Diễn đàn Boston vinh danh 3 lãnh đạo 2015

13 Tháng Mười Hai 201511:23 CH(Xem: 9187)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 DEC 2015

image075

Ba nhà lãnh đạo thế giới được BGF vinh danh năm nay (từ trái qua): Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Abe. Ảnh: BGF.

Toàn văn bức thư của Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ- Thống đốc bang Massachusetts- Michael  Dukakis vinh danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

 

Tháng 12 ngày 8, 2015

Quý Ngài Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng, Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thưa Ngài,

Tôi viết với tư cách đồng sáng lập và Chủ tịch của Diễn đàn Toàn cầu Boston, một tổ  chức được thành lập với mục tiêu tập hợp các nhà lãnh đạo và học giả toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới.

Diễn đàn Toàn cầu Boston hân hạnh thông báo với Ngài rằng Ngài đã được vinh danh trở thành Nhà lãnh đạo thế giới vì Hoà bình, An ninh và Phát triển.

Danh hiệu này được trao cho những cá nhân có những đóng góp xuất sắc cho an ninh và hoà bình, trong quốc gia họ và trên thế giới. Người được vinh danh được lựa chọn bởi một hội đồng các học giả và quan chức chính trị, từ sự đề cử của nhiều nhà lãnh đạo chính trị, truyền thông, học thuật và dân sự.

Bằng việc trao giải thưởng này, chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo mẫu mực của Ngài đối với đất nước Việt Nam cũng như khu vực.

Chúng tôi sẽ công bố Danh hiệu này tại Ngày Toàn Cầu về An ninh mạng, sẽ được tổ chức 10h sáng ngày 12 tháng 12 năm 2015 tại Falculty Club, Đại học Harvard.

Xin chức mừng Ngài đã được vinh danh trở thành Nhà lãnh đạo thế giới vì Hoà bình, An ninh và Phát triển,

Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch

NGUYỄN TẤN DŨNG

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhân Ngày Việt Nam kết nối Internet (19/11/2015) và Ngày toàn cầu Vì Hòa bình và An ninh trên Internet (12/12/2015), VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Internet là một phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhờ Internet, thế giới đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tích phi thường trên hầu hết các lĩnh vực đời sống, đưa thế giới vượt qua trình độ văn minh công nghiệp bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.

Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet toàn cầu.

Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã kiên trì, nhất quán chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Internet. Cho đến cuối năm 2014, Việt Nam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (32,4%).

Mục tiêu phát triển của chúng ta trong thời gian tới là phải tăng tỷ lệ người sử dụng Internet lên mức 80-90% dân số, ngang bằng các nước phát triển hiện nay. Internet được mở rộng tới mọi người dân. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng Internet. Chính phủ quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho học sinh, sinh viên và người dân ở nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo… được sử dụng Internet qua rất nhiều chương trình, dự án. Việt Nam mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty công nghệ thông tin và Internet trong nước và nước ngoài kinh doanh, phát triển. Những cái tên như Vietnamnet, Vnexpress, Dantri, Zingme, Google, Youtube, Facebook, Tweeter, Viber … đã trở nên quen thuộc với người sử dụng Internet ở Việt Nam.

Là một kho tàng kiến thức khổng lồ và môi trường kết nối toàn cầu, Internet đã làm tăng các cơ hội giáo dục cho mọi người dân, kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu giữa con người với con người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà Internet mang lại thì các nguy cơ và tác động tiêu cực từ Internet hiện hữu và rất đa dạng.

Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, tài sản trí tuệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng. Nguy cơ gián điệp mạng đã trở nên phức tạp, nguy hiểm. Tấn công làm tê liệt hoặc chiếm quyền kiểm soát các trang web là rất nghiêm trọng. Chúng ta cũng thấy hiển hiện nguy cơ sử dụng môi trường Internet để phát tán những thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy, những thông tin độc hại, phản cảm nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thương hiệu; gieo rắc tư tưởng, tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại. Điều đáng tiếc là các thông tin này nhiều khi lại được đọc, chia sẻ và lan truyền, gây nên các hiệu ứng và hậu quả không tốt trong xã hội.

Tôi cho rằng Internet không chỉ là môi trường công nghệ, môi trường kinh doanh hay liên kết mà Internet còn là môi trường văn hóa, giáo dục rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách và góp phần định hình văn hóa nhân loại trong tương lai. Đây còn là một điều kiện quan trọng để tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần bảo đảm quyền dân chủ - tự do, quyền con người, quyền công dân trong một Nhà nước pháp quyền tiến bộ - tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Do đó, xây dựng môi trường Internet có văn hóa và giàu tính nhân văn là điều chúng ta phải cùng nhau hướng tới.

Tôi kêu gọi mọi người hãy là những công dân có trách nhiệm cao khi sử dụng mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung. Hãy đưa thông tin, hình ảnh, số liệu một cách có ý thức, có trách nhiệm và chia sẻ thông tin, hình ảnh, số liệu cũng với ý thức và trách nhiệm cao. Các “công dân mạng” hãy cùng nhau đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp để thiết lập, duy trì và phát triển môi trường Internet văn minh ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam hoan nghênh Ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet với chủ đề Vì một môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch và đánh giá cao sáng kiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet do các chính khách, giáo sư của Diễn đàn Toàn cầu Boston khởi xướng.

Trong khi thế giới tiếp tục tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, xây dựng luật pháp quốc tế về an ninh Internet, thì Bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet là rất cần thiết. Chúng ta - mọi người dân Việt Nam hãy cùng người dân thế giới chung tay xây dựng môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch. Không truyền đưa, phát tán các thông tin độc hại, các thông tin chưa được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy; không dùng ngôn ngữ dung tục làm tầm thường hóa con người trong các bài viết, tranh ảnh, hay bình luận, trao đổi trên mạng. Các chuyên gia công nghệ thông tin cần nâng cao trách nhiệm, không tiếp tay cho tội phạm công nghệ, không phát tán virus, không tham gia vào các hoạt động tấn công, khủng bố thông tin trên mạng… Chúng ta không chỉ nêu cao trách nhiệm, làm tốt ở trong nước mà cần tham gia vận động bạn bè thế giới qua kết nối Internet hưởng ứng sự kiện này.

Chính phủ Việt Nam khẳng định bảo vệ công dân, bảo vệ các tổ chức, các công ty, các thương hiệu của Việt Nam và của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trên Internet. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy tắc về hoạt động trên mạng Internet; đồng thời sẵn sàng tham gia vào việc hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về an ninh Internet, sử dụng các nguồn lực để tham gia ứng cứu quốc tế trên mạng khi cần thiết. Từ thực tiễn của mình, Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện và áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet.

Internet đang trở thành động lực phát triển nhưng Internet còn rất cần và phải trở thành môi trường Tinh khiết và Trong sạch.

Tờ Time chọn Thủ tướng Đức là 'Nhân vật của năm 2015'

image077

Thủ tướng Đức Angela Merkel.

VOA 10.12.2015

Tạp chí Time vừa chọn Thủ tướng Đức Angela Merkel làm "Nhân vật của năm 2015," vì những thành tích lãnh đạo của bà trong các vấn đề, bao gồm cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria, thỏa thuận cứu nguy tài chánh cho Hy Lạp, tình hình biến động trong Liên hiệp Âu Châu, và việc Nga can thiệp vào Ukraine.

Tạp chí Time nói rằng bà Merkel "đã ra tay" mỗi khi châu Âu gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng.

Tạp chí này nói phần lớn thế giới đang tham gia vào một tranh luận về sự cân bằng giữa an toàn và tự do, và bà Merkel kêu gọi nước Đức và cả thế giới tin vào các nền văn minh vĩ đại xây dựng những cầu nối, chứ không phải những bức tường ngăn cách, và rằng chiến thắng các cuộc chiến là không chỉ trên chiến trường mà cả ngoài chiến trường.

Biên tập viên Nancy Gibbs của tờ Time trong bài viết hôm thứ Tư nói rằng "các nhà lãnh đạo được trắc nghiệm khi người dân không muốn nghe theo" và bà Merkel đã chứng tỏ "một sự lãnh đạo mẫu mực kiên định trong một thế giới thiếu thốn."

Bà Merkel trở thành nữ thủ tướng Đức đầu tiên cách đây 10 năm, và là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên hiệp Âu châu.

Bà là con gái của Mục sư Merkel thuộc giáo hội Lutheran. Bà sinh ra ở Hamburg, Tây Đức năm 1954, nhưng đã lớn lên ở Đông Đức sau khi Mục sư Merkel nhận công tác mục vụ tại Quitzow, Brandenburg, nằm về mạn bắc của Berlin, và cả gia đình ông chuyển về sống ở đó.

Bà Merkel theo học đại học Leipzig, và lấy bằng tiến sĩ hóa học lượng tử vào năm 1978. Bà làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức từ năm 1978 đến năm 1990.

Bà Merkel tham gia chính trường sau khi bức tường Berlin sụp đổ và năm 1989, trước tiên là lên giữ chức Chủ tịch Liên minh Dân chủ Kitô giáo.

Bà Merkel đứng đầu danh sách các nhân vật được bình chọn của tạp chí Time, trong đó có thủ lãnh của Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi, ứng cử viên tổng thống bên Đảng Cộng hòa Donald Trump, các nhân vật tranh đấu cho quyền của người da đen thuộc phong trào Black Lives Matter ở Mỹ, và Tổng thống Iran Hassan Rouhani./

TT Nguyễn Tấn Dũng: Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch

Gửi bởi Ban Biên Tập ngày: 19/11/2015

 (Thời sự) - Nhân Ngày Việt Nam kết nối Internet (19/11/2015) và Ngày toàn cầu Vì Hòa bình và An ninh trên Internet (12/12/2015), BBT trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

image079

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Vietnam ICT Summit 2013.

Internet là một phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhờ Internet, thế giới đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tích phi thường trên hầu hết các lĩnh vực đời sống, đưa thế giới vượt qua trình độ văn minh công nghiệp bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.

Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet toàn cầu.

Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã kiên trì, nhất quán chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Internet. Cho đến cuối năm 2014, Việt Nam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (32,4%).

Mục tiêu phát triển của chúng ta trong thời gian tới là phải tăng tỷ lệ người sử dụng Internet lên mức 80-90% dân số, ngang bằng các nước phát triển hiện nay. Internet được mở rộng tới mọi người dân. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng Internet. Chính phủ quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho học sinh, sinh viên và người dân ở nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo… được sử dụng Internet qua rất nhiều chương trình, dự án. Việt Nam mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty công nghệ thông tin và Internet trong nước và nước ngoài kinh doanh, phát triển. Những cái tên như Vietnamnet, Vnexpress, Dantri, Zingme, Google, Youtube, Facebook, Twitter, Viber … đã trở nên quen thuộc với người sử dụng Internet ở Việt Nam.

Là một kho tàng kiến thức khổng lồ và môi trường kết nối toàn cầu, Internet đã làm tăng các cơ hội giáo dục cho mọi người dân, kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu giữa con người với con người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà Internet mang lại thì các nguy cơ và tác động tiêu cực từ Internet hiện hữu và rất đa dạng.

Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, tài sản trí tuệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng. Nguy cơ gián điệp mạng đã trở nên phức tạp, nguy hiểm. Tấn công làm tê liệt hoặc chiếm quyền kiểm soát các trang web là rất nghiêm trọng. Chúng ta cũng thấy hiển hiện nguy cơ sử dụng môi trường Internet để phát tán những thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy, những thông tin độc hại, phản cảm nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thương hiệu; gieo rắc tư tưởng, tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại. Điều đáng tiếc là các thông tin này nhiều khi lại được đọc, chia sẻ và lan truyền, gây nên các hiệu ứng và hậu quả không tốt trong xã hội.

Tôi cho rằng Internet không chỉ là môi trường công nghệ, môi trường kinh doanh hay liên kết mà Internet còn là môi trường văn hóa, giáo dục rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách và góp phần định hình văn hóa nhân loại trong tương lai.

Đây còn là một điều kiện quan trọng để tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần bảo đảm quyền dân chủ – tự do, quyền con người, quyền công dân trong một Nhà nước pháp quyền tiến bộ – tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Do đó, xây dựng môi trường Internet có văn hóa và giàu tính nhân văn là điều chúng ta phải cùng nhau hướng tới.

Tôi kêu gọi mọi người hãy là những công dân có trách nhiệm cao khi sử dụng mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung.

- Hãy đưa thông tin, hình ảnh, số liệu một cách có ý thức, có trách nhiệm và chia sẻ thông tin, hình ảnh, số liệu cũng với ý thức và trách nhiệm cao.

- Các “công dân mạng” hãy cùng nhau đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp để thiết lập, duy trì và phát triển môi trường Internet văn minh ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam hoan nghênh Ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet với chủ đề Vì một môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch và đánh giá cao sáng kiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet do các chính khách, giáo sư của Diễn đàn Toàn cầu Boston khởi xướng.

Trong khi thế giới tiếp tục tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, xây dựng luật pháp quốc tế về an ninh Internet, thì Bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet là rất cần thiết. Chúng ta - mọi người dân Việt Nam hãy cùng người dân thế giới chung tay xây dựng môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch.

- Không truyền đưa, phát tán các thông tin độc hại, các thông tin chưa được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy; không dùng ngôn ngữ dung tục làm tầm thường hóa con người trong các bài viết, tranh ảnh, hay bình luận, trao đổi trên mạng.

- Các chuyên gia công nghệ thông tin cần nâng cao trách nhiệm, không tiếp tay cho tội phạm công nghệ, không phát tán virus, không tham gia vào các hoạt động tấn công, khủng bố thông tin trên mạng…

Chúng ta không chỉ nêu cao trách nhiệm, làm tốt ở trong nước mà cần tham gia vận động bạn bè thế giới qua kết nối Internet hưởng ứng sự kiện này.

Chính phủ Việt Nam khẳng định bảo vệ công dân, bảo vệ các tổ chức, các công ty, các thương hiệu của Việt Nam và của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trên Internet.

Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy tắc về hoạt động trên mạng Internet; đồng thời sẵn sàng tham gia vào việc hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về an ninh Internet, sử dụng các nguồn lực để tham gia ứng cứu quốc tế trên mạng khi cần thiết. Từ thực tiễn của mình, Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện và áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet.

Internet đang trở thành động lực phát triển nhưng Internet còn rất cần và phải trở thành môi trường Tinh khiết và Trong sạch.

Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3 nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển là ai?

Gửi bởi Ban Biên Tập ngày: 09/12/2015

 (Thời sự) - Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) sẽ trao danh hiệu Nhà lãnh đạo thế giới vì Hòa bình, An ninh và Phát triển trong ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet cho 3 nhà lãnh đạo quốc gia xuất sắc nhất vào ngày 12/12 sắp tới đây. Ai sẽ là người được vinh danh trong giải thưởng cao quý này?

Boston Global Forum là một tổ chức cố vấn, tập hợp các nhà lãnh đạo có tâm huyết để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến thế giới và truyền cảm hứng cho sự hợp tác toàn cầu sáng tạo, thiết thực để khắc phục các vấn đề này.

Giải thưởng có ý nghĩa khi được tổ chức bởi những nhà lãnh đạo, những Giáo sư có uy tín cao. Boston Global Forum được thành lập gần 3 năm trước bởi cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ và cũng là Cựu Thống đốc bang Masachusetts – Michael Dukakis, hiện là Giáo sư tại Đại học Harvard; người đã tạo ra sự thần kỳ Massachusetts. Năm 2014, nhà ga chính ở Boston, địa danh lịch sử, văn hóa của Boston đã chính thức mang tên Michael Dukakis. Ông là biểu tượng của nhà lãnh đạo chính trực, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn giản dị, gần gũi với mọi người dân.

image080

Thống đốc Dukakis với các nhà lãnh đạo trẻ trong một cuộc nói chuyện về ECCC vào tháng 9 năm 2015

Cùng xét chọn còn gồm những tên tuổi lớn, có uy tín cao như John Quelch, ông là Giáo sư hàng đầu về marketing, là Hiệu trưởng trường kionh doanh London và đã đưa trường kinh doanh London lên thành một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới, ông cũng nhiều năm giữ chức vụ Hiệu phó trường kinh doanh, Đại học Harvard.

Và Thomas Patterson, giáo sư tại trường Harvard Kennedy; Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Chính trị, và Chính sách công, Đại học Harvard. Ông là người được Tổng thống Bill Clinton rất trân trọng và mời làm cố vấn. Cùng Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Điều hành kiêm Tổng biên tập Boston Global Forum và là nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty Truyền thông VietNamNet và VietNet, nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, hội đồng xét chọn còn có sự tham gia của các Giáo sư Thomas Fiedler, Nguyên Tổng biên tập tờ báo lớn Miami Herald, ông được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer, hiện ông là Hiệu trưởng Trường Báo chí, Truyền thông, Đại học Boston, Giáo sư Carlos Torress, Chủ tịch chương trình giáo dục công dân toàn cầu Đại học UCLA… và nhiều học giả có uy tín khác, những người được tạp chí TIME vinh danh là một trong 100 nhân vật ảnh hưởng nhất trên thế giới, tạp chí Foreign Policy vinh danh là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới, có người là Cựu Thủ tướng, Cựu Tổng thống.

Ngày Hòa bình và An ninh Internet ra đời với ý nghĩa truyền cảm hứng để mọi người cùng chung tay bảo vệ an toàn và minh bạch của Internet, nhằm xây dựng một Internet trong lành, chỉ có điều tốt đẹp.

BGF kêu gọi các công dân ở khắp mọi nơi, từ người bình thường đến các nhà lãnh đạo áp dụng Quy tắc ứng xử và Chuẩn mực cho Hòa bình và An ninh Internet (ECCC) và hưởng ứng Festival Online Vì một Internet Tinh Khiết và Trong Lành trong Ngày Toàn Cầu Vì Hòa Bình và An Ninh Internet.

Festival đã nhận được sự đồng hành của nhiều giáo sư của Đại học Harvard, của nhiều nhân vật có uy tín từ khắp năm châu, và sự hợp tác, hỗ trợ của Đại học MIT, Đại học UCLA.

Đặc biệt, BGF tôn vinh các nhà lãnh đạo quốc gia có nhiều đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển với Danh hiệu và Giải thưởng cao quý Nhà lãnh đạo Thế giới vì Hòa bình, An ninh, và Phát triển. BGF sẽ vinh danh tối đa 3 lãnh đạo quốc gia với giải thưởng cao quý này. Các ứng cử viên là các lãnh đạo ở cấp tổng thống và thủ tướng Các tiêu chí bao gồm vai trò lãnh đạo của họ trong an ninh mạng, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ và chống khủng bố.

Cụ thể là cống hiến của các nhà lãnh đạo qua chỉ đạo, qua các bài viết, diễn văn, qua những sáng kiến góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh, đặc biệt là an toàn và an ninh mạng, đổi mới, phát triển của quốc gia và khu vực. Những nhà lãnh đạo các quốc gia ở vùng có xung đột thể hiện được bản lĩnh lãnh đạo có giải pháp, có sáng kiến có hiệu quả giải quyết căng thẳng tạo hòa bình và an ninh trong khu vực sẽ được quan tâm đặc biệt .

Lễ công bố và vinh danh Ngày toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet được tổ chức tại nơi trang trọng- Câu lạc bộ Harvard Faculty Club, Đại học Harvard.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một trong những nhà lãnh đạo đã ca ngợi sáng kiến an ninh mạng của BGF. Trong tuyên bố mới đây ngày 19 tháng 11 năm 2015, ông nói: “Chính phủ Việt Nam hoan nghênh Ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet với chủ đề Vì một môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch và đánh giá cao sáng kiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet do các chính khách, giáo sư của Diễn đàn Toàn cầu Boston khởi xướng” và ông kêu gọi công dân Việt Nam hướng tới một Internet trong sạch và tinh khiết.

Danh hiệu và Giải thưởng được tổ chức, xét và trao tặng bởi những con người cao quý, sẽ là niềm vinh dự, tự hào cho những nhà lãnh đạo được vinh danh là Nhà Lãnh đạo Thế giới vì Hòa bình, An Ninh, và Phát triển. Và 3 vị lãnh đạo đang là một ẩn số mà cả thế giới chờ đợi!

Khải Ca  (Nguồn: Boston Global Forum)

10 Tháng Sáu 2018(Xem: 6807)
Shagri-La 2018: Chỉ là bước khởi đầu