Không ai có thể lật lại Hiệp ước biên giới Việt Nam-Campuchia

05 Tháng Bảy 201511:32 CH(Xem: 9769)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 06 JULY 2015

Không ai có thể lật lại Hiệp ước biên giới Việt Nam-Campuchia

Ts Trần Công Trục

03/07/15

 (GDVN) - Những hành động chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia mà CNRP kích động đang diễn ra cố tình đi ngược lại những thành quả mang tầm vóc lịch sử.

LTS: Xung quanh việc đảng Cứu quốc Campuchia CNRP kích động một bộ phận người dân Campuchia nhẹ dạ chống phá quyết liệt quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 2 nước, phá hoại hòa bình ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa hai nước, Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tài liệu về tiến trình đàm phán biên giới dẫn đến ký kết Hiệp ước biên giới giữa Việt Nam với Campuchia.

Điều này một lần nữa góp phần khẳng định Hiệp ước biên giới giữa Việt Nam và Campuchia là hoàn toàn hợp pháp, hợp lý, không ai có thể đảo ngược nó. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Ts Trần Công Trục đến quý độc giả, tiếp theo bài "Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam" .
blank
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và một số quan chức nước này cho rằng Việt Nam đã vi phạm biên giới, xâm chiếm lãnh thổ của Campuchia hay các Hiệp ước đã ký về biên giới giữa 2 nước vừa qua là bất bình đẳng, bất lợi cho Campuchia và yêu cầu phải hủy bỏ.

Thậm chí có kẻ còn kêu gào "đòi lại" toàn bộ vùng đất Nam Bộ của Việt Nam với lập luận rằng vùng đất này vốn là lãnh thổ của Campuchia mà Pháp đã cắt nhượng cho Việt Nam…Những luận điệu này thực hư ra sao, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin có liên quan sau đây:
Đường biên giới đất liền Việt Nam– Campuchia dài 1.137 km từ ngã ba biên giới Việt Nam– Lào– Campuchia đến sát mép biển Xà Xía, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

Đường biên giới đi qua 10 tỉnh của Campuchia và 10 tỉnh của Việt Nam. Địa hình dọc đường biên giới được chia làm 3 đoạn như sau:

- Đoạn 1: Từ ngã ba biên giới đến hết biên giới tỉnh Bình Phước dài khoảng 585km, đi qua vùng địa hình có nhiều rừng rậm, núi cao hiểm trở.
- Đoạn 2: Từ điểm tiếp giám biên giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh đến sông Vàm Cỏ Đông dài khoảng 143km đi qua nhiều vùng địa hình rừng rậm nhưng bằng phẳng.

- Đoạn 3: Từ Nam Tây Ninh đến giáp mép biển Xà Xía, Kiên Giang dài khoảng 409km, đi qua địa hình phần lớn kênh rạch, sình lầy.

Người Khmer Krom thường viện dẫn những lý do lịch sử và văn hóa để chứng minh cái gọi là chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Cách tiếp cận này chỉ xét về khía cạnh lịch sử, với lập luận rằng những nhóm dân cư bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu những người Khmer trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Seam Reap và Battambang từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14.

Và sau đó là những cuộc nội chiến hay tấn công của người Thái từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18. Nhưng lập luận của họ không đúng về mặt pháp lý, vì các vương triều Khmer chưa bao giờ làm chủ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như người một bộ phận người Campuchia ngày nay thường tuyên bố.

Có thể nói người Khmer Krom chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc dù đã hiện diện trước đó.

Trong thế kỷ 17, nội chiến và tranh chấp nội bộ giữa các vương tôn buộc những phe tranh chấp tìm sự hỗ trợ của những thế lực mạnh hơn để triệt hạ đối thủ hay để được bảo vệ. Đó là trường hợp của vua Jayajettha II (1619-1627) kết nghĩa với chúa Nguyễn để được tiếp cứu khi bị Xiêm tấn công.

Bù lại, Jayajettha II nhượng cho chúa Nguyễn (tức Nhà nước Việt Nam) quyền khai thác lãnh thổ Prei Nokor trong vòng 5 năm để làm nơi thu mua và vận chuyển thực phẩm ra miền Trung. Sau nhiều lần đánh bật quân Xiêm ra khỏi lãnh thổ Chân Lạp trong những năm 1622-1623, việc thu hồi hai nhượng địa Prei Nokor và Kompong Trabei không còn đặt ra nữa, vì vua Khmer rất cần sự hiện diện của quân Việt trên lãnh thổ của mình.

Phải chờ đến năm 1679, khi hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, cùng với hai phó tướng Hoàng Tiến và Trần An Bình, với hơn 3.000 quân và 50 chiến thuyền, xin tị nạn và được chúa Nguyễn cho vào khai thác những vùng đất hoang miền Đông Nam Bộ. Tại đây người Minh Hương đã cùng những di dân Việt khẩn hoang, xây nhà, lập chợ, dựng đình.
blank
Kem Sokha và Sam Rainsy, hai lãnh đạo đảng CNRP chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia quyết liệt.

Với thời gian, những khu đất mới này trở nên trù phú và thu hút đông đảo di dân khác tới, kể cả người Khmer trong nội địa. Năm 1698, vùng đất Sài Gòn - Gia Định, tức miền Tây Nam Bộ, chính thức được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền.

Năm 1671, một quan lại nhà Minh khác tên Mạc Cửu cùng với 400 người đổ bộ lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan và xin thần phục vương triều Khmer. Năm 1681, vua Jayajettha IV cho Mạc Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía nam Campuchia ngày nay, gọi là Căn Khẩu, nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của hải tặc.

Sau nhiều lần bị hải tặc Xiêm La đánh phá và không được vua Khmer hỗ trợ, năm 1724 Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn, vùng đất Căn Khẩu đổi tên thành Long Hồ dinh, sau này là Hà Tiên. Con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã tận tình giúp các vua Khmer đánh trả quân thù để bảo vệ ngôi báu, sau mỗi chiến công các vua Khmer trao tặng đất đai để tưởng thưởng. Năm 1759, toàn bộ lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sát nhập vào lành thổ nhà Nguyễn.

Dưới thời bảo hộ Pháp (1863-1953), các vị vua Khmer đã nhiều lần yêu cầu hay van nài Pháp giao lại lãnh thổ Nam Kỳ cho Hoàng gia Khmer như bức thư vua Ang Duong gởi cho hoàng đế Napoléon III ngày 25/11/1856, cuộc gặp mặt giữa vua Norodom (cha) và Toàn quyền Đông Dương năm 1864.

Nhưng người Pháp từ chối bởi một lý do giản dị là: Chính nhà Nguyễn đã giao phần đất này cho Pháp năm 1862 và sau đó năm 1874 chứ không phải các vua Khmer. Hơn nữa khi ký Hiệp ước bảo hộ vương quốc Cambốt năm 1863, hoàng gia Khmer không hề đề cập tới phần lãnh thổ phía nam, mà người Pháp gọi là Cochinchine (miền Nam Việt Nam).

Chính vì vậy mà Chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện các thủ tục pháp lý như sau:

Phân định đoạn biên giới phía Bắc (Trung Kì- Cao miên) bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (1904. 1905).

Phân định đoạn biên giới phía Nam (Nam Kì- Cao Miên) bằng Công ước Pháp-Campuchia (1870 và 1873) sửa đổi bổ sung bằng Nghị định năm 1893 của Thống đốc nam kỳ và Nghị định của Toàn quyên Đông dương năm 1914.

Toàn bộ đường biên giới được thể hiện tương đối đầy đủ trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản từ năm 1929 đến năm 1954.

Tuy nhiên, tình hình chính trị, xã hội có nhiều diễn biến phức tạp kể từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương. Vấn đề biên giới, lãnh thổ có liên quan giữa 2 nước vẫn luôn luôn ở trong tình trạng bất ổn, thỉnh thoảng nổi lên những tranh chấp, xung đột nghiêm trọng.

Tình trạng đó kéo dài cho đến thời kỳ sau khi bè lũ diệt chủng Polpot bị lật đổ và sự ra đời của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia, và sau này là Vương quốc Campuchia.
blank
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong lễ cắm mốc biên giới số 314.

Ngày  27/12/1985, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước. Theo Hiệp ước 1985, hai bên dự kiến cắm 322 mốc trên đường biên giới dài 1.137km.

Ngày 10/10/2005, Thủ tướng chính phủ hai nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Từ tháng 6/2006 tiến hành đàm phán phân giới cắm mốc trên thực địa được tiếp tục thực hiện

Hiệp ước Bổ sung được Quốc hội 2 nước phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý quốc tế. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:

Một là: Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồvà 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985.

Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là "Hai bên tiếp tục thảo luận" vấn đề này.

Hai là: Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.

Ba là: Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ.

Bốn là: Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thắng cử, 2 bên đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.

Đến nay, công tác phân giới cắm mốc đã thực hiện được 78% khối lượng công việc. Đã cắm đước các mốc giới ở hầu hết các địa điểm quan trọng như: cửa khẩu, nơi có đường giao thông cắt qua biên giới, nơi có dân cư tập trung sinh sống và canh tác, đặc biệt là cắm được cột mốc ở ngã 3 biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia và mốc cuối cùng của biên giới đất liền, mốc số 314 được cắm trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen ngày 24 tháng 6 năm 2012.  

Một số thông tin tóm tắt nói trên đã có thể cho chúng ta thấy rõ căn cứ pháp lý và quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa 2 nước qua các thời kỳ lịch sử đã diễn ra như thế nào. Đặc biệt, chúng ta thấy rõ giá trị của các Hiệp ước về biên giới đã được ký kết một cách hợp lý, hợp pháp giữa 2 nước vào những năm 80 của thế kỷ trước và vào những năm đầu của thế kỷ này, cũng như những kết quả quý giá của công tác phân giới căm mốc đã diễn ra sau đó.

Những hành động chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia mà CNRP kích động đang diễn ra cố tình đi ngược lại những thành quả mang tầm vóc lịch sử nói trên chắc chắn không thể là cái gì khác ngoài là những cơn gió lạ, những ngọn “gió chướng” độc hại, trái mùa cần phải mạnh mẽ dẹp bỏ.

Ts Trần Công Trục
12 Tháng Tư 2015(Xem: 9954)
"Phát biểu tại một buổi họp công nhân chuyến thăm Jamaica hôm qua, ông Obama nhấn mạnh Washington quan ngại rằng Bắc Kinh không nhất thiết tuân thủ các quy định và chuẩn mực của quốc tế, buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc.Ông Obama nói: “Chúng tôi cho rằng việc này có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao, nhưng chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là những nước này có thể bị hất qua một bên.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 9911)
"Sỹ quan cao cấp phụ trách hai con tàu này là Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON). Trở lại Việt Nam lần này, đại tá Lê Bá Hùng chia sẻ: "Mỗi lần Hải quân Hoa Kỳ cử tôi về Việt Nam thì tôi rất biết ơn và cảm ơn về những chuyến đi như thế này." "Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9105)
"Nếu máy bay chiến lược Nga tiến vào Biển Đông thì không cần phải tiếp dầu vì khoảng cách khá gần, nên một khi máy bay Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam thì sẽ là một mối uy hiếp đối với Trung Quốc. Bởi lẽ Biển Đông đang là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của Trung – Mỹ, nếu Nga được sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam thì đó sẽ là nhân tố bất lợi lớn cho Bắc Kinh, vì Tu-95 có thể mang theo vũ khí hạt nhân". "Dụng ý thực sự của Putin không phải là bảo vệ hòa bình ổn định ở Biển Đông mà là chống Mỹ và mở rộng lợi ích của Nga ở khu vực".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 9843)
Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính:
24 Tháng Hai 2015(Xem: 13789)
Mặc dù đã có nhiều bài viết trên báo lề Dân với nhiều dữ kiện và phân tích cho thấy ông Thanh chết không bình thường và ngày giờ chết không đúng như tin của nhà nước đưa ra, nhưng những gì từ chính con gái của ông Thanh - một người trong cuộc - sẽ có sức thuyết phục mạnh cho nghi án động trời này.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 10697)
Nhưng có thể khẳng định những gì mà Phạm Xuân Ẩn có thể chia sẻ với tôi về những bí mật trong đời tình báo của ông ấy, tôi đã đưa cả vào trong ấn bản mới này. Và trong bộ phim sắp tới về Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng bổ sung thêm một số tình tiết mới.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 11860)
Ngược dòng, lần theo ‘Bài đăng cũ hơn’ tôi mới hay “Chân Dung Quyền Lực “ đến với quần chúng dân cư mạng từ ngày 22-7-2011, nghĩa là cách đây trọn đúng 3 năm 6 tháng. Trang mạng Chân Dung Quyền Lực-CDQL- trong số ra mắt với bài: “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi: Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình bị kỷ luật nhưng nhờ dâng vợ cho cấp trên là ông Lê Thế Tiệm nên Bình được thoát nạn…”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10234)
Pegida do ông Lutz Bachmann sáng lập hồi tháng 10 năm 2014. Tên gọi của nó trong tiếng Đức có nghĩa là: “Những người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa phương Tây”.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 11058)
Ông Trần Anh Kim tại phiên xử kín tại tòa án Thái Bình hôm 28-12-2009. AFP PHOTO Cựu trung tá Trần Anh Kim, tù nhân chính trị vừa mãn án 5 năm 6 tháng tù vào tối ngày 7 tháng giêng vừa qua. Sau khi ra tù, ông Trần Anh Kim có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do. Làm sao để tồn tại? Trước hết ông cho biết một cách để có thể tồn tại suốt ngần ấy năm trong nhà tù.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 14807)
Tin cập nhật lần cuối: Đúng 08:35 tối thứ sáu, ngày 9/1/2015, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về tới sân bay quốc tế Đà Nẵng. Theo nguồn tin, được biết bác sĩ Elihu Estey đã chuẩn bị sẵn phác đồ và kế hoạch điều trị cho ông tại Việt Nam để các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng tham khảo và phối hợp. Dù lý do trì hoãn chuyến bay là bất khả kháng nhưng BBT cũng chân thành cáo lỗi cùng độc giả và nhân dân.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 11607)
Ấn Độ quyết tâm cải tổ Quân đội của họ nhưng như thế là chưa đủ họ cần có thứ gì đó mạnh hơn, đầy tính răn đe hơn và câu trả lời chính là vũ khí hạt nhân. Năm 1974 Ấn Độ tiến hành thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đầu tiên của họ. Một thiết bị nhỏ chỉ 6 -15 Kiloton nhưng đó cũng là quá đủ để Ấn Độ bước vào câu lạc bộ hạt nhân toàn cầu.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13749)
Rome: Một phụ nữ để ngực trần đã táo tợn băng qua hàng rào, chạy vào hang đá giữa quảng trường Thánh Peter tại Vatican cướp tượng Chúa hài đồng. Theo AFP, sự việc xảy ra trên quảng trường Thánh Peter, Vatican ngày 25.12.2014, ngay sau khi Giáo hoàng Francis vừa đọc xong thông điệp mừng Giáng sinh từ ban công nhà thờ Basilica.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10977)
Phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong năm sự kiện định hình tương lai Đông Nam Á trong năm 2015, theo phân tích của hai chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague có phần chắc sẽ phán quyền về đơn Manila kiện bản đồ đường lưỡi bò của Bắc Kinh trước cuối năm 2015.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11876)
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên Biển Hoa Đông tiếp diễn bất chấp một cử chỉ xuống thang giữa Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật hồi đầu tháng 11/2014. Phóng viên Le Figaro có mặt trực tiếp trên một tàu tuần duyên mà Nhật Bản vừa hạ thủy đầu tháng 12, chuyển đến công chúng nhiều chi tiết sống động về không khí tại chỗ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12220)
"Và trong thời gian trước mắt, chỉ có duy nhất một cánh cửa, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đưa ra một chỉ thị nào đấy, mang tính chất nội bộ với các Thẩm phán, các nhân viên ngành tư pháp ở Việt Nam, là tạm ngừng áp dụng ba điều luật này (88, 79 và 258) trên thực tế, trong khi chờ Quốc hội sửa đổi.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11359)
Tân tổng thống Joko Widodo, hay còn gọi là Jokowi, đã mở chiến dịch chống nạn đánh bắt trái phép của tàu cá nước ngoài. Tờ Jakarta Post tường thuật hải quân gắn chất nổ vào ba con tàu, trước khi hai tàu chính phủ nhắm bắn từ xa.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11982)
Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12123)
Theo Reuters, hơn 30.000 binh sĩ Nhật và 11.000 lính Mỹ đang tham gia cuộc tập trận Keen Sword từ ngày 8 đến 19-11 tại bán đảo Amami, nằm giữa đảo Kyushu và đảo Okinawa. Đô đốc Nhật Hidetoshi Iwasaki là người chỉ huy 24 tàu khu trục Nhật và Mỹ trong cuộc tập trận. Trong cuộc tập trận Keen Sword năm nay, chuẩn đô đốc Iwasaki đóng vai trò lớn hơn nhiều so với những người tiền nhiệm của các cuộc tập trận trước đây.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15513)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh. Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.