Mỹ hoan nghênh TQ rút HD-981 / Hồng Nga BBC: “giảm căng thẳng … ít nhất là tạm thời” / 1561 người ký tên yêu cầu chính phủ kiện Trung Quốc

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 10967)

Mỹ lên tiếng việc TQ dời giàn khoan

BBC Thứ năm, 17 tháng 7, 2014

image020

Giàn khoan Hải Dương 981 được kéo về sớm hơn một tháng so với dự định

Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói trong tuyên bố ngày 16/7.

Bà Jen Psaki được hãng thông tấn Reuters dẫn lời nói vụ việc cho thấy "tầm quan trọng của việc các bên có yêu sách làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế, từ đó đi đến nhận thức chung về cách ứng xử và hành vi phù hợp ở những khu vực tranh chấp”.

Bà cũng kêu gọi các bên ngưng có hành động "gây hấn đơn phương" nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký hồi năm 2002.

Trước đó, hôm 16/7, Thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam ‘yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan’.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố quyết định chỉ thuần túy mang tính chất thương mại.

Phát biểu tại một phiên họp của chính phủ hôm 16/7 sau khi đã nhận tin mới nhất về giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam “luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam”.

Ông cũng nói thêm: “Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển.”

Việt Nam “sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế,” theo ông Dũng.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày vẫn khẳng định khu vực giàn khoan tác nghiệp là “lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối Việt Nam quấy nhiễu một cách vô lý hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc,” người phát ngôn Hồng Lỗi nói.

Do mưa bão?

Tân Hoa Xã dẫn thông cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) hôm thứ Ba ngày 15/7 cho biết họ chấm dứt hoạt động của giàn khoan với lý do là mùa mưa bão bắt đầu.

Hãng tin Anh Reuters cho biết ông Ngô Ngọc Thu, phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã xác nhận với họ rằng giàn khoan này đã di chuyển về phía đảo Hải Nam từ tối hôm thứ Ba ngày 15/7.

Giàn khoan Hải Dương 981 đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi được đưa ra vùng biển này từ đầu tháng Năm.

Khi thông báo đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh nói họ sẽ rút giàn khoan về vào ngày 15/8.

image005"Các tính toán kinh tế và đợt bão sắp tới đều có thể đóng vai trò nào đó. Nhưng việc di chuyển giàn khoan sớm trước một tháng có thể giúp giảm căng thẳng hiện nay giữa hai quốc gia láng giềng, ít nhất là tạm thời"

Phóng viên BBC Hồng Nga từ khu vực TQ từng đặt giàn khoan

Thông cáo còn cho biết giàn khoan sẽ được dời đến vị trí gần đảo Hải Nam và rằng CNPC đã tìm thấy dầu và khí đốt trong quá trình thăm dò ở gần quần đảo Hoàng Sa và họ hiện đang đánh giá các dữ liệu thu thập được trước khi quyết định bước kế tiếp.

Tuy nhiên thông cáo không đưa ra chi tiết gì về trữ lượng ước lượng hay độ khó trong việc khai thác lượng dầu và khí này.

Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết giàn khoan sẽ được triển khai cho hoạt động của dự án Hải Nam Lăng Thủy nhưng không cho biết ngày giờ và vị trí mới của giàn khoan này.

Lăng Thủy là một khu vực ven biển trên đảo Hải Nam.

Các phân tích ban đầu của CNPC về dữ liệu địa chất cho thấy ‘khu vực này có những điều kiện cơ bản và tiềm năng để khai thác dầu’ nhưng ‘việc khai thác thử chưa thể bắt đầu trước khi những dữ liệu này được đánh giá toàn diện’, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Chấn, phó giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của CNPC cho biết.

Các chuyên gia dầu khí của Trung Quốc cho biết giàn khoan nhiều khả năng phát hiện đủ trữ lượng khí đốt để đưa khu vực này vào khai thác.

Phóng viên Reuters đi theo tàu cảnh sát biển của Việt Nam ra khu vực giàn khoan cho biết họ đã chứng kiến một đội tàu Trung Quốc truy đuổi tàu Việt Nam hôm thứ Ba ngày 15/7.

Kể từ giàn khoan Hải Dương 981 được triển khai, việc truy đuổi này đã diễn ra hàng ngày, theo Reuters.

Phóng viên BBC Hồng Nga có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam ra khu vực gần giàn khoan cho hay:

"Có thể thấy nhiều tàu Trung Quốc mà chúng tôi nghe được là đang bảo vệ giàn khoan.

Nhưng có vẻ như họ đã biến mất sau một đêm. Sáng nay (16/7), biển như vắng lặng hẳn."

Tuy nhiên phóng viên của chúng tôi nói "Rất khó để biết được động cơ thực sự phía sau quyết định di chuyển giàn khoan này".

"Các tính toán kinh tế và đợt bão sắp tới đều có thể đóng vai trò nào đó. Nhưng việc di chuyển sớm trước một tháng có thể giúp giảm căng thẳng hiện nay giữa hai quốc gia láng giềng, ít nhất là một cách tạm thời."/

+++++++++++++++++++

Cập nhật: 1561 người ký tên yêu cầu chính phủ nước CHXHCNVN kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.

* Do danh sách quá dài, tòa soạn Văn Hóa chỉ đăng danh sách 10 người đầu tiên và 10 người ký tên tính đến ngày 15/7/2014.

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2014

TUYÊN BỐ

LÊN ÁN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÃNH THỔ VIỆT NAM

&

YÊU CẦU NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC

RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.

Tất cả hành vi vừa nêu của Trung Quốc có thể gọi đúng tên là hành vi xâm lược, vi phạm nghiêm trọng Điều 2(4) của Hiến Chương LHQ, Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960, Nghị quyết 26/25 năm 1970, Nghị quyết số 3314-XXXIX ngày 14.12.1974 của LHQ.

Vì vậy, chúng tôi, những người Việt Nam trong nước và đang sống ở nước ngoài đồng lòng ký tên vào bản tuyên bố này nhằm:

- Cực lực lên án những hành vi có tính toán của Trung Quốc đang từng bước xâm lược lãnh thổ Việt Nam và thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông;

- Yêu cầu Nhà Nước Việt Nam khẩn trương khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế về những vi phạm chủ quyền nghiêm trọng của họ tại Biển Đông, đặc biệt là kết hợp cùng Philippines đấu tranh pháp lý quốc tế để xóa bỏ đường 9 đoạn (lưỡi bò) phi pháp và phi lý của Trung Quốc.

STATEMENT OF CONDEMNATION AGAINST CHINESE AGGRESSION OF VIETNAM’S TERRITORY

&

REQUEST TO THE VIETNAMESE GOVERNMENT TO TAKE CHINA TO INTERNATIONAL COURTS

 

Since early May this year, China has illegally installed in the oil rig HYSY 981 in Vietnam’s exclusive economic zone (EEZ) and continental shelf of Vietnam. This is part of a pre-planned series of aggressive actions aimed at invading Vietnam’s territory, most notably the use of force to occupy the entire Paracel Islands in 1974, and again to occupy part of the Spratly Islands in 1988.


All of the afore-mentioned actions by China can be rightly called acts of aggression, seriously violating Article 2 (4) of the UN Charter, Resolution 1514 dated 14.12.1960, Resolution 26/25 in 1970, and Resolution No. 3314 UN-XXXIX dated 12.14.1974.


Therefore, we, patriotic Vietnamese worldwide, unanimously signed this statement to:


- Strongly condemn the aggressive behaviors of China which have been calculated to gradually invade the territory of Vietnam and realize their scheme to monopolize the South China Sea;
- Urgently request the government of Vietnam to take China to international courts for their serious violations of Vietnam’s sovereignty in the South China Sea, and to join hands with the Philippines in the legal battle against China’s unjustified and illegal cow’s tongue line (nine-dashed line).

Signatories:

DECLARATION DE CONDAMNATION CONTRE L' AGRESSION CHINOISE EN TERRITOIRE DU VIETNAM

&

DEMANDE AU GOUVERNEMENT VIETNAMIEN DE TRADUIRE LA CHINE DEVANT UN TRIBUNAL INTERNATIONAL

 

Depuis debut Mai 2014, la Chine a illegallement installé la plate forme de forage petroliere HYSY 98 dans la zone economique exclusive et au plateau continental du Vietnam. L’installation de cette plate- forme petrioliere fait suite des activitées délibérées de la Chine visant à s’emparer du territoire vietnamien, notammnent l’accaparement de force des iles Paracel en 1974, l’attaque et l’occupation partiellement des iles Spratly en 1988.

Tous ces actes de la Chine ci- dessus cités peuvent etre proprement nommés par actes d’agressions, ayant violé serieusement l’Article 2(4) de la Charte des Nations Unies, la Resolution 1514 datée du 14.12.1960, la Resolution 26/25 en 1970, et la Resolution 3314 XXXIX du 12.14.1974 des Nations Unies .

Pour ces raisons, nous, vietnamiens du pays et d’outremers, unanimement, apposons nos signatures à cette Declaration pour:

- Condamner fortement les actes d’agression délibérés de la Chine, visant à graduellement s’emparrer du territoire vietnamien, monopoliser la Mer de l’Est.

- Exiger le gouvernement vietnamien à urgemment traduire la Chine devant un tribunal international sur ses serieuses violations de la souveraineté du Vietnam dans la Mer de l’Est, specialement à s’unifier avec les Philippine dans le combat legislatif pour annuler le tracé illegal et injustifié à 9 troncons de la Chine sous forme de langue de vache.

Signataires:

Những người ký tên:

  1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  2. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
  3. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM
  4. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội
  5. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM
  6. Bùi Tiến An, đảng viên hưu trí, nguyên CB Ban Dân vận Thành ủy tp HCM
  7. Hồ An, nhà báo, TP HCM
  8. Vũ Thị Phương Anh, Tiến sĩ giáo dục, nghiên cứu và dịch thuật tự do, TP HCM
  9. Đặng Thị Châu, cụ bà 92 tuổi, TP HCM
  10. Huỳnh Kim Dũng, cử nhân phong trào sinh viên học sinh trước 1975, TP HCM

………………..

1552.Vũ Đình Liêu, cán bộ hưu trí Công đoàn, TP HCM

  1. Trần Văn Song, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
  2. Hoàng Chí Thùy, cựu chiến binh, TP. Vũng Tàu
  3. Dương Bá Trạc, công nhân Cảng Sài Gòn, TP HCM
  4. Hoàng Công Chính, cán bộ Công đoàn hưu trí, Bình Dương
  5. Lê Hoài Lương, nhà thơ, nhà báo tự do, Tân An, Long An
  6. Trần Thị Liễu, nhà giáo hưu trí, Tân An, Long An
  7. Tạ Văn Khảm, cựu chiến binh, TP. Vũng Tàu
  8. Trần Bá Thoại, Bác sĩ, Tiến sĩ Y khoa, Đà Nẵng
  9. Đặng Thế Sỹ, Cán bộ về hưu, Thành phố Hồ Chí Minh

Để ký tên xin Quý vị gửi về:< tuyenbo6.2014@gmail.com>

Xin ghi đầy đủ: Họ và tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh, thành phố nếu ở trong nước; quốc gia nếu ngoài Việt Nam)

26 Tháng Sáu 2014(Xem: 11041)
TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2014 TUYÊN BỐ LÊN ÁN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÃNH THỔ VIỆT NAM & YÊU CẦU NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 10363)
Biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ (hình minh họa) Tin cho hay người gốc Việt ở bang Florida, Hoa Kỳ, tự thiêu hôm 20/6 với thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc, đã qua đời. Người đàn ông 71 tuổi được nói đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu./
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10872)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 12366)
Kết quả bầu cử sơ bộ ngày 3/6 ở California đã đem đến những buồn vui cho ứng viên gốc Việt tại tiểu bang có đông đồng hương nhất ở Mỹ. Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 11485)
Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10804)
Tháng 6/2012, Tàu khựa CNOOC đã gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Trung Việt với hãng Crestone Mỹ Đích nhắm nào của TQ sau giàn khoan 981?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 11011)
(PLO) - Ngày 22-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á, tổ chức tại Philippines. Trong tư cách khách mời của WEF, Thủ tướng đã có bài phát biểu, liên hệ nhiều yêu cầu nền tảng là phải bảo đảm và duy trì hòa bình thì Đông Á mới có thể phát triển vững chắc.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 10480)
Tiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên cứu Á Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Đại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 10302)
Kính gửi quý báo, kính nhờ quý báo chuyển đăng đôi dòng tâm sự của tôi, một người Việt gốc Hoa đến đồng bào người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khác.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 10669)
Dân Biểu Dana Rohrabacher: Thế giới đang đối diện với sự phô trương sức mạnh một cách cao ngạo của một nhà cầm quyền độc tài. Tuy sự tấn công lần này nhắm thẳng vào Việt Nam, chúng ta phải nhớ là Trung Quốc không chỉ hà hiếp Việt Nam, mà cả Đài Loan, cả Philippines. Trung Quốc từ trước đã đưa ra những khẳng định chủ quyền hết sức phi lý và thái quá, đụng chạm đến chủ quyền biển của nhiều nước.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 10911)
TTO - Phát biểu với báo giới quốc tế ngày 2-5, Cục trưởng Cục hàng không Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng Việt Nam đã chậm trễ trong việc nhận bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370 nên đến giờ vẫn không biết máy bay này đang ở đâu.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 11239)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ là khách của Lầu Năm Góc cùng các bộ trưởng khác của Asean trong sự kiện đặc biệt tại Hawaii.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10290)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Hai ngày 24/3 rằng Washington nên có thái độ ‘công bằng’ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, hãng tin Anh Reuter đưa tin.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 13010)
Santa Ana (Bình Sa)- - Tổ Đình Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 3010 W. Harvard St, Santa Ana CA 92704, điện thoại (714) 437-9511, (714) 759-0752 đã long trọng tổ chức Pháp Hội Đại Từ Đại Bi vào lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật 16 tháng 3 năm 2014.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11616)
1. Mỗi người chui vào một bao nilon, ngồi lọt thỏm trong đó cho miệng bao trùm kín quá đầu. Rồi những thanh niên biết bơi sẽ túm gọn miệng bao và kéo chiếc bao “đựng” người bơi vượt qua con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết. Một cảnh tượng có thể nói là thót tim.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 10511)
Philippines đạt đồng thuận về cơ sở quân sự tạm thời của Mỹ Thương thuyết gia của Mỹ và Philippines họp tại Bộ Quốc phòng Philippines.
13 Tháng Ba 2014(Xem: 10600)
Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 13354)
AFP dẫn nguồn tin của một nghị sĩ Crimée cho biết, hôm nay 06/03/2014, Quốc hội nước Cộng hoà tự trị này với thành phần đa số thân Nga, đã đề nghị Tổng thống Vladimir Putin cho sáp nhập nước cộng hoà tự trị của Ukraina này về với Nga. Đồng thời Quốc hội cũng thông báo tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới để có quyết định cuối cùng.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 11073)
Năm diễn biến ngắn hạn bao gồm: Phản ứng của Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh, sự bị động của ASEAN, hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James Shoal (cách Malaysia 80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Bắc Kinh.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 11439)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và người đồng nhiệm Campuchia Hun Sen khánh thành cột mốc biên giới số 314 kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước hồi tháng 6/2012.