Tháng 6/2012, Tàu khựa CNOOC đã gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Trung Việt với hãng Crestone Mỹ

09 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 10764)

Tháng 6/2012, Tàu khựa CNOOC đã gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Trung Việt với hãng Crestone Mỹ

image097 

Đích nhắm nào của TQ sau giàn khoan 981?

image098- Ngay tháng 6/2012, CNOOC gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí gần bờ biển miền Trung Việt Nam. Ý đồ Trung Quốc không thay đổi khi muốn độc tôn Biển Đông, tiến tới chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ. 

Bài 2

Đã có nhiều phân tích cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan là sự đáp trả chuyến công du 4 nước châu Á của Tổng thống Obama 21-29/4/2014 và sự khát năng lượng của nền kinh tế thứ hai thế giới. 

Thực tế khả năng triển khai một giàn khoan đã được dự đoán trước từ 1992 khi TQ ký thỏa thuận hợp tác bất hợp pháp với Crestone (Mỹ) trên một vùng biển rộng 125.000 km2.

Đây là khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa VN mà TQ khi đó đã viện cớ bãi Vạn An Bắc thuộc chủ quyền TQ nhưng nằm trên thềm lục địa nước khác. Khả năng này ngày càng trở nên hiện hữu khi giàn khoan Hải Dương 981 được đóng xong vào năm 2011 và khoan thử đầu tiên tháng 5/2012. 

image099

Tàu cá TQ dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan trái phép. Ảnh: Cảnh sát biển

 

Ngay tháng 6/2012, CNOOC gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí gần bờ biển miền Trung VN. Ý đồ TQ không thay đổi khi muốn độc tôn Biên Đông, tiến tới chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ. 

Biển Đông với vị trí địa chiến lược nối hai đại dương, với tài nguyên dầu khí, băng cháy và cá không tránh khỏi là điểm nóng trong ván bài giữa hai siêu cường. 

Chỉ riêng số lượng tàu chở dầu quốc tế đi qua Biển Đông đã chiếm hơn một nửa của thế giới, gấp 3 lần số qua kênh đào Suyez, 5 lần qua kênh đào Panama TQ, thị trường tiêu thụ dầu khí thứ hai thế giới và dầu chủ yếu được vận chuyển qua Thái Bình Dương, qua tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông, không thể để an ninh năng lượng của mình bị Mỹ và đồng minh khống chế. 

Chiến lược an ninh biển của TQ muốn thành công còn phải có sân sau là Biển Đông (lợi ích cốt lõi) để tránh khả năng cạnh tranh trực tiếp với Mỹ và các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc ở Biển Hoa Đông. 

Chiến lược này mâu thuẫn giữa mục tiêu chiếm đoạt, tranh chấp chủ quyền với nhu cầu có môi trường “trỗi dậy hòa bình”. 

Để xoa dịu mâu thuẫn đó, TQ đưa ra sự kết hợp yêu sách đường lưỡi bò phi lý mà thế giới đều lên án với chủ thuyết ‘Chủ quyền thuộc TQ, Gác tranh chấp cùng khai thác” (GTCCKT).
Các hoạt động trên biển của TQ những năm gần đây đều tuân thủ chiến lược cứng rắn không đối đầu với Mỹ, nhưng cứng rắn có chọn lọc với láng giềng, khiêu khích đủ để đạt mục đích ngắn hạn mà không vượt qua làn ranh đỏ chiến tranh.
Duy trì đường lưỡi bò để có cơ sở đưa vấn đề GTCCKT. Các phương tiện hiện đại nhất của TQ đều thử nghiệm đầu tiên tại Biển Đông, từ tàu sân bay Liêu Ninh đến giàn khoan di động Hải Dương 981 hay tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân. 

Quyết định địa chính trị

Đích nhắm của Hải Dương 981 tiếp theo có thể sẽ là Tư Chính, là 9 lô dầu khí ven bờ miền Trung VN mà CNOOC gọi thầu bất hợp pháp, là Bãi Cỏ Rong, Bãi Cỏ Mây, bãi ngầm Tăng Mẫu, bất cứ nơi đâu trong phạm vi đường lưỡi bò nhưng ưu tiên các vùng biển ven bờ các nước nơi khả năng khai thác dầu khí thương mại đã được khẳng định. 

Việc triển khai giàn khoan ngay sau chuyến đi của Tổng thống Obama được cho là phản ứng gay gắt của TQ với chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ nhưng để chuẩn bị triển khai giàn khoan và lực lượng tàu hộ tống hùng hậu không chỉ trong 2 ngày. 

Phản ứng của Mỹ đối với việc sát nhập Crưm của Nga càng củng cố thêm quyết tâm của TQ. Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Obama chỉ là chất xúc tác, còn việc triển khai đã được quyết định, nằm trong lộ trình lâu dài thâu tóm Biển Đông và không thể tránh khỏi. 

Vấn đề chỉ còn là thời điểm thích hợp. Đây là một quyết định địa chính trị chứ không phải đơn thuần kinh tế khi đưa giàn khoan 1 tỷ USD đến vùng biển ít có khả năng thu lợi ích cao.

Hạ đặt giàn khoan cũng là để đe nẹt các nước trong khu vực không đi theo tấm gương của Philippines đưa các tranh chấp ra Trọng tài quốc tế. 

Nhưng không may cho TQ, hồ sơ kiện của Philippines đã được trình đúng thời hạn 30/3/2014 và được Tòa trọng tài thụ lý. 

Hải Dương 981 bề ngoài là xung đột Việt - Trung nhưng thực chất là một bước thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa TQ và Mỹ để tìm các nước đồng minh, các vệ tinh trong Biển Đông, tiến tới kiểm soát Biển Đông. 

Việt Long

Bài 3:

Chiến thuật 'chuột vờn mèo'

image098- Nhìn lại vụ giàn khoan Hải Dương 981 không thể không lưu ý riêng đến lựa chọn chiến thuật và vị trí hạ đặt giàn khoan đầy toan tính, thâm hiểm của TQ.

Lựa chọn chiến thuật

Trong vụ Hải Dương 981 có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, TQ sử dụng nhuần nhuyễn các lực lượng dân sự hoặc khoác áo dân sự, tiến hành các biện pháp mang tính dân sự, kinh tế, tránh các hành động quân sự gây phản cảm với cộng đồng quốc tế. 

Chiến thuật này có thể được gọi là thay “tàu xám” (hải quân) bằng “tàu trắng” (dân sự) đối phó với các lực lượng chấp pháp biển của các nước láng giềng. Chiến thuật này đã thành công trong vụ đuổi tàu cá Philippines ở bãi ngầm Scarborough

Thứ hai, sử dụng giàn khoan di động thay cố định. Tính di động cho phép nhanh chóng đưa giàn khoan vào vị trí mong muốn trong thời gian ngắn đủ để đối phương bất ngờ không phản ứng kịp và bên ngoài nếu muốn cũng không kịp can thiệp khi thành sự đã rồi. 

image100

Tàu hải cảnh TQ áp sát, phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư VN

Đối phương cũng không đủ thời gian để triển khai các biện pháp dài hạn như pháp lý. Khoảng thời gian để khởi kiện một vụ án quốc tế thường khá dài. Từ lúc Philippines đưa đơn khởi kiện TQ sau sự cố Scarborough tháng 2/2013, một năm sau các thủ tục thành lập Tòa và chuẩn bị Bản ghi nhớ mới hoàn tất và ít nhất đến tháng 9/2014 Tòa mới có thể thụ lý. 

Trong thời gian đó CNOOC đã có thể chủ động kéo giàn khoan ra vị trí khác để Tòa không có thẩm quyền do đối tượng vi phạm đã rút. TQ có thể huy động lực lượng tàu cá hùng hậu để ngăn cản, thậm chí tấn công khiêu khích các lực lượng chấp pháp biển láng giềng, tạo cớ gây ra các xung đột cục bộ cho tàu xám tấn công. 

Lịch sử đã chứng minh tàu cá TQ luôn là lực lượng đi đầu gây hấn ở Đà Nẵng năm 1962, Hoàng Sa 1974 và Scarborough năm 2012. Triển khai dàn khoan ở phía Bắc, TQ không quên mở rộng căn cứ Gạc Ma ở phía Nam theo đúng cách giương Đông kích Tây, phân tán sự chú ý của đối phương cũng như của cộng đồng thế giới. `

Toan tính vị trí chiến lược

Vị trí giàn khoan cách đá Tri Tôn 17 hải lý nhằm khẳng định quan điểm của TQ về đường cơ sở 1996 của họ và đá này cũng như các địa hình nổi khác thuộc quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa - VN) có quyền có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Vị trí này cũng củng cố quan điểm của TQ là quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa - VN) hoàn toàn thuộc TQ không có tranh chấp. 

Nếu vị trí hạ đặt nằm trong vòng cung 12 hải lý sẽ dễ bị hiểu lầm là TQ chỉ đòi quy chế lãnh hải cho các đảo đá mà họ chiếm đóng trái phép bằng vũ lực từ năm 1974. Vị trí này cũng thích hợp gần Hải Nam để có thể huy động lực lượng chấp pháp biển và hải quân hùng hậu cũng như tàu cá để bảo vệ giàn khoan. 

Trong trường hợp có dầu thương mại thì hệ thống đường ống dẫn dầu vào Tây Sa hay Hải Nam cũng ngắn hơn, dễ lắp đặt và bảo vệ hơn là đi sâu vào vùng biển VN. Vị trí này nằm gần lô 119 mà Exxon Mỹ đã khoan thăm dò, đủ để gây áp lực với các công ty Mỹ nhưng không đi đến đối đầu với Mỹ. 

Khu vực chỉ liên quan đến VN và TQ nên Bắc Kinh hy vọng ASEAN với truyền thống trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, sẽ không có cớ gì để đồng thuận phản bác. 

Vị trí này cũng không ảnh hưởng lớn đến đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp trong Biển Đông để dễ bác bỏ sự quan ngại quốc tế về an ninh hàng hải. Ngày 27/5, phía TQ đã di chuyển giàn khoan về vị trí mới (tọa độ 15033’38” vĩ Bắc; 111034’62” kinh Đông) cách đảo Tri Tôn về hướng Đông-Đông Nam 25 hải lý, cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng Đông-Đông Bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Tuy nhiên vị trí này vẫn tiếp tục nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ VN . 

Tuy nhiên toan tính không phải bao giờ cũng đúng với thực tế.

Giải pháp cho xung đột

Các cuộc xung đột quốc tế thường có một kết thúc dựa trên tương quan lực lượng và kết quả tổng hợp trong 5 lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế và truyền thông. 

Xét quy mô kinh tế, lực lượng quân sự, bộ máy truyền thông, VN khó có thể so sánh với TQ - quốc gia đông dân nhất thế giới. 

Nhưng quan điểm kiềm chế, không sử dụng lực lượng quân sự, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình được các nước trong khu vực và quốc tế đánh giá cao, ủng hộ. 

Sự kiềm chế của Cảnh sát biển và Kiểm ngư VN trước các cú đâm va, vòi rồng của phía TQ không phải chỉ cho mình mà cho cả hòa bình ổn định khu vực và thế giới.

Trên bàn cờ chính trị quốc tế, trong một thế giới đang ngày càng phẳng, các nước ngày càng cần đến nhau, đến một tình hữu nghị bền vững. 

Quan điểm VN thể hiện rõ trong tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao: “VN sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Đồng thời, VN luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên”. 

Theo điều 33 Hiến chương LHQ, các biện pháp hòa bình bao gồm từ đàm phán, trung gian hòa giải, các tổ chức quốc tế cho đến các hành động pháp lý. 

VN đang và sẽ kiên trì đề nghị đàm phán, thông báo tình hình căng thẳng ở Biển Đông cho LHQ, ASEAN, tổ chức các nước không liên kết, và các nước khác. Indonesia và Nga đều đã tỏ ý sẵn sàng có vai trò trung gian hòa giải. 

Vai trò trung gian hòa giải của Indonesia cũng phù hợp với chính sách của ASEAN giải quyết các bất đồng trong khu vực không có sự can thiệp từ bên ngoài. Một ủy ban điều tra hòa giải cũng có thể được thành lập trên cơ sở yêu cầu LHQ. Tuy ủy ban không có những quyết định bắt buộc nhưng các khuyến nghị của ủy ban và dư luận quốc tế sẽ định hướng cho một giải pháp.

VN cũng có thể lựa chọn giải pháp pháp lý vào thời điểm cần thiết khi các biện pháp khác không giải quyết được vấn đề. Mọi giải pháp chỉ có thể thực hiện trên thiện chí của các bên. 

Trên thực địa, chiến thuật “chuột vờn mèo” của Cảnh sát biển và Kiểm ngư VN đã làm phía TQ tiêu tốn hàng triệu đô la mỗi ngày cho việc duy trì giàn khoan và hơn 130 tàu hộ tống. 

Công tác tuyên truyền trong và ngoài nước và những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ, hiệu quả sẽ giúp dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ hơn các quyền lợi chính đáng của một nước ven biển và những hành động không thể chấp nhận trong quan hệ quốc tế. 

Sức mạnh tổng hợp thực địa, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, truyền thông và tương quan chính trị sẽ buộc Hải Dương 981 phải dịch chuyển. Sau Hải Dương 981, cuộc đấu tranh trên Biển Đông vẫn trường kỳ. 

Việt Long

Thêm giàn khoan mới, Trung Quốc đưa ra biển nào?

Kế hoạch đóng thêm cả loạt các giàn khoan trị giá hàng tỷ USD ngày càng lộ rõ tham vọng của Trung Quốc tìm kiếm tiềm năng trên các vùng biển mang giá trị hàng nghìn tỷ USD trong thương mại quốc tế, có tiềm năng lớn về tài nguyên…

Giàn khoan tỷ USD thứ 2

Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đang thúc đẩy các kế hoạch đóng thêm hàng loạt các giàn khoan khủng mới. Theo số liệu từ ADB, chỉ trong tháng 4 vừa qua, tập đoàn dầu khí lớn thứ 3 của Trung Quốc đã có 3 đợt phát hành trái phiếu có thời hạn từ 3 cho tới 30 năm với lãi suất cao nhất lên tới gần 4,9%/năm để huy động tổng cộng 4 tỷ USD cho hoạt động của mình.

Trong các năm 2012 và 2013, CNOOC đều nằm trong top những tập đoàn thu hút nhiều vốn trái phiếu nhất bất chấp đã phải chi rất nhiều tiền để nuôi mộng sở hữu kỹ năng khoan thăm dò dầu ở vùng nước sâu trên biển như vụ chi 15 tỉ USD mua lại hãng khai thác dầu Nexen của Canada, các hợp đồng công nghệ với Friede &Goldman…

image102

Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Hồi tháng 9/2012, Công ty dịch vụ dầu mỏ Trung Quốc (COSL) - một thành viên của CNOOC và là chủ sở hữu giàn khoan Hai Yang Shi You 981 - Hải Dương 981 cũng đã huy động 1 tỷ USD trái phiếu.

Những gói tiền vay nói trên không được nói rõ sử dụng như thế nào, nhưng trước đó, hồi cuối 2013 COSL đã ký thêm các hợp đồng với Nhà máy đóng tàu Đại Liên và một nhà máy ở Thẩm Quyến đóng mới 3 giàn khoan khác. Trong đó có Hải Dương 982 - một giàn khoan nước sâu tương tự như Hải Dương 981 và 2 chiếc loại nhỏ hơn là Hải Dương 943 và Hải Dương 944.

Cũng như Hải Dương 981, Hải Dương 982 là giàn khoan nửa chìm thế hệ thứ 6, chịu được bão tố cực mạnh, được trang bị hệ thống định vị động trên biển, được thiết kế có thể hoạt động ở vùng nước sâu tới 1.524m và khả năng khoan sâu 9.144m. Dàn khoan có 8 chân vịt lái, mỗi chân vịt được kéo bởi động cơ 4.600CV này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2016.

Hải Dương 943 có thể hạ đặt ở các vùng nước sâu 122m và có thể khoan sâu 10.668m và Hải Dương 944 cũng có khả năng hoạt động tương tự. Hai dàn khoan này theo kế hoạch sẽ được bàn giao vào tháng 9 và tháng 10/2015.

Trước đó, hồi đầu tháng 5, CNOOC đã đưa Hải Dương 981 có trị giá khoảng 1 tỷ USD ra hạ đặt trái phép tại vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam kèm theo cả trăm tàu các loại, từ quân sự, hộ vệ, tuần tiễu, hải giám, hải cảnh cho tới tàu cá và nhiều máy bay...

Hải Dương 981 có diện tích rộng bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn, nửa nổi nửa chìm, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137 m và nặng 31.000 tấn. Lượng thép để xây dựng nên giàn khoan này 4 lần số nguyên liệu dựng tháp Eiffel của Pháp. Nó chịu được được sóng cao 10 mét cùng sức gió 160km/h.

Đổ tiền cho tham vọng biển sâu

Trong thông cáo phát đi hồi đầu tháng 11 năm ngoái, chủ tịch kiêm CEO của COSL, Li Yong cho biết, việc đóng 3 giàn khoan này giúp nâng cao khả năng hoạt động ở các vùng nước sâu và trong những điều kiện đặc biệt.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc đưa vào hoạt động những giàn khoan khổng lồ như vậy xem ra không hề dễ dàng và thật khó có thể thu lợi nhuận về cho DN.

Đối với Hải Dương 981, việc vận hành được cho là rất tốn kém. Theo đó, để giữ cho “quái vật” có thể đứng trên biển đã mất hàng trăm nghìn USD/ngày, chưa kể chi phí để nuôi cả trăm tàu “bảo vệ” xung quanh.

image103

Mỗi bước đi trong 'Chiến lược biển sâu' gây quan ngại cho nhiều bên.

Không những thế, Hải Dương 981 là giàn khoan di động nước sâu đầu tiên mà Trung Quốc tự đóng được dựa trên các thiết kế của nước ngoài do vậy để hoạt động ổn định và làm chủ được công nghệ khoan dầu khí nước sâu CNOOC có thể mất nhiều năm trời.

Các phân tích của các chuyên gia nhiều nước trên thế giới đều cho thấy, CNOOC đang đổ tiền để làm ra những “thiết bị khổng lồ” để thực thi những chiến lược dài hơi mà sự tốn kém vượt quá ngoài sức chịu đựng của một DN.

Một điểm đáng lưu ý là việc đóng các giàn khoan này nằm trong các chương trình trọng điểm của Trung Quốc - chiến lược biển sâu, với bước đi đầu tiên là sự ra mắt của Hải Dương 981 hồi tháng 5/2012.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên việc tìm kiếm năng lượng trở thành vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, sự hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam lần này và kế hoạch xây dựng một loạt các giàn khoan khồng lồ khác đang gây chú ý cho nhiều bên khác nhau.

Giàn khoan Hải Dương 981 và trong tương lai là sự ra đời các giàn khoan khác sẽ đặt ở đâu và theo lộ trình nào… có lẽ đây là những bước đánh động thế giới nhất là khi tình trạng căng thẳng quanh việc hạ đặt Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam vẫn tiếp diễn.

Đây thực sự là điều gây chú ý cho bên khác nhau bởi một điều chắc chắn rằng, CNOOC bỏ hàng tỷ USD ra để làm đóng những giàn khoan khổng lồ như vậy không thể sử dụng loanh quanh ở ‘ao nhà’ hoặc nép trong ‘xó bếp’. Có thể Hải Dương 981 chỉ là một nước đi đầu tiên trong một ván cờ dài hơi đầy quan ngại cho các bên.

Văn Minh

++++++++++++++++

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: 'Trung Quốc đánh Việt Nam vì muốn làm ăn với Mỹ'

BBC 2/15/14

Nhân tròn 35 năm cuộc chiến Biên giới Việt - Trung năm 1979, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) nhìn lại sự kiện từ góc độ một nhà ngoại giao khi đó đang có mặt ở Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/2, ông cho biết chi tiết những gì đã xảy ra với Tòa đại sứ Việt Nam và các nhân viên vào thời điểm xảy ra cuộc chiến hôm 17/2/1979.

image104
Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter trong một buổi lễ vào tháng 01/1979

"Lúc bấy giờ thì mọi hoạt động ngoại giao đều bị đình chỉ, dù chưa tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao," ông nói.

"Khi đó sứ quán chúng tôi bị họ vây, cán bộ đi ra ngoài thì bị theo dõi."

"Nhiều khi họ gây trở ngại, nói xe chúng tôi là đi trái pháp luật, nhưng thật ra thì không phải là trái pháp luật mà là họ cố ý làm chậm trễ việc tôi đi tiếp xúc với các đoàn ngoại giao khác."

Tuyên truyền cho chiến tranh

Ông cho biết trước khi cuộc chiến xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có mâu thuẫn xung quanh vấn đề người Hoa và phía Trung Quốc đã tuyên truyền là "Việt Nam xua đuổi người Hoa".

"Họ nói họ phải đưa hai tàu vào TP.HCM và Hải Phòng để đón cái gọi là 'nạn kiều' của họ," ông nói.
"Khi Campuchia đánh phía Tây Nam Việt Nam, chúng tôi đánh lại, thì họ tuyên truyền là chúng tôi xâm lược Campuchia."

Tuy nhiên ông Vĩnh cũng nói khi đó, báo chí Trung Quốc không hề đả động đến hành động diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ.

"Lúc bấy giờ mấy sư đoàn của Pol Pot là do Trung Quốc trang bị. Họ trang bị cho đồng minh của họ để xúi Pol Pot đưa quân đánh phía Tây Nam Việt Nam".

Ông Vĩnh cũng nói nội bộ lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã nhất trí hoàn toàn về việc tiến công qua biên giới Campuchia.

'Không chuẩn bị'

Thiếu tướng Vĩnh cho hay "khi biết được Trung Quốc đang làm một số đường dẫn ra biên giới thì tôi hiểu là họ đang có ý đồ muốn tạo thành một gọng kìm từ phía Bắc với đồng minh Campuchia của họ ở phía Nam."

"Thế nhưng tôi không biết chính xác khi nào là họ sẽ đánh."

image106
Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979

Ông cũng cho biết phía Việt Nam "thực sự đã không chuẩn bị gì" cho cuộc tấn công của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của BBC về sự hỗ trợ của Liên Xô thời bấy giờ đối với Việt Nam trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc, ông Vĩnh cho biết:

"Mặc dù trước đó đồng chí Lê Duẩn có ký một hiệp ước tương trợ với Liên Xô rồi, nhưng khi Trung Quốc đánh thì không có sự tương trợ nào từ Liên Xô cả."

"Khi đó chủ lực của chúng tôi chủ yếu ở phía Nam, phía Bắc thì chỉ có hai sư đoàn địa phương ghép lại để đánh lại với 60 vạn quân Trung Quốc thôi."

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định "phía chúng tôi thì cũng không có bất mãn nào" đối với Liên Xô.
"Lúc bấy giờ chỉ có bộ đội biên giới chúng tôi đánh lại với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại gặp bất lợi về chiến trường vì địa hình rừng núi, tiếp tế cũng khó, hành quân cũng khó. Nên họ thương vong rất nhiều."

Vì sao không truy kích?

Trả lời câu hỏi của BBC về việc Việt Nam quyết định không truy kích sau khi quân Trung Quốc rút lui vào tháng Ba năm 1979, ông Vĩnh nói:

"Bởi vì chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì."

"Miễn là họ phải rút lui khỏi biên giới chúng tôi là được."

Ông Vĩnh cũng cho rằng cuộc chiến biên giới năm 1979 là do Trung Quốc muốn tạo thiện chí với Mỹ.
"Một là họ đánh Việt Nam là để đỡ đòn cho đồng minh Pol Pot ở Campuchia," ông nói.

"Một mặt khác, họ đánh với chúng tôi để gửi đi thông điệp là không phải vì cùng là cộng sản mà Việt Nam và Trung Quốc lại thân nhau."

"Họ muốn đánh chúng tôi vì họ muốn làm ăn với Mỹ."/


20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15392)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh. Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12934)
Trải nghiệm chưa từng có về ẩm thực là những gì mà Trung Quốc mô tả về yến tiệc dành để thết đãi các nhà lãnh đạo thế giới tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014. Từ nhiều tháng trước khi APEC diễn ra, Trung Quốc đã chiêu mộ các đầu bếp giỏi, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, các nghệ nhân thiết kế gốm của làng gốm sứ Đức Cảnh Trần nổi tiếng... cùng chuẩn bị tỉ mỉ, chi tiết cho yến tiệc tại một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế giới diễn ra tại Bắc Kinh năm nay
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12480)
Sư Sơn Hải đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam Một nhà sư Khmer Krom từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia nhận án tù vì cản trở giới chức. Sư Sơn Hải, xuất thân từ tỉnh Trà Vinh ở Việt Nam nhưng nay sống ở Campuchia, là người đốt cờ Việt Nam nhiều lần trong các cuộc tuần hành tại Phnom Penh.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11731)
Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này. Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11722)
K-560 Severodvinsk là tàu ngầm lớp Yasen được Nga bắt đầu phát triển hồi năm 1993, nhưng do giới hạn về ngân sách quốc phòng nên dự án phát triển tàu ngầm này bị trì hoãn, theo đài Russia Today (Nga) ngày 18.6.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11097)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng Việt Nam và Ấn Độ "có lợi ích chung về an ninh hàng hải, bao gồm cả tự do lưu thông trên biển và tự do thương mại cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải theo luật quốc tế."
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10340)
Nina Phạm, nữ Y tá người Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, đã rời khỏi bệnh viện hôm Thứ sáu, tám ngày sau khi cô nhập Viện National Institutes of Health ở Bethesda. Các Bác sĩ và Nina đã đến thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phòng Bầu Dục trước khi cô trở về Texas. Nina Phạm mắc bệnh trong khi chăm sóc của Mỹ 'Bệnh nhân Zero', Thomas Eric Duncan, người đã qua đời hôm 08/10/2014.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 18119)
(GDVN) - Việc sử dụng một cách không cần thiết những cảnh nóng trong phim vô tình "bóp chết" cái đẹp của điện ảnh Việt trong mắt công chúng. Trong vài năm trở lại đây, việc sử dụng quá nhiều cảnh nóng đã trở thành một vấn đề được nhắc đến nhiều của phim Việt. Nhiều người băn khoăn tự hỏi: Giới hạn nào cho cảnh nóng trong phim Việt để không tạo cảm giác khó chịu cho khán giả.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 12676)
Quan chức Mỹ tiết lộ với báo chí, phía Mỹ lần này quyết định nới lỏng cấm vận vũ khí, mặc dù có liên quan đến việc Chính phủ Việt Nam những năm gần đây cải thiện tình hình trong nước, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 12856)
Đèn Cù hấp dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 12304)
Gọi là chuyện dài tựa như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ . . . vì lý do rất đơn giản là người dân đã, đang và sẽ tiếp tục được coi nhiều màn hỉ nộ ái ố, nhiều chuyện tức cười liên quan đến việc bầu cử diễn ra thường xuyên mỗi hai năm một lần.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 10962)
Để biết mà tìm cách vươn lên thay vì dựa dẫm, quan niệm “anh em”. Khi đó, sơn thủy sẽ luôn tương liên, văn hóa có thể tương đồng nhưng lý tưởng không thể tương thông, và vận mệnh cũng vì thế mà không tương quan. Trong họa có phúc là vậy. Nhân bài phát biểu của ông PPT Phạm Bình Minh cũng như cuộc đối đáp giữa ông với giới học giả Hoa Kỳ tại Hội châu Á (Asia Sociaty) ở New York (24/09). Lại nghĩ ngay đến hai chữ: Phúc và Họa.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 11980)
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 9 có bài viết tỏ ra đố kị, thèm thuồng vì Việt Nam khai thác dầu khí, xuyên tạc Việt Nam và các nước ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc (ý nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng trên thực tế cực nam của họ là đảo Hải Nam). Báo GDVN xin đăng lại cơ bản nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, từ đó để thấy được tư tưởng chi phối chính trường và truyền thông Trung Quốc hiện nay “lộ liễu” đến mức nào.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 11561)
Cô bé tên Aria (không phải tên thật) đã trốn thoát khỏi một trại tập trung của IS để đoàn tụ với gia đình ở trại tị nạn Khanke tại phía tây bắc Iraq. Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) lập trại tị nạn này để đón hàng chục ngàn người thiểu số Yazidis trốn khỏi Sinjar sau các đợt tấn công của IS
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11550)
Toà Bạch Ốc có lẽ là phủ tổng thống duy nhất trên thế giới mà sinh hoạt thông tin báo chí nhộn nhịp hầu như suốt ngày trong tuần, với hàng chục phóng viên và nhà báo hàng đầu trên thế giới đều mong muốn được tuyển chọn để góp mặt thường xuyên trong công việc góp nhặt những thông tin cần thiết, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt không những chỉ riêng cho 300 triệu dân Mỹ mà còn có thể tác động đến cả tỷ người tại nhiều quốc gia khác.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 11270)
Chỉ huy tàu ngầm USS Michigan mới đây tiết lộ với Jane Defence rằng họ đã có mặt ở Biển Đông từ tháng 12/2013 còn tàu North Carolina thì đã đến từ trước đó 4 tháng. Wantchinatimes mới đây dẫn tin tức từ Jane Defence cho biết: Hai trong số các tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã được triển khai tới các vùng biển tranh chấp ở Tây Thái Bình Dương.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 10803)
Chuyện một ông thống đốc tiểu bang ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cùng với bà vợ bị truy tố ra toà về tội tham nhũng, và sau đó bị bồi thẩm đoàn phán quyết là có tội, có lẽ phải là một sự kiện thời sự gây chấn động cho nhiều người. Nhất là khi cái kết quả bất ngờ này đã diễn ra chỉ mới vài tháng sau khi ông ta vừa rời khỏi nhiệm kỳ của mình vào đầu năm nay.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 11062)
Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết : Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12121)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12360)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.