France Gall: Lời tỏ tình chốn thiên đường trắng

14 Tháng Giêng 20187:25 CH(Xem: 6649)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN NGHỆ - THỨ HAI 15 JAN  2018


France Gall: Lời tỏ tình chốn thiên đường trắng


Tuấn Thảo


13/1/2018


image003


France Gall bên hai con Raphael và Pauline nhân tang lễ Michel Berger 16/08/1992FRANCOIS XAVIER MARIT / AFP


Một tháng sau ngày Johnny Hallyday qua đời, lại đến phiên một thần tượng khác của làng nhạc Pháp vĩnh biệt cõi trần. France Gall, cô búp bê tóc vàng, nàng thơ của nhiều tác giả như Serge Gainsbourg và Michel Berger, rốt cuộc lại vĩnh viễn ra đi. Sau hai năm điều trị, France Gall vẫn không thoát khỏi căn bệnh ung thư tái phát.


Vào đầu những năm 1960, thời kỳ huy hoàng của dòng nhạc trẻ ở Pháp, France Gall là một trong những giọng ca nữ thuộc vào hàngTứ Quý bên cạnh Sylvie Vartan, Sheila và Françoise Hardy, luân phiên chiếm trang bìa tạp chí Salut Les Copains do Daniel Filipacchi sáng lập vào năm 1962. Sinh trưởng tại Paris, France Gall (tên thật là Isabelle Gall) là con nhà nòi, cô lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ và nhờ vậy thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật của song thân. Thân phụ của cô là tác giả Robert Gall, từng sáng tác cho Édith Piaf (Les amants merveilleux) và Charles Aznavour (La Mamma), còn gia đình bên ngoại từng sáng lập dàn đồng ca thiếu nhi Petis Chanteurs à la Croix de Bois, nổi tiếng ở Pháp.


France Gall vào nghề ca hát năm 15 tuổi theo sự dìu dắt của ông bố (Robert Gall), một mối quan hệ không hẳn là hòa thuận êm thắm do tình cảm cha con chi phối nghề nghiệp. Bản thân France Gall sau này công nhận là thời niên thiếu, cô không hề có quyền lựa chọn hay quyết định, từ nghệ danh cho tới các bài hát ghi âm. Điều đó giải thích vì sao trong giai đoạn sự nghiệp thứ nhì kể từ năm 1973 trở đi, cô không bao giờ hát lại những ca khúc từng giúp cho cô thành danh, những bản nhạc rất hợp với giọng ca nhí nhảnh hồn nhiên của France Gall ở cái lứa tuổi ngây thơ trong trắng : Sacré Charlemagne, N’écoute pas les Idoles hay là nhạc phẩm Ne sois pas si bête. Bài này từng được tác giả Nguyễn Duy Biên đặt lời việt thành bài Đừng Khờ Quá Thế (do ca sĩ Bích Trâm thu âm trước năm 1975).


image001


Đó cũng là trường hợp của những ca khúc cực kỳ ăn khách nhưng cũng từng gây nhiều tai tiếng như bản Les Sucettes (Những cây kẹo hồi) đan xen cả hai nghĩa thanh lẫn tục và nhất là bài hát Poupée de Cire, Poupée de Son. Bản nhạc này từng được tác giả Vũ Xuân Hùng chuyển sang lời Việt thành Búp bê không tình yêu, nhưng khi dịch sát, tựa bài hát có nghĩa là ‘‘búp bê bằng sáp, búp bê âm thanh’’ qua đó tác giả Gainsbourg dùng cùng lúc hai thủ pháp ẩn dụ và nhân cách hóa để so sánh các ca sĩ trẻ như những búp bê hình nộm mà âm thanh tiếng hát (tâm tư tình cảm) được gói ghém, thu gọn trên chiếc đĩa nhựa. Cả hai ca khúc ăn khách này cũng không bao giờ được France Gall hát lại.


Sau 8 năm hợp tác, France Gall đoạn tuyệt quan hệ với Serge Gainsbourg cho dù nhờ bài hát Poupée de Cire, Poupée de Son của tác giả này mà cô đoạt giải thưởng ca nhạc truyền hình châu Âu Eurovision vào năm 1965, trở thành một trong những thần tượng nhạc trẻ sáng giá nhất thời bấy giờ. Sự thành công này cũng làm tan vỡ mối tình giữa cô với nam danh ca Claude François. Hai người đột ngột chia tay sau khi France Gall đoạt giải Eurovision.


Khi lên sân khấu hát lại ca khúc này, France Gall khóc không phải mừng vì đoạt giải, mà là rơi nước mắt vì bị Claude François bỏ rơi. Sau này, Claude François tỏ ra hối hận về thái độ của mình, cho nên anh mới ghi âm bài Comme d’habitude (My Way), để gợi lại những trang tình sử đầy sóng gió. Một cách vô tình, France Gall lại là nguồn cảm hứng tạo ra một trong những tình khúc hay nhất mọi thời đại.


France Gall cũng là nguồn cảm hứng hầu như ‘‘bất tận’’ của tác giả Michel Berger. Hai người gặp nhau vào năm 1973 theo lời giới thiệu của một người bạn đồng nghiệp. Sự nghiệp của France Gall lúc đó đang xuống dốc và cô muốn tham khảo ý kiến của Michel Berger với tư cách là giám đốc nghệ thuật của một hãng đĩa về định hướng sự nghiệp cũng như về các dự án âm nhạc tương lai. Buổi ăn trưa nhằm trao đổi về nghề nghiệp lại biến thành buổi hẹn hò lý tưởng, dù chỉ mới lần đầu gặp nhau nhưng cả hai bên có cảm tưởng như thể họ đã quen nhau từ muôn kiếp trước.


Từ cái giây phút ban đầu ấy, Michel Berger chấp bút viết bản nhạc La Déclaration (Lời tỏ tình), mặc dù France Gall không ngỏ lời đề nghị tác giả Michel Berger sáng tác cho cô. Bản nhạc cực kỳ ăn khách này đã giúp lăng xê trở lại sự nghiệp của France Gall, lót đường cho hàng chục ca khúc nổi tiếng khác (Si Maman si, Calypso, Résiste, Musique, Samba Mambo, Viens Je t’emmène, Évidemment, Hong Kong Star, Papillon de Nuit, Ella Elle l’a, Babacar …..)


France Gall thành hôn với Michel Berger vào mùa hè năm 1976. Hai đứa con và 7 tập nhạc lần lượt ra đời trong hơn 15 năm chung sống. Trong làng nhạc Pháp, France Gall và Michel Berger trở thành cặp vợ chồng nghệ sĩ có uy tín hàng đầu. Sự thành công liên tục tưởng chừng không bao giờ tàn ấy, lại đột ngột bị gián đoạn với cái chết của Michel Berger vào mùa hè năm 1992, tác giả này đột quỵ sau khi lên cơn đau tim.


Một năm sau đó, bác sĩ phát hiện France Gall bị ung thư vú. Chữa trị xong, France Gall lại phải đối đầu với cái chết của đứa con gái vì chứng bệnh nhầy nhớt suy hô hấp (mucoviscidose / cystic fibrosis). Những thảm kịch liên tục dồn dập ấy khiến cho France Gall không còn tha thiết với nghiệp hát. Cô giải nghệ từ năm 1997 và chỉ xuất hiện trở lại dưới ánh đèn thời sự sân khấu để giới thiệu vở ca nhạc kịch Résiste, hầu vinh danh tài nghệ sáng tác của người chồng quá cố.


Trong vòng nhiều năm trời khi được hỏi vì sao cô không tiếp tục ghi âm bằng cách hợp tác với các tác giả khác, France Gall cho biết rất khó thể nào tìm thấy một tác giả ‘‘ruột ’’, có nhiều tâm huyết và hiểu cô như Michel Berger. Lúc sinh tiền, Michel Berger nổi tiếng nhờ cái tài trau chuốt những giai điệu trầm buồn sâu lắng, luôn luôn phản ánh những trăn trở ngấm ngầm, cuồn cuộn lớp sóng nội tâm. Những ray rứt về kiếp sống tha hương hay nỗi đau của những kẻ xa nhà (Chanter pour ceux qui sont loin de chez eux), những trăn trở về số phận của các tù nhân chính kiến (Diego Libre dans sa tête), về sinh thái môi trường qua hình tượng của Sa mạc đang lan rộng (Quand le désert avance) hay của Thiên Đường Trắng (Le Paradis Blanc), vùng bắc cực đang dần bị hủy hoại.


Có lẽ cũng vì thế mà tên tuổi của hai nghệ sĩ France Gall và Michel Berger luôn gắn liền với nhau như bóng với hình và cô không muốn hát bất cứ tác giả nào khác sau ngày Michel Berger qua đời. Ngày France Gall vĩnh biệt cõi trần cũng là ngày mà thiên thần tóc vàng trở về chốn Thiên đường trắng, để nghe lại ‘‘Lời tỏ tình’’ thì thầm bên tai, cảm xúc in đậm trên phím ngà mãi mãi./
10 Tháng Tám 2014(Xem: 10616)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9414)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10933)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9149)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9865)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8446)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9032)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9827)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9167)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9352)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10319)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10017)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9010)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10702)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9125)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8804)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14601)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10736)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8873)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8589)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.