ Pháp thuộc. Con sen với thân phận thấp hèn nhưng vì sống trong gia đình của một anh thực dân nên nhiễm thói sang cả nhố nhăng nên thêm hai tiếng Mari phía trước.

Cách giải thích này được phổ biến trong ngữ cảnh miêu tả sinh hoạt từ tinh thần lẫn vật chất của những kẻ thấp hèn, dưới đáy xã hội. Sinh hoạt tinh thần như âm nhạc, chẳng hạn, của họ do đó không thể so sánh với các thưởng lãm thẩm mỹ của giới cao hơn như sinh viên, trí thức hay kẻ giàu có….thành kiến này khởi đầu từ đâu và vì sao thì cho đến nay chưa có một cuộc nghiên cứu điều tra xã hội học sâu rộng nào chứng minh điều đó.

Một khẳng định khác về hai chữ “nhạc sến” được cho là từ nhạc sĩ Phạm Duy mà ra. Ca sĩ Chế Linh, cũng là nhạc sĩ hàng đầu trong giòng nhạc sến với bút danh Tú Nhi kể lại câu chuyện ít người biết này:

image031

Nhạc sĩ Phạm Duy tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007. Photo courtesy of phamduy2010.com

“Sự thật hai chữ nhạc sến phát suất từ ông Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chỉ nói đùa thôi vì hồi trước 75 những bản nhạc mà người ta gọi là nhạc sến ngày nay hồi đó người ta gọi là nhạc phổ thông. Nhạc sĩ Phạm Duy thấy loại nhạc này rất thịnh hành nên thử làm một bài có tên “Sức mấy mà buồn” và một thời sinh viên học sinh họ phản đối dữ dội lắm. Ông Phạm Duy có nói một câu vào lúc 12 giờ 20 phút tại nhà hàng Thanh Thế lúc đó có Châu Kỳ có Trúc Phương, có anh Mạnh Phát, anh Minh Phát và anh Hoài Linh cùng anh Đặng Tấn. Lúc ấy nhạc dĩ Phạm Duy đọc báo ông ấy thấy nhạc phổ thông thịnh hành quá sức ông ấy nói đùa “Ối giời ôi, cái nhạc sến thế mà nó ăn thế!” Từ đó anh Đặng Tấn là nhà văn mới viết lên và hai chữ “nhạc sến” ra đời.”

Dù sao thì cái thành kiến về nhạc sến chưa bao giờ phai trong lòng những người không thích nghe loại nhạc này. Con số không thích tuy không lớn nhưng vẫn hiện hữu và lâu lâu từ đấy nổi lên cuộc tranh cãi không có hồi kết thúc.

Tùy sự cảm nhận của mỗi người

Có lẽ nhạc sến nổi lên mạnh mẽ nhất từ giữa thập niên 60 khi chiến tranh Việt Nam ngày một nóng hơn và âm nhạc cũng biến chuyển theo giòng thời sự. Nhạc sến ra đời qua những ca khúc nói về người lính, về em gái hậu phương hay sự chia tay đầy nước mắt của những cặp tình nhân trong thời buổi loạn ly. Những ca khúc quê hương cũng song hành với giòng nhạc lính. Âm hưởng đồng bằng sông Cửu long và những sinh hoạt đồng áng của người dân được viết với giai điệu cho lớp bình dân, khỏe khoắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên và đầy sức sống khiến cho nhạc sến đa dạng hơn và từ đó nhanh chóng lôi kéo một số đông thính giả nhiều giới, tuy nhiên bình dân vẫn chiếm đa số.

Người ta cứ lấy tôi ra làm chuyện chê bai nhạc sến nhạc xưa họ cố tình hiểu sai để dư luận như thế chứ tôi đâu có nhận xét gì hay phán xét gì về nhạc sến nhạc xưa….
-Nhạc sĩ Quốc Trung

Không phải là giới bình dân nhưng nhà báo Đinh Quang Anh Thái lại là người yêu nhạc sến một cách cuồng nhiệt, ông cho biết kinh nghiệm thưởng thức của mình về loại nhạc này:

“Những bản nhạc Bolero mà chúng ta hay nói rằng giới bình dân, tức là giới đông đảo người Việt Nam nghe thì cá nhân tôi rất thích giòng nhạc Bolero đó và thậm chí có thể hát thuộc lòng cả trăm bài Bolero bởi vì nó là loại nhạc ảnh hưởng một cách lạ lùng đối với cá nhân tôi về mặt giai điệu đó là chưa kể rất nhiều những ca từ của giòng nhạc Bolero trước năm 1975 rất hay cho nên phải nói rằng sự gắn bó tới giờ phút này vẫn còn.”

Trước luận cứ cho rằng nhạc sến sẽ làm hư hỏng thế hệ thanh niên vì nó ủy mị sướt mướt và làm cho cảm nhận thẩm mỹ của họ xuống dốc, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người nhiều lần ngồi ghế giám khảo trong các kỳ thi âm nhạc cho biết quan điểm của anh:

“Gần đây có một nhận định cho rằng nhạc sến có thề làm hư hỏng tâm lý của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Thực sự đó là cái giòng suy nghĩ nó mang đầy cảm tính hơn là nghiên cứu khoa học. Hơn nữa việc mang đầy cảm tính này nó lại nghiêng về phía của những người không đủ sự hiều biết nhạc sến là gì và sức sống của nó ở miền Nam như thế nào. Ngay lập tức người ta có thể hiểu rằng những người này không sinh sống ở miền Nam và cũng chưa bao giờ được thụ hưởng nền văn hóa miền Nam.

Sau năm 1975 nhạc sến thật sự được nhiều vùng tại miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở đi mới được thưởng thức nhiều hơn chứ trước đó thì họ được nghe rất ít. Vời sự cảm nhận gần như chịu thau thiệt với người miền Nam gần 50 năm kể từ năm 54 thì việc không hiều biết và cảm nhận được nó là lẽ đương nhiên. Câu nói đó và nhận định đó không phản ảnh hết tâm trạng và nguyện vọng của rất nhiều triệu người miền Nam, kể cả những người miền Bắc lúc này cũng đã bắt dầu thưởng thức và cảm thấy hứng thú với nó.”

image032

Nhạc sĩ Quốc Trung. Photo courtesy of Quốc Trung FC.

Quay trở lại với nhạc sĩ Quốc Trung người được báo chí phỏng vấn và trả lời rằng “nhạc sến có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống âm nhạc thì đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà còn cho xã hội”.

Khi chúng tôi muốn biết sự thật về những câu trả lời này nhạc sĩ Quốc Trung cho biết:

“Những bài báo mà người ta nói rằng lời của Quốc Trung nói là suy diễn và họ đăng sai chứ không phải tôi nói trong bài phỏng vấn. Người ta cứ lấy tôi ra làm chuyện chê bai nhạc sến nhạc xưa họ cố tình hiểu sai để dư luận như thế chứ tôi đâu có nhận xét gì hay phán xét gì về nhạc sến nhạc xưa….

Trung chỉ nói, thứ nhất những việc làm dụng những bài hát nhạc xưa thì nó không tốt cho sự phát triển nhạc mới thì họ lại nói Quốc Trung bảo rằng nhạc xưa kìm hãm sự phát triển của nhạc Việt là không đúng. Tôi nói là sự “lạm dụng” thế thì nó khác. Cái từ thứ hai trong bài báo thì phóng viên người ta nói nhạc sến là thị trường cấp thấp. Thứ nhất tôi không nói nhạc sến là nhạc thấp cấp hay chê bai gì cả. Thứ hai tôi nói là thị trường đúng nghĩa thì nó có những dòng nhạc riêng phát triển đồng đều chứ không phải như Việt Nam. Không phải là như họ suy diễn. Ngay cả những tựa đề hay câu trích dẫn đều sai hết.”

Trong thời gian gần đây khi quay trở lại Việt Nam trình diễn người nhạc sĩ lẫn ca sĩ dẫn đầu nhạc sến của Việt Nam cho biết khán giả vẫn ái mộ giòng nhạc được gọi là sến này từ Nam chí Bắc. Ca sĩ Chế Linh kể lại:

“Khi đi về Việt Nam Chế Linh cũng chỉ dùng lại những bài như Thành phố buồn, Mười năm tình cũ, Tình như mây khói, Thói đời cũng như một số những bài hát tiêu biểu và ăn khách nhất hồi xưa. Một lần hát như vậy khoảng 30 bài. Đa số ở Việt Nam hiện nay họ vẫn tiếp tục hát giòng nhạc này.”

Âm nhạc ra đời và lớn lên cùng với sự phát triển của xã hội. Âm nhạc phản ảnh bức tranh đời sống của từng thời kỳ lịch sử của bất cứ dân tộc nào. Rồi đây một thời gian về sau khi nghe dòng nhạc hiện đang lưu hành trong nước người ta e rằng không có một dấu ấn nào đáng ghi nhận kể cả những gì bị xem là thấp kém, thiếu trình độ thẩm mỹ mặc dù chúng được quảng đại quần chúng yêu thích.

Điều này cho phép người yêu nhạc sến yên tâm thưởng thức những gì mà họ yêu thích bất kể do kỷ niệm mà ra hay do cảm nhận của từng cá nhân thích hợp với từng bản nhạc mà ca từ và giai điệu của nó mở được cánh cửa sâu nhất trong tâm hồn mỗi người./

17 Tháng Tám 2014(Xem: 9888)
Mùa hè năm nay, ca sĩ nhạc jazz Natalie Cole cho tái bản tập nhạc ghi âm các bài hát tiếng Tây Ban Nha. Album này mang tựa đề Natalie Cole En Español, chủ yếu bao gồm các tình khúc La Tinh kinh điển, phát hành lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 2013, đậm đặc chất bolero và cha cha.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 10577)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9370)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10900)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9114)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9835)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8406)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 8996)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9791)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9124)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9315)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10290)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9987)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8973)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10663)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9093)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8764)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10706)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8846)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8563)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.