Đôi điều về cuốn "Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật"

15 Tháng Chín 201612:03 SA(Xem: 6230)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 16 SEP 2016

Đôi điều về cuốn

Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật

của Đặng Phú Phong

 

Ghi nhận: Vương Hồng Anh

 


image040

Nhà báo Ngô Nhân Dụng (phải) trong một buổi ra mắt sách của nhà văn Đặng Phú Phong (trái).

 

Trong   năm 2016,  có một  công trình biên khảo  tổng hợp   đã được giới truyền thông đánh giá cao,  đó là  cuốn Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật của nhà văn  Đặng Phú Phong.  Đây là một cuôn sách  mà tác giả đã bỏ ra hơn hai năm để biên soạn với tất cả tâm huyết của một người luôn nặng lòng với "các sinh hoạt văn học nghệ thuật" của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, và luôn trăn trở với những diễn biến theo cấp số nhân của văn học quốc nội.

 

Thú thật, ngay từ những bài đầu tiên mà tôi chọn đọc trước do tác giả được nói đến là những người rất quen thuộc với công chúng, tôi đã  vô cùng ngạc nhiên về kiến thức của  nhà văn  Đặng Phú Phong mà tôi  xin được gọi là uyên thâm, không chỉ giới hạn trong thơ, văn mà mở rộng sang cả lĩnh vực âm nhạc, hội họa và điện ảnh. Qua 24 bài viết, tôi rất tâm đắc với những  bài phỏng vấn mà  tác giả đã thực hiện với nhà  thơ Du Tử Lê, nhà văn Đào Hiếu, nhà văn Thảo Trường, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, họa sĩ Trịnh Cung, và đạo diễn Song Chi.

 

Đó là những phỏng vấn ông thực hiện theo một thủ pháp rất lạ, rất mới, nó kết hợp giữa phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu của toán học, cộng với tâm thức của một người cầm bút, của một người nghiên cứu, đã thẳng thắn trao đổi với người được phỏng vấn về những vấn đề đang gây nhiều tranh luận.

 

 image042

Tôi xin nêu trường hợp của nhà văn Đào Hiếu,  tác giả  cuốn sách   đã đề cập đến sự tương phản  vàkhập khiểng của nhà văn này khi đề cập đến những ảnh hưởng tích cực trong các tác phẩm của Jean Paul Sartre, của Albert Camus, và lúng túng khi nhắc đến những tác phẩm tiêu cực của hai đại văn hào người Pháp này. Cuộc thảo luận dưới hình thức  mà tôi tạm gọi là "bút vấn",  nhà văn, tác giả cuốn Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật  đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về quan điểm và nhận thức của nhà văn Đào Hiếu qua tác phẩm Lạc Đường, tiêu điểm chính của bài viết.

 

Một trường hợp nữa trong lĩnh vực văn chương là bài phỏng vấn nhà văn Thảo  Trường,  ông Đặng Phú Phong  đã thay mặt công chúng yêu mến nhà văn này, nêu ra những thắc mắc về những tác phẩm mà nhà văn đã viết trước năm 1975, và những tập truyện viết  về sự thật   bi thảm mà nhà văn đã chứng kiến trong hơn 16 năm bị tù đày. Với thủ pháp rất  điện ảnh,  nhà văn   Đặng Phú Phong đã "quay" được những cận ảnh và toàn ảnh về chân dung Thảo Trường qua từng giai đoạn gắn liền  với vận nước đổi thay, và qua đó, cuộc phỏng vấn vô cùng đặc biệt này đã giải mã  những điều mà trước đó, còn nhiều ẩn số.

 

Tôi cũn xin  được nhắc đến hai bài phỏng vấn nhà thơ Du Tư Lê ở cả hai lĩnh vực thơ văn và hội họa. Theo tôi, đó là hai phỏng vấn rất hay, đã khai thông những gì  mà công chúng cần muốn biết về nhà thơ tên tuổi này.

 

Ngoài ra, qua các bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Văn Khoa, họa sĩ Trịnh Cung, đạo diễn Song Chi, tôi tìm thấy từ những bài phóng vấn đó một vốn kiến thức phong phú của ông về âm nhạc, về hội họa, về điện ảnh, khi ông trao đổi với những nghệ sĩ này về các vấn đề chuyên biệt trong nghệ thuật, và các bài phỏng vấn này đã soi rọi cho người đọc thấy rõ được  tài năng của họ.

 

Với những bài khác, tác giả  đã viết dưới hình thức ghi nhận hay phỏng vấn, một bài đều có một nét riêng, không có mẫu số chung giữa những bài đó, và cũng chính đó là điểm đặc sắc của  cuốn Bên Kia Con Chữ  và Nghệ Thuật của Đặng Phú Phong.

 

Vương Hồng Anh

09 Tháng Ba 2022(Xem: 4286)
18 Tháng Bảy 2019(Xem: 5179)