Theo chân người về

17 Tháng Ba 20209:03 SA(Xem: 5058)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN NGHỆ - THỨ BA 17 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hoa Tam‎ đến Mai Trang Thi Pham


16/3/2019


image010


Theo chân người về


(Thương tặng thầy cô, các anh chị cựu học sinh Bùi Thị Xuân –Trần Hưng Đạo nk 62-69 và các em học sinh trong buổi lễ phát học bổng năm 2019)


Đầu tháng 3, chị Mai Trang về Việt Nam, thăm mảnh đất Dalat được thiên nhiên ưu đãi, gặp người Dalat dễ thương, thanh thản, dù trời mưa cũng không chạy. Chị cười biện minh cho câu nói khi từ giã đợt về trước: “Chắc kỳ ni là lần cuối.” bằng lý do đơn giản: Hội ngộ 50 năm trường Bùi Thị Xuân -Trần Hưng Đạo niên khóa 62-69 và kỷ niệm khóa 8 Sư phạm Qui Nhơn cũng ngần ấy thời gian


Sáng thứ 7 (9/3/2019), Cẩn, em thứ 10, tháp tùng chị đến quán Sapinnette để đệm đàn cho giàn hợp xướng trên 70 người làm lễ “Kỷ Niệm Vàng” bởi họ học với nhau đã 50 năm.


Ngày xưa, con trai học trường Nam Trung Học Trần Hưng Đạo, con gái học trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân đúng câu “ nam nữ thọ thọ bất thân’. Các anh Trần Hưng Đạo thường chỉ được ngắm con gái Bùi Thị dưới chiếc nón bài thơ che nửa mặt. Sau tết Mâu Thân, nam giáo sư phải đi học quân sự nên trường Trần Hưng Đao gởi nam sinh ban C qua Bùi Thị Xuân học nhờ và nhận lại nữ sinh ban B. Lớp học “ nam nữ thọ thọ cứ thân” ra đời và họ là nhóm học sinh năm ấy


Các anh chị mặc đồng phục áo thun màu xanh da trời xen chút màu ngọc bích rất đẹp với logo hai cây thông trên túi áo. Khuôn mặt anh chị dẫu đã trải nhiều biến đổi thăng trầm của đất nước, trăn trở mưu sinh cuộc sống nhưng vẫn giữ được nét điềm đạm chững chạc của thế hệ “dọc đường gió bụi”.


Giàn hợp xướng tài tử hát những bản nhạc xưa; giọng ca bớt truyền cảm, không với tới những nốt nhạc cao nhưng ánh mắt, nụ cười, niềm đam mê vẫn còn cháy bỏng. Anh chị chuyện trò, vui mừng gặp lại những người bạn bè xưa, đùa vui câu chuyện ngày xưa chỉ dám ngắm lại bạn từ phía sau; mãn nguyện nhận dáng ngày xưa Hoàng thị của mình vẫn giữ nét đẹp ban sơ.


Họ bùi ngùi điểm tên người bạn sớm bỏ cuộc chơi.


Xa mấy mươi năm chừng gặp lại
Nhìn nhau tóc bạc thấy mà thương

Việt Trang


Chủ nhật hôm sau, các chị lên thăm ngôi trường tường quét vôi hồng, mái ngói đỏ. Dẫu ở ​lứa tuổi nào nhưng khi khoác chiếc áo dài xanh nước biển, đội chiếc nón bài thơ, các chị điệu đàng trở về tuổi 15 : nụ cười e ấp, ánh mắt mơ màng dệt vần thơ.


Những người con gái ấy đứng dựa bức tường đá với chiếc cổng mang tên trường, nhìn qua ngọn đồi đối diện nhớ cây si thuở nào mặc áo lính, cổ quàng chiếc khăn xanh của trường Chiến Tranh Chính Trị. Họ ra sân trường đất đỏ phía sau, tìm lổ hổng hàng rào dây kẽm chui qua Giáo Hoàng Học Viện. Đứng trên lầu nhìn xuống sân sỏi đá kim cương, họ nở nụ cười đằm thắm nhớ lại lá thư đóng dấu KBC. Sân trường dường như nhỏ đi nhưng không ngăn được sự lớn rộng của mơ mộng tìm về


Các chị vào lớp và buổi học bắt đầu


“Giáo sư Thủy Điệu không già với thời gian, dịu dàng trong chiếc khăn quàng cổ màu đỏ làm khuôn mặt nổi bật. Cô điệu đàng như Tí Cô Nương trong câu truyện Xì trum, cất tiếng:
-Lớp hôm nay sao vắng nhiều?
-Thưa cô! Mấy đứa còn ăn hàng dưới quán ông cai, chưa lên ạ.
-Ai xuống kêu các bạn lên học đi.


Gái, Hồng Trang hăng hái giơ tay:
-Em cô! Em cô.
-Cô không có em à nghe.


Mai Trang thấp thỏm :
-Xuống kêu giùm Tường Thanh, Kim Oanh, Trịnh Lê với Lê Hồng. Mấy đứa thiệt, đã nói “ về đi thôi o nớ chiều rồi” vậy đành đoạn để tui một mình. May mà gặp Thanh An và Lành Nguyễn.


Nghĩa mắt nhìn Mai Kim Hồng, bẽn lẽn méc:
- Thưa cô, Bạn Mai Kim Hồng làm điệu quàng khăn giống cô.
-Nhìn lại mình đi. Mình đeo tới 2 vòng dây chuyền kìa.
Cô cười:
-Con gái làm đẹp là đúng rồi. Gái cũng quàng khăn giống cô.


Nhàn cười nheo mắt, Phan Hồng cười đôn hậu. Phía dãy bên kia, Hiệp, Kính, Yến trẻ trung tưởng như thời gian không với tới.
Bạch, Đào, Trương Huyền hiền lành nghe cô trò chuyện. Mỗi người là một nhành hoa của xứ sương mù. Người đoạt giải phong cách của lớp là nhiếp ảnh gia Hoa Hoàng: cách nhìn, nâng máy, nhắm, chụp, phong thái nghệ sĩ quyến rũ mọi người.”


Tiếng chuông reng báo hiệu hết tiết học. Những người con gái tỉnh mộng, ra về mà lòng bâng khuâng”


Bạn bè thuở nọ thành xa hoắc
Trường lớp bây chừ thấy lạ ghê
Hẹn một mai đây mình trở lại
Không thì quên hết trọi mô tê

(Việt Trang)


Chiều chủ nhật ( 10.3.), lễ phát học bổng năm 2019 tại nhà hàng Tâm Đắc trên con đường đến Thung lũng Tình yêu.


Học bổng dành cho gần 200 em học sinh có gia cảnh khó khăn nhưng học giỏi của toàn thành phố Dalat từ lớp 1- 12; phụ huynh đi kèm theo con theo khá đông. Nhiều học sinh dân tộc từ các buôn làng xa cùng về dự. Nét mặt các em đầy tự hào, phụ huynh hãnh diện theo chân con. Trên khán đài, những chiếc xe đạp mới xếp thành dãy, chiếc bàn dài để hoa tặng, quà lưu niệm. Mọi người vào trong sảnh, ngồi quanh những chiếc bàn tròn thì bên ngoài trời đổ mưa.


Anh Như phong, với chiếc mũ dạ đen gắn huy hiệu Hướng Đạo làm quản trò. Anh trở lại tuổi thanh xuân cùng sự góp của anh Quân. Giọng hát của anh Quân trầm hùng lôi cuốn các em. Mọi bỡ ngỡ tan biến. các em hát theo và tham gia trò chơi cộng đồng.


Mọi người đón thầy Dũng, cô Châu Bảo, cô Lê Thị Hiền và bắt đầu buổi lễ bằng bài hát


Việt Nam! Việt Nam nghe tự vào đời
Việt nam hai câu nói trên vành môi…


Anh Hảo - chồng chị Kính Vy - dẫn chương trình, dáng người mảnh khảnh, anh tinh tế chăm sóc các bạn gái cùng lớp với vợ chồng anh thật chu đáo, khiến mọi người cảm thấy ấm áp như được về nhà


Anh Trương Sĩ Trực cùng vợ, xây dựng quỹ học bổng do các học sinh BTX-THĐ hải ngoại tài trợ; họ mang hoài bão đem hạnh phúc cho học sinh của thành phố thân yêu. Chương trình phát học bổng đã được 7 năm. Giá trị của món quà không chỉ là vật chất mà còn là sự động viên tinh thần, giúp học sinh nghèo học giỏi thực hiện được ước mơ vì có người đồng hành với mình


Phần quà đặt biệt được trao đầu tiên kèm thêm tài trợ của chủ nhà hàng Tâm Đắc dành cho 1 nam học sinh lớp 3. Em bị bệnh tim từ nhỏ nên người nhỏ xíu như bé học lớp Mầm Non


Từng em học sinh được xướng danh, bước lên sân khấu lãnh quà, chụp hình trong niềm hân hoan và hạnh phúc. Những bông hoa dành cho thầy cô và các anh chị trong ban tổ chức


Buổi lễ kết thúc bằng một phần quà ngoài dự kiến của một nhà hảo tâm hải ngoại tặng chiếc laptop cho một sinh viên y khoa có cha bị cụt 2 chân và mẹ phải đi bằng nạng.


Mọi người chia tay khi chiều xuống sau khi thưởng thức tô bún bò nóng trong trời Dalat lạnh. Chị Mai Trang đón xe taxi khi mưa còn hạt nhẹ, chị chợt thấy 2 mẹ con đi lãnh học bổng đứng chơ vơ dưới mái vòm cổng nhà hàng.
-Hai mẹ con em về đâu. Tiện đường, cô đưa về một đoạn


Người mẹ cười tươi, chú bé ôm 2 bong bóng. mới lãnh trong cuộc thi trò chơi, leo lên ghế trước xe.
-Dạ. con ở Cam ly
- Cô về Trần Nhật Duật, tới nhà cô, xe sẽ chạy lên Ma Trang Sơn vòng qua Cam Ly cũng tiện. Con học lớp mấy
-Dạ. Con học lớp 3 trường Nam Thiên.
-Con học giỏi lắm nghe. Không dễ gì mà có học bổng. Cả trường chắc chỉ vài bạn được.
Chú bé nghe khen, khuôn mặt hân hoan đỏ bừng.
-Ráng nghe con. Học giỏi sẽ lại có học bổng cho cha mẹ đỡ lo.
-Dạ. con cũng nói với cháu như vậy. Tụi con là dân làm thuê cho người ta. Đây là lần đầu cháu được ăn bún bò nêm thấy ngon lắm.


Xe dừng trước cửa nhà, chị trả tiền dăn tài xế đưa 2 mẹ con về đến tận nhà, rồi đưa thay vẫy 2 mẹ con :
-Hẹn cháu sang năm


Đám học trò nghèo khổ
Theo cô tìm tương lai
Tuổi thơ thôi bỡ ngỡ
Hành trang hướng mặt trời

(Việt Trang)


10.3.2019
Phạm Mai hương
10 Tháng Tám 2014(Xem: 10609)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9407)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10931)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9149)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9864)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8443)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9031)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9826)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9160)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9348)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10315)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10015)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9008)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10695)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9122)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8795)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14592)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10736)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8868)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8587)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.