Françoise Hardy: 50 năm ca khúc "Sao đành vĩnh biệt"

20 Tháng Năm 20189:09 CH(Xem: 7587)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN NGHỆ - THỨ HAI 20 MAY 2018


Françoise Hardy: 50 năm ca khúc "Sao đành vĩnh biệt"


It Hurts To Say Goodbye...Vera Lynn


Francoise Hardy - Comment te dire adieu ( Gainsbourg Pour Toujours )


Tuấn Thảo


19/5/2018


image046


 Cách đây đúng nửa thế kỷ, Françoise Hardy ghi âm nhạc phẩm Comment te dire adieu (Sao đành vĩnh biệt). Bản nhạc này trở nên một trong những tình khúc nổi tiếng nhất của thần tượng nhạc trẻ những năm 1960. Thế nhưng, khi đặt thêm lời tiếng Pháp cho bài này, tác giả Serge Gainsbourg đã nghĩ tới một người khác chứ không phải là Françoise Hardy. Vậy thì, người ấy là ai ?


Trong nguyên tác, bản nhạc này ban đầu là một ca khúc tiếng Anh mang tựa đề ‘‘It hurts to say goodbye’’ của hai tác giả Arnold Goland (nhạc) & Jacob Jack Gold (lời). Ca sĩ đầu tiên ghi âm bài này là Margaret Whiting phát hành trên tập nhạc The Wheel of Hurt vào năm 1966. Bản nhạc này ăn khách một năm sau đó (lọt vào Top Ten Hoa Kỳ) nhờ vào phiên bản cover của Vera Lynn.


Người đầu tiên đặt lời tiếng Pháp cho bài hát này không phải là Serge Gainsbourg mà là tác giả Canada Michèle Vendôme. Cô đã chuyển lời thành ca khúc Avant de dire Adieu (Trước khi thốt lời vĩnh biệt) cho Ginette Reno, giọng ca nổi tiếng nhất vùng Québec thời bấy giờ. Về phần Françoise Hardy, sau một năm bận rộn với vòng lưu diễn tại Canada, Nam Phi (Johannesburg, Pretoria, Cape Town) và liên hoan ca khúc quốc tế tại Rio de Janeiro (Brazil), đến khi trở về Paris cô khám phá giai điệu của bài "It hurts to say goodbye" ghi âm với một ban nhạc hòa tấu.


Vào lúc ấy, Françoise Hardy không hề biết là bản nhạc này đã có sẵn một phiên bản tiếng Pháp, cho nên mới yêu cầu ông manager (nhà quản lý Lionel Roc) tìm cho ra một ngòi bút trứ danh để đặt lời tiếng Pháp cho ca khúc này. Năm 1968 đánh dấu sự gặp gỡ giữa ca sĩ Françoise Hardy với tác giả Serge Gainsbourg. Tên tuổi của ông lúc bấy giờ đang lên như diều gặp gió sau khi thành công với các bài hát sáng tác cho France Gall (kể cả Poupée de Cire và Les Sucettes) và những bản nhạc mà ông viết cho thần tượng điện ảnh Brigitte Bardot vào cuối năm 1967 (Harley Davidson, Comic Strip, Bonnie & Clyde …..)


Tác giả Serge Gainsbourg chấp nhận đề nghị của ca sĩ Françoise Hardy. Ông đặt thêm lời tiếng Pháp cho bài hát này thành ca khúc Comment te dire adieu (Sao đành vĩnh biệt) mà về ngữ cảnh và cách dùng ca từ rất khác với phiên bản đầu tiên của tác giả Michèle Vendôme (Avant de dire Adieu / Trước khi thốt lời vĩnh biệt). Tác giả Gainsbourg ở đây dùng cùng lúc hai thủ pháp rất tinh tế, ông tạo điểm nhấn bằng cách ngắt chữ ra làm đôi và đẩy dồn phần sau lùi xuống ở đầu câu kế tiếp (contre-rejet).


Qua việc kết hợp hai thủ pháp ấy, ông tạo ra một cách chơi chữ rất lạ, hàm chứa những âm tiết khác biệt mà vẫn làm giàu vần điệu, nổi tiếng là khó dùng vì ít thông dụng và khan hiếm. Cách đặt lời tài tình ấy đã thuyết phục được ngay Françoise Hardy. Cô ghi âm bài hát này làm ca khúc chủ đạo và album phòng thu thứ 9 của cô khi được phát hành cuối năm 1968 cũng có cùng một tựa đề là Comment te dire adieu (Sao đành vĩnh biệt).


Từ một bản ballad trong tiếng Anh, bài hát được chuyển ngữ và chuyển nhịp thành một ca khúc nhạc pop trẻ trung trong nhịp điệu những vẫn có chiều sâu về mặt nội dung ca từ. Bản nhạc Comment te dire adieu trở nên cực kỳ ăn khách. Ngoài tiếng Pháp, Françoise Hardy còn ghi âm thêm bài này trong tiếng Ý (Il Pretesto 1969) và tiếng Đức (Was mach’ ich ohne dich 1970). Thế nhưng, bản nhạc này sau đó có thêm hàng trăm phiên bản khác kể cả tiếng Thụy Điển (Sa Synd du Maste Ga 1969), tiếng Phần Lan (Kai Viela Kohdataan 1973), tiếng Nhật (Sayonara O Oshiete 1985), tiếng Tiệp (Jedno Tajemství 1999, hay tiếng Hà Lan (Wanneer zie ik je weer 2015) …..


Trong tiếng Việt bài này từng được dịch thành bài Mưa rơi với những câu mở đầu như : Tiếng mưa rơi chiều nay, buồn phiền nhớ ai / Gió vi vu hàng cây, mưa làm nắng phai / Trời còn mưa mưa mãi, anh xa xôi rồi / Nghẹn ngào rưng rưng khóe môi …… bài hát này từng được nhiều ca sĩ hải ngoại ghi âm trong đó có Lâm Thúy Vân, Trung Hành, Hạ Vy, Don Hồ dưới dạng đơn khúc hay liên khúc.


Làm sao nói lời vĩnh biệt (Comment te dire adieu) : nhưng lời vĩnh biệt ấy được dành cho ai ? Trong vòng nhiều thập niên, Françoise Hardy hát bài này và từng câu chữ như thể được viết cho hoàn cảnh của mình, vì bản thân cô có một mối quan hệ khá phức tạp với chồng là Jacques Dutronc. Hai người vẫn còn giữ nguyên tờ giấy hôn thú, nhưng trong thực tế họ sống ly thân từ năm 1990. Về phần tác giả Gainsbourg, ở ngoài đời, tánh tính của ông không hạp với Jacques Dutronc, nếu không nói là hai người rất ghét nhau và có lẽ cũng vì thế mà Françoise Hardy không có được nhiều cơ hội để làm việc thêm với tác giả này mặc dù sự hợp tác của họ rất thành công.


Thật ra, tác giả Gainsbourg đã viết lời bản nhạc ‘‘Sao đành vĩnh biệt’’ là để nhắn nhủ với người tình cũ : người ấy chính là ngôi sao màn bạc Brigitte Bardot. Hai người quen nhau vào cuối năm 1967 và dù rằng lúc đó Brigitte Bardot đã có chồng (bà kết hôn với nhà triệu phú người Thụy Sĩ Gunter Sachs vào năm 1966) nhưng Bardot và Gainsbourg vẫn có một mối quan hệ đam mê say đắm trong vòng 3 tháng liền (86 ngày theo ghi chép của Serge Gainsbourg).


Khi biết được tin là vợ ông đang ngoại tình, nhà triệu phú (bị cắm sừng) lúc ấy đang ở nước ngoài vội bay tới Pháp, buộc Brigitte Bardot phải lập tức theo ông về nhà, và ông đe dọa kiện Gainsbourg ra toà nếu hai người cho phát hành các bài hát ghi âm trong khoảng thời gian này (trong đó có đĩa nhạc Je t’aime moi non plus mà đa số thính giả đều biết đến qua phiên bản ghi âm sau đó với Jane Birkin).


Tuy nhà triệu phú Gunter Sachs và Brigitte Bardot ra toà ly dị vào tháng 10 năm 1969, nhưng trong một thời gian dài bà và tác giả Gainsbourg không hề gặp lại nhau. Khi chấp bút đặt lời cho bài hát "Sao đành vĩnh biệt", tác giả Serge Gainsbourg khóc thương cho một mối tình tuy ngắn ngủi nhưng lại đầy đam mê cháy bỏng hừng hực lửa tình. Theo ông đó là những ngày tháng đẹp nhất trong đời mình. Bài hát này đã giúp cho tên tuổi của Serge Gainsbourg và Françoise Hardy ngự trị trên đỉnh cao, nhưng cũng dự báo cho làn sóng nhạc trẻ những năm 1960 sắp đến lúc thoái trào, và câu chuyện thật của tình khúc này mới được tiết lộ một thời gian sau./


image047

Brigitte Bardot


image048

Brigitte Bardot


image049

Brigitte Bardot


image050

Brigitte Bardot dancing flamenco.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 10584)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9380)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10905)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9123)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9841)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8419)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9000)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9802)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9133)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9323)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10300)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9995)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8983)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10669)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9101)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8767)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14571)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10711)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8851)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8569)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.