Giáo Hoàng và tiếng gọi nhân loại

30 Tháng Mười 201512:37 SA(Xem: 9439)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 30 OCT 2015

Giáo Hoàng và tiếng gọi nhân loại

Đất Sáng  10.2015

Ngày 26/9, Đức Giáo Hoàng Francis (ĐGH) đã cử hành thánh lễ tại Madison Square Garden. Đây cũng là sự kiện kết thúc chuyến công du của ngài. 

Ngày 22 tháng 9, ĐGH đã đến Havana - thủ đô của Cuba sau đó  qua Hoa Kỳ ngày 22/9. Có thể nói, đây là chuyến công du mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi và cũng trong giai đoạn mà mối quan hệ giữa hai nước Cuba và Hoa Kỳ đang có những chuyển biến tích cực. Người dân hai nước Cuba và Hoa Kỳ đã nồng nhiệt chào đón sự có mặt của người lãnh đạo Giáo hội Công giáo thế giới và dành cho ngài nhiều tình cảm và sự tôn kính.

Chuyến công du của ĐGH trong vòng 8 ngày mang tính lịch sử. Có thể nói ĐGH đã thành công trong mục đích kêu gọi và truyền tải những thông điệp của tự do, tình thương, lòng bao dung, sự đoàn kết và khơi dậy tính nhân bản cho các nhà lãnh đạo các nước cũng như cho toàn thế giới.  

Đáng chú ý là bài diễn văn của ĐGH đọc trước cuộc họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 24/9, với sự chứng kiến của hơn 500 nhà lập pháp và các quan chức hàng đầu Hoa Kỳ, trong đó có Phó tổng thống Joe Biden. Bài phát biểu của ĐGH làm thức tỉnh những nhà chính trị của Hoa Kỳ cũng như các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới nói chung trong vấn đề ổn định và phát triển xã hội. 

Mở đầu cho bài phát biểu, ĐGH đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc trước lời mời của Quốc hội Hoa Kỳ cho buổi nói chuyện. Ngài nói, mục đích của việc sinh hoạt lập pháp phải được đặt căn bản trên lợi ích của con người cũng người dân của đất nước đó. Xã hội luôn vận động và biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, do vậy việc mỗi con người, mỗi gia đình và quốc gia cần phải có cách ứng xử tế nhị, cân bằng để có thể duy trì sự ổn định chung cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo tự do tôn giáo, tự do trí thức và tự do cá nhân.   

ĐGH cũng đã nói, cần dẹp bỏ tư tưởng giản lược thái quá; thái độ bằng quang, thiếu trách nhiệm với xã hội. Thiết nghĩ, mỗi thành viên sinh hoạt, làm việc trong gia đình và ngoài xã hội cần phải tích cực đóng góp để cải thiện đời sống của chính mình đồng thời góp phần cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Con người chính là chủ thể của xã hội và có sự liên đới và chịu chi phối bởi các điều kiện đến từ xã hội. Do đó mỗi con người cần phải là nhân tố tham gia vào quá trình cải tạo và xây dựng xã hội.

Trước tình hình thế giới có nhiều bất ổn, ĐGH đã đề cao hòa bình, công lý và tính nhân bản trong từng con người. Ngài kêu gọi phải thay đổi tư duy để xây dựng một xã hội dựa trên tinh thần nhân bản, hướng tới việc giải quyết các vấn đề của nhân loại; trong đó hệ quả của các vấn đề cũng chính là do sự đối xử giữa con người với nhau mà nên. Thế giới mà chúng ta đang sống có được tươi đẹp hơn hay là sẽ bị huỷ hoại theo thời gian cũng đều phụ thuộc vào việc đối xử của chúng ta.

Vượt ra khỏi những giáo điều, Đức thánh cha Francis đã chỉ ra những phương cách để có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp và thực tế. Ngài đề cao sự hòa đồng, đối xử hài hòa và tinh thần đoàn kết, tương trợ của người với người và sự tác động của các tác nhân là con người với xã hội. Các mối tương quan của con người phải được xây dựng trên tinh thần cởi mở, hài hòa và tôn trọng. Chúng ta cần phải xóa bỏ những rào cản vô hình được tạo nên bởi sự nghi kỵ, phân biệt và thù ghét để từ đó cảm nhận được gần hơn trong tình đồng loại, tình con người, tình cảm của những người sống chung trên một địa cầu.

Đức Giáo Hoàng đã đề cập tới những vấn đề thời sự cấp bách của thế giới, trong đó có vụ khủng hoảng di dân ở Trung Đông và Âu châu, nhu cầu của việc cùng phối hợp và hành động trong phạm vi toàn cầu để kiểm soát sự biến đổi khí hậu.

Cố gắng vượt qua khó khăn, phục hồi hy vọng, sửa chữa sai lầm để xây dựng phúc lợi cho từng cá nhân và cả xã hội hay từng dân tộc. Trong suốt bài phát biểu, ĐTC luôn đặc biệt lưu ý tới việc sinh hoạt chính trị cũng như tôn giáo cần tạo ra các thiện ích để xây dựng con người nhân bản trên cơ sở tôn trọng các phẩm giá của con người. Chúng ta tôn trọng con người và sự sống của người khác cũng là tôn trọng mình và sự sống của chính mình. Mục đích của chúng ta là cùng được thăng hoa, giúp người khác cùng thăng hoa và hướng tới việc xây dựng những giá trị tốt đẹp cho mình, cho người, và cho xã hội.

'' Hãy làm cho người khác như bạn muốn họ làm cho bạn, giúp đỡ người khác để cùng được thăng hoa như chính chúng ta vậy.''

ĐGH cũng kêu gọi các quốc gia bãi bỏ án tử hình. 

Ngài nói:''phải bãi bỏ án tử hình vì mọi sự sống đều thánh thiện. Mọi con người nhân bản đều được phú ban cho một phẩm giá bất khả nhược và xã hội chỉ có lợi khi cải tạo những người phạm tội ác''

Đúng thế, mỗi con người sinh ra đều có quyền được sống và sự sống ấy cần phải được tôn trọng. Sự sống là điều trân quý và không ai trong chúng ta có quyền tước đoạt sự sống của người khác. Công lý và hình phạt là phương tiện để duy duy trì cho tính công bằng trong xã hội.
Thế giới chúng ta đang sống là thế giới hiện hữu của con người và sự sống xung quanh. Tất cả những gì đang diễn ra ở đây là đều mang trong mình sự sống, trong đó sự sống của con người là cao quý và đáng trân trọng nhất. Vậy thì không thể nào một ai đó hay một quốc gia nào đó lại lỡ dùng quyền lực và sức mạnh của mình để lấy đi mạng sống của con người. Không thể nào bằng cách tước đoạt mạng sống của người khác mà có thể duy trì sự sống cho xã hội mà chúng ta đang sống. Điều đó không khác nào việc chúng ta đang tự hủy hoại xã hội, tước bỏ cơ hội sống, cơ hội làm người của người khác. Giá trị phải nằm ở chỗ những bài học và sự cải tạo con người. Việc cải tạo những người phạm tội cũng như  tự cải tạo trong chính mỗi con người chúng ta mới là điều cần thiết. Qua quá trình cải tạo con người mới rút ra cho mình những giá trị sống thực sự để từ đó thay đổi nhận thức, sống ý nghĩa hơn cho gia đình và xã hội. 


Xin trích nội dung bài phát biểu (Kim Thúy dịch)

''...Các cố gắng của chúng ta phải nhắm vào việc phục hồi hy vọng, sửa chữa các sai lầm, duy trì các cam kết và do đó phát huy phúc lợi các cá nhân và các dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau như một, tiến lên phía trước trong một tinh thần huynh đệ và liên đới đổi mới; quảng đại hợp tác với nhau vì lợi ích chung. Các thách thức trước mặt ta ngày nay đòi hỏi phải có sự đổi mới tinh thần hợp tác trên, một tinh thần mà đã được thực hiện và đem lại những giá trị tốt đẹp trong lịch sử hiệp chủng quốc. Sự phức tạp, tính nghiêm trọng và tính khẩn trương của các thách thức này đòi chúng ta phải tích cực đóng góp chung các tài nguyên (vốn xã hội) và các tài năng của chúng ta cùng quyết tâm hỗ trợ nhau, trong khi vẫn tôn trọng sự khác biệt và các xác tín lương tâm (tôn giáo) của chúng ta. Trên lãnh thổ này, nhiều hệ phái tôn giáo từng đóng góp lớn lao vào việc xây dựng và củng cố xã hội. Ngày nay cũng như trong quá khứ, điều quan trọng là tiếng nói đức tin cần được tiếp tục nắng nghe, vì nó là tiếng nói huynh đệ và yêu thương; luôn cố gắng phát sinh những điều tốt nhất nơi mỗi cá nhân và mỗi xã hội. Sự hợp tác như thế là tài nguyên mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu loại trừ các hình thức hoàn cầu của nạn nô lệ. Phát sinh từ các bất công trầm trọng chỉ có thể bị khuất phục bằng những chính sách mới và các hình thức đồng thuận xã hội mới. 

Đến đây tôi nghĩ tới lịch sử của Hiệp chủng quốc, nơi dân chủ đã bén rễ sâu trong tâm trí ngư
i dân Hoa Kỳ. Mọi sinh hoạt chính trị phải sinh hoạt và cổ vũ cho những thiện ích của con người nhân bản và phải đặt căn bản trên lòng tôn trọng phẩm giá của họ. 

Chúng tôi chủ trương các sự thật hiển nhiên sau đây: 

Rằng mọi người được tạo dựng bình đẳng với nhau, rằng họ được đấng tạo hóa của họ phú ban một số quyền lợi bất khả vi phạm. Trong số các quyền lợi này có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (trích tuyên ngôn độc lập 4.7.1976).

Nếu chính trị thực sự buộc phải phục vụ con người nhân bản, thì đương nhiên nó không thể là nô lệ cho kinh tế và tài chánh. Thay vào đó, chính trị phải là biểu thức của việc ta phải buộc sống như một, để như một, xây dựng lợi ích chung vĩ đại nhất, tức ích chung của một cộng đồng biết hy sinh tư lợi để chia sẻ các thiện ích, các quyền lợi đời sống xã hội của mình trong công lý và hòa bình. 

Tôi không đánh giá thấp sự khó khăn mà điều này bao hàm, nhưng tôi khuyến khích quý vị trong cố gắng này...

Hồi phục phẩm giá, bảo vệ thiên nhiên, chúng ta có được tự do cần thiết để giới hạn và điều hư
ng kỹ thuật để nghĩ ra các cách thông minh nhằm khai triển và giới hạn các sức mạnh của ta và để dùng kỹ thuật phục vụ một sự tiến bộ khác, một sự tiến bộ lành mạnh, nhân bản hơn, có tính xã hội và toàn diện hơn...''


Thật vậy, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng là tiếng lương tâm kêu gọi sự thức tỉnh của con người. Tiếng gọi ấy sẽ còn vang mãi cùng thời gian và lan rộng trong không gian./ 

Liên Lạc Nhân Bản Xã Hội <lienlacnhanbanxahoi@gmail.com>

 

18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13022)
Trải nghiệm chưa từng có về ẩm thực là những gì mà Trung Quốc mô tả về yến tiệc dành để thết đãi các nhà lãnh đạo thế giới tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014. Từ nhiều tháng trước khi APEC diễn ra, Trung Quốc đã chiêu mộ các đầu bếp giỏi, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, các nghệ nhân thiết kế gốm của làng gốm sứ Đức Cảnh Trần nổi tiếng... cùng chuẩn bị tỉ mỉ, chi tiết cho yến tiệc tại một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế giới diễn ra tại Bắc Kinh năm nay
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12568)
Sư Sơn Hải đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam Một nhà sư Khmer Krom từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia nhận án tù vì cản trở giới chức. Sư Sơn Hải, xuất thân từ tỉnh Trà Vinh ở Việt Nam nhưng nay sống ở Campuchia, là người đốt cờ Việt Nam nhiều lần trong các cuộc tuần hành tại Phnom Penh.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11797)
Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này. Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11795)
K-560 Severodvinsk là tàu ngầm lớp Yasen được Nga bắt đầu phát triển hồi năm 1993, nhưng do giới hạn về ngân sách quốc phòng nên dự án phát triển tàu ngầm này bị trì hoãn, theo đài Russia Today (Nga) ngày 18.6.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11168)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng Việt Nam và Ấn Độ "có lợi ích chung về an ninh hàng hải, bao gồm cả tự do lưu thông trên biển và tự do thương mại cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải theo luật quốc tế."
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10412)
Nina Phạm, nữ Y tá người Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, đã rời khỏi bệnh viện hôm Thứ sáu, tám ngày sau khi cô nhập Viện National Institutes of Health ở Bethesda. Các Bác sĩ và Nina đã đến thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phòng Bầu Dục trước khi cô trở về Texas. Nina Phạm mắc bệnh trong khi chăm sóc của Mỹ 'Bệnh nhân Zero', Thomas Eric Duncan, người đã qua đời hôm 08/10/2014.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 18216)
(GDVN) - Việc sử dụng một cách không cần thiết những cảnh nóng trong phim vô tình "bóp chết" cái đẹp của điện ảnh Việt trong mắt công chúng. Trong vài năm trở lại đây, việc sử dụng quá nhiều cảnh nóng đã trở thành một vấn đề được nhắc đến nhiều của phim Việt. Nhiều người băn khoăn tự hỏi: Giới hạn nào cho cảnh nóng trong phim Việt để không tạo cảm giác khó chịu cho khán giả.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 12761)
Quan chức Mỹ tiết lộ với báo chí, phía Mỹ lần này quyết định nới lỏng cấm vận vũ khí, mặc dù có liên quan đến việc Chính phủ Việt Nam những năm gần đây cải thiện tình hình trong nước, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 12933)
Đèn Cù hấp dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 12383)
Gọi là chuyện dài tựa như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ . . . vì lý do rất đơn giản là người dân đã, đang và sẽ tiếp tục được coi nhiều màn hỉ nộ ái ố, nhiều chuyện tức cười liên quan đến việc bầu cử diễn ra thường xuyên mỗi hai năm một lần.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 11042)
Để biết mà tìm cách vươn lên thay vì dựa dẫm, quan niệm “anh em”. Khi đó, sơn thủy sẽ luôn tương liên, văn hóa có thể tương đồng nhưng lý tưởng không thể tương thông, và vận mệnh cũng vì thế mà không tương quan. Trong họa có phúc là vậy. Nhân bài phát biểu của ông PPT Phạm Bình Minh cũng như cuộc đối đáp giữa ông với giới học giả Hoa Kỳ tại Hội châu Á (Asia Sociaty) ở New York (24/09). Lại nghĩ ngay đến hai chữ: Phúc và Họa.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 12068)
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 9 có bài viết tỏ ra đố kị, thèm thuồng vì Việt Nam khai thác dầu khí, xuyên tạc Việt Nam và các nước ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc (ý nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng trên thực tế cực nam của họ là đảo Hải Nam). Báo GDVN xin đăng lại cơ bản nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, từ đó để thấy được tư tưởng chi phối chính trường và truyền thông Trung Quốc hiện nay “lộ liễu” đến mức nào.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 11641)
Cô bé tên Aria (không phải tên thật) đã trốn thoát khỏi một trại tập trung của IS để đoàn tụ với gia đình ở trại tị nạn Khanke tại phía tây bắc Iraq. Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) lập trại tị nạn này để đón hàng chục ngàn người thiểu số Yazidis trốn khỏi Sinjar sau các đợt tấn công của IS
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11631)
Toà Bạch Ốc có lẽ là phủ tổng thống duy nhất trên thế giới mà sinh hoạt thông tin báo chí nhộn nhịp hầu như suốt ngày trong tuần, với hàng chục phóng viên và nhà báo hàng đầu trên thế giới đều mong muốn được tuyển chọn để góp mặt thường xuyên trong công việc góp nhặt những thông tin cần thiết, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt không những chỉ riêng cho 300 triệu dân Mỹ mà còn có thể tác động đến cả tỷ người tại nhiều quốc gia khác.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 11362)
Chỉ huy tàu ngầm USS Michigan mới đây tiết lộ với Jane Defence rằng họ đã có mặt ở Biển Đông từ tháng 12/2013 còn tàu North Carolina thì đã đến từ trước đó 4 tháng. Wantchinatimes mới đây dẫn tin tức từ Jane Defence cho biết: Hai trong số các tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã được triển khai tới các vùng biển tranh chấp ở Tây Thái Bình Dương.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 10885)
Chuyện một ông thống đốc tiểu bang ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cùng với bà vợ bị truy tố ra toà về tội tham nhũng, và sau đó bị bồi thẩm đoàn phán quyết là có tội, có lẽ phải là một sự kiện thời sự gây chấn động cho nhiều người. Nhất là khi cái kết quả bất ngờ này đã diễn ra chỉ mới vài tháng sau khi ông ta vừa rời khỏi nhiệm kỳ của mình vào đầu năm nay.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 11146)
Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết : Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12206)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12443)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 14288)
Hôm thứ Ba 12/8 môt nhóm người nhận là Khmer Krom (tức xuất thân từ Nam Bộ, Việt Nam) đã đốt cờ Việt Nam để phản đối chính sách của Hà Nội về đất đai Nam Bộ. Họ đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì nói miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.