Khúc tráng ca cho những chiến binh Croatia

17 Tháng Bảy 20187:12 CH(Xem: 7177)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ A - THỨ BA 18 JULY 2018


Khúc tráng ca cho những chiến binh Croatia


Huy Bùi Gửi cho BBC 16/7/18


image040Bản quyền hình ảnh XinHua Image caption Croatia bỏ lỡ cơ hội viết nên trang sử mới cho nền bóng đá nước nhà


Ý kiến nói may mắn không ở phía Croatia trong trận chung kết World Cup 2018 trong lúc Pháp áp dụng chiến thuật hợp lý.


World Cup 2018 đã khép lại với chức vô địch thuộc về đội tuyển Pháp, chức vô địch thế giới lần thứ hai của những chú Gà trống Goloa, sau lần vô địch đầu tiên từ 20 năm trước và cũng đánh dấu sự thất bại của những chiến binh 'Rực Lửa' (Fiery Ones) Croatia, là đội bóng quyết tâm làm nên lịch sử lần đầu tiên lên ngôi vương giải vô địch bóng đá thế giới.


Đã vào đến trận chung kết, vượt qua bao đối thủ nặng ký, cả Pháp và Croatia đều xứng đáng là nhà vô địch, nhưng có gì đó tiếc nuối khi những cầu thủ của đội bóng Đông Âu đã không gặp chút may mắn trong trận chiến cuối cùng của giải đấu, dù những cầu thủ Áo Xanh cho thấy họ rất hiệu quả và toả sáng đúng thời điểm.


'Thiếu chút may mắn'


Trong trận đấu cuối cùng, ngoài những vấn đề chuyên môn như sự chuẩn bị về chiến thuật, thể lực, tâm lý…, một yếu tố khác quan trọng không kém là sự may mắn. Và có thể nói, Croatia đã không có được điều này trong trận thư hùng quyết định của World Cup 2018. Họ đã lội ngược dòng và giành thắng lợi trong hai trận trước đó khi gặp Nga và Anh, thể hiện bản lĩnh cần có của một ứng viên cho chức vô địch thì trong trận gặp Pháp, thiếu chút may mắn đã khiến những chàng trai Croatia gần như không gượng dậy nổi.


Đó là bàn thua phản lưới nhà khá sớm ở phút 18 của người hùng trận bán kết với Anh, tiền đạo Mandzukic. Và khi Croatia vùng lên để có bàn thắng gỡ hoà 10 phút sau đó do công của Perisic, thì một lần nữa số phận lại có phần nghiệt ngã khi chính Perisic để bóng chạm tay trong vòng cấm địa khi nhảy lên đánh đầu cản phá đường bóng phạt góc của đối phương.


Trọng tài Argentina Nestor Pitana đã phải nhờ đến công nghệ VAR và phải xem đi xem lại nhiều lần tình huống đó, trước khi cho đội Pháp được hưởng quả phạt đền vào phút thứ 38. Quyết định của trọng tài chính có phần khắc nghiệt vì thực sự Perisic không cố tình dùng tay chơi bóng và thử hỏi có ai khi nhảy lên mà không phải vung tay để tạo đà.


image041

Bản quyền hình ảnh XinHua Image caption Tác giả nói "trận thua của Croatia đã để lại nhiều tiếc nuối trong lòng người hâm mộ"


Chưa kể, nếu so với pha bóng mà hậu vệ Marcos Rojo của Argentina để bóng rơi vào tay khi nhảy lên đánh đầu nhưng không bị phạt đền, thì lỗi của tiền vệ Croatia nhẹ hơn rất nhiều. Theo luật, để bóng chạm tay trong vòng cấm địa thì hiển nhiên bị phạt đền, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào quyết định của trọng tài, và chỉ có thể lý giải rằng Croatia đã không gặp may vì quyết định của trọng tài là không sai! Nhận bàn thua này, giữa lúc tinh thần đang lên cao sau bàn gỡ hoà, Croatia gần như gục ngã, vì sức ép tâm lý và vì thể lực đã bắt đầu suy kiệt trước sức trẻ của Pháp, để tiếp tục thủng lưới thêm 2 bàn trong hiệp Hai.


Như đã nhận định, vào đến trận chung kết, quyết tâm của cả hai đội đều như nhau. Với đội Pháp, là việc đoạt chức vô địch sau 20 năm chờ đợi, còn với Croatia là viết nên trang sử mới cho nền bóng đá nước nhà.


Dù thể lực có phần sút kém, Croatia vẫn nhập cuộc bằng quyết tâm cao, với các pha lên bóng liên tục để phủ đầu đối phương, có ý đồ tìm kiếm bàn thắng sớm để chiếm thế thượng phong. Nhưng chính chiến thuật này, cộng với sự hưng phấn được thi đấu trận chung kết, dù trước giải đấu không được đánh giá cao, đã khiến Croatia rơi vào bẫy của Pháp, là đội đã thi đấu với chiến thuật hợp lý hơn.


Tương tự như trận bán kết gặp Bỉ, Pháp nhập cuộc chậm rãi và gần như nhường thế trận cho đối phương. Trong cả trận đấu, Pháp là đội ít kiểm soát bóng, mà chủ động để Croatia thi triển thế trận, rồi bất ngờ tung ra những đòn phản công nguy hiểm.


Thống kê cho thấy Pháp chỉ kiểm soát 34% thời lượng bóng, so với 66% của Croatia, nhưng lại có đến 4 bàn thắng trong tổng số 7 lần dứt điểm, so với 2 bàn thắng của Croatia trên tổng số 14 pha dứt điểm. Dù Croatia có một pha phản lưới nhà, các con số cho thấy Pháp là đội thi đấu hiệu quả hơn và các chân sút của họ cũng toả sáng đúng thời điểm hơn. Ngoại trừ pha phản lưới của đối phương và 1 bàn thắng từ chấm 11m, 2 bàn còn lại của Pháp đều là những cú sút xa chính xác và đầy uy lực của Pogba và Mbappe.


Với chiến thuật mà Pháp áp dụng, HLV Deschamps đã cho thấy sự cao tay và chỉ đạo sáng suốt, trái với dự đoán của giới chuyên môn đưa ra trước trận đấu, khi cho rằng Pháp sẽ tận dụng lợi thế về sức trẻ và thể lực để dồn lên chơi ép sân Croatia ngay từ đầu.


Bên cạnh đó, Pháp cũng làm tốt việc 'bắt chết' nhạc trưởng Luka Modric của Croatia, khi bố trí tiền vệ Kante theo sát, với sự hỗ trợ khi cần thiết của Pogba, khiến Croatia không thể triển khai những miếng đánh sở trường trong các trận thắng trước đó. Ngược lại, Croatia thường phải mất đến 2,3 cầu thủ để đeo bám Mbappe, tạo nên các khoảng trống cho các mũi nhọn khác của Pháp gây nguy hiểm cho khung thành của thủ môn Subasic.


image042

Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ăn mừng trên khán đàn


Dẫu biết trận đấu nào cũng phải có kẻ thua, người thắng, nhưng cái thua của Croatia đã để lại nhiều tiếc nuối trong lòng người hâm mộ.


Chính những cầu thủ của đoàn quân 'Rực Lửa' của HLV Dalic đã viết nên khúc tráng ca cho chính họ tại World Cup 2018 tại Nga. Rơi vào bảng khó, có đối thủ nặng ký Argentina và không được đánh giá sẽ tiến sâu, với đội hình có đa số cầu thủ đã ở bên kia đỉnh cao phong độ, Croatia đã làm được nhiều hơn mong đợi, bằng chính quyết tâm và thực lực của họ, chứ không phải do may mắn, để đi đến chặng cuối cùng của giải đấu.


Những tưởng sau 3 trận liên tiếp thi đấu 120 phút, Croatia sẽ không còn sức để đối chọi với Pháp trong trận chung kết thì những chiến binh đội bóng kẻ ô Đỏ-Trắng đã cho thấy họ vẫn hừng hực khi thế, thậm chí không nản chí dù bị Pháp dẫn đến 4-1.


Tiếc là với thể lực sa sút, chân mỏi gối mềm, những chiến binh Croatia đã không thể xoay chuyển tình thế trước một đội Pháp trẻ trung, tràn đầy sinh lực và cũng quyết tâm giành ngôi vương sau nhiều năm chờ đợi.


World Cup 2018 cũng có thể là giải vô địch thế giới cuối cùng cho những trụ cột như Mandzukic, Modric, Rakitic, Lovren…, khiến giấc mơ ghi danh vào lịch sử bóng đá Croatia bị bỏ lỡ. Gương mặt thất thần, cố kìm chế những giọt nước mắt của đội trưởng Modric sau tiếng còi mãn cuộc đã nói lên tất cả sự bi ai, nhưng vẫn đầy bản lĩnh của những chàng trai Croatia tại kỳ World Cup tại Nga, đã luôn thi đấu hết mình đến giây phút cuối cùng nhưng vẫn không vượt qua được số phận.


Cơn mưa chợt đổ xuống sân vận động Luzhniki khi tan trận càng làm cho khúc tráng ca của những chiến binh Croatia thêm bi hùng, vì họ hiểu cơ hội để vào đến chung kết không dễ đến lần nữa và với thế hệ cầu thủ đang có, đây là trận thua mà họ có thể ngẩng cao đầu vào tạo được sự kính trọng của mọi đối thủ họ đã đối đầu trong kỳ World Cup lần này.


Cơn mưa khá nặng hạt nhưng nỗi lòng của các cầu thủ Croatia có lẽ sẽ còn nặng hơn trong chiều hôm nay và trong thời gian sau này!


Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả.


Vì sao nữ tổng thống Croatia yêu bóng đá?


BBC 16/7/18


image043Bản quyền hình ảnh Mikhail Svetlov Image caption Các lãnh đạo Pháp và Croatia đón chào cầu thủ World Cup trong thời mưa to trên sân Luzhniki, Moscow hôm 15/07/18


Dù ông Vladimir Putin bỏ ra tiền tỷ để tổ chức giải bóng đá World Cup 2018, người 'hưởng hết ánh đèn sân khấu' hôm 15/07 lại là nữ Tổng thống Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarovic.


Trong khi tổng thống Nga có ô che đầu, hình ảnh bà Kolinda đứng trong mưa, ôm hôn từng cầu thủ 'về nhì' của tuyển Croatia, đã lan tỏa trên toàn thế giới.


Dù vào phút sau, FIFA có cho đem ô ra che mưa cho bà Kolinda, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chiếc ô 'duy nhất' cho ông Putin lúc trời vừa đổ mưa đã gây ra nhiều chỉ trích cho nhà lãnh đạo Nga.


Nhưng bà Kolinda Grabar-Kitarovic cũng bị một số tờ báo hỏi vì sao lại tỏ ra chăm sóc đội tuyển Croatia 'quá mức', có phải vì mục tiêu chính trị.


Câu hỏi là làm tổng thống quốc gia vùng Balkan chỉ trên 4 triệu dân có bận lắm không mà bà Kolinda Grabar-Kitarovic liên tục đi theo tuyển Croatia bên Nga.


Bà cũng là nguyên thủ quốc gia duy nhất vào tận phòng thay quần áo của các cầu thủ đội nhà sau một trận đấu để chúc mừng và không quên chụp ảnh với họ.


Điều này khiến trang The Indenpent ở Anh viết "Sau trận thắng Đan Mạch, bà đã vào phòng thay đồ để ôm hôn từng cầu thủ trong khi có người còn chưa mặc đủ quần áo, với chỉ một năm nữa là có cuộc bầu cử tổng thống, động tác của bà được một số người cho là mỵ dân và khá vô duyên".


Vẫn tờ báo Anh cho biết chức tổng thống Croatia mang tính hình thức, và bà Kolinda Grabar-Kitarovic thậm chí "không được phép phủ quyết luật nhưng có quyền phát biểu về chính sách ngoại giao và quốc phòng".


Nữ tổng thống đầu tiên


Khi bà Kolinda Grabar-Kitarovic thắng cử tổng thống tháng 2/2015, BBC News đưa tin rằng đây là vị nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Croatia.


image044

Bản quyền hình ảnh JOHN THYS/Getty Images Image caption Bà Kolinda Grabar-Kitarovic học hết trung học tại Mỹ và từng làm bộ trưởng ngoại giao Croatia


Đảng Liên minh Quốc gia Croatia (HDZ) của bà đã từng nắm quyền liên tục dưới thời ông Franjo Tudjman từ sau khi quốc gia tách ra khỏi Nam Tư cũ năm 1990.


Nhưng sau khi ông Tudjman qua đời năm 1999, HDZ phải chia sẻ quyền lực với đảng Xã hội Dân chủ thuộc cánh tả.


Khi bà Kolinda trúng cử, tình hình Croatia không phải là bức tranh tươi sáng, với khủng hoảng kinh tế khiến lạm phát cao, thất nghiệp tới 19%, thuế cao và tham nhũng khá phổ biến.


Nhưng từ khi gia nhập EU (từ tháng 7/2013), Zagred được trợ giúp nhiều.


Tuy thế, nhiều vấn đề của quá khứ có vẻ vẫn còn cần được cải thiện ở nước này.


Cũng trong kỳ World Cup tại Nga năm nay, báo chí nói chính quyền Croatia cho phép một cựu quan chức ngành bóng đá, ông Damir Vrbanovic cùng bà tổng thống đứng trên lễ đài vỗ tay cùng cả Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.


Vấn đề là ông Damir Vrbanovic vừa bị tòa kết án tù vì bê bối chuyển nhượng Luka Modric.


FIFA giải thích dù vậy, ông Vrbanovic khi đó vẫn đang kháng án.


image045

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Kolinda Grabar-Kitarovic ( mặc áo đội Croatia) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều chú ý đến bóng đá


Sinh năm 1968, bà Kolina có cơ hội đi học tại Mỹ hồi trẻ và tốt nghiệp trung học ở Alamos High School, New Mexico và giỏi tiếng Anh.


Sau đó bà vào đại học Zagreb theo ngành văn hóa tiếng Anh và Tây Ban Nha và cũng tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Vienna, Áo.


Bà và từng làm đại sứ Croatia tại Hoa Kỳ, Nato và bộ trưởng ngoại giao.


Chồng là Jakov Kitarovic, một kỹ sư tốt nghiệp đại học Zagreb và là một doanh nhân.


Hai ông bà có con là Katarina và Luka.


Con gái họ Katarina đã đoạt huy chương vàng quốc gia môn trượt băng nghệ thuật./


++++++++++++++++++++++++++++++++


Một mùa World Cup quá đỉnh của 'bà trùm sân cỏ' - nữ Tổng thống Croatia

16/07/2018


TTO - Đội tuyển của đất nước chỉ có 4,17 triệu dân đã vào chung kết World Cup. Khi các cầu thủ mang về chiến thắng lịch sử, thì nữ tổng thống đầu tiên của họ cũng đã kiến tạo nên những lời khen "nức nở" dành cho đất nước này.

image046Nữ tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic của Croatia và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nắm chặt tay dù đội bóng áo bàn cờ chưa thể chinh phục tới cùng giấc mơ World Cup - Ảnh: RT


Người ta thường nói rằng đừng bao giờ để chính trị và thể thao sáp lại gần nhau và đương nhiên là đừng nhuốm màu chính trị cho bóng đá. Lời khuyên này có lẽ sẽ đúng khi người ta có cách tiếp cận tiêu cực đối với vấn đề. Nhưng nếu có cách nhìn thoáng hơn, mọi thứ thật tuyệt vời.


Hãy nhìn vào trường hợp Croatia mà xem! Thứ bóng đá chưa đủ nổi bật ở quốc gia 4 triệu dân này bỗng chốc đã hữu ích khi được các chính trị gia vận dụng để xây dựng hình ảnh quốc gia. Và khi nói về điều này, tất nhiên phải nói đến "bà trùm" Kolinda Grabar-Kitarovic.


Để ý sẽ thấy vị nữ Tổng thống Croatia rất giỏi trong chuyện xã giao với các nước lớn tại World Cup 2018. Hiếm khi nào người ta bắt gặp một nhà lãnh đạo thủ sẵn những chiếc áo thể thao "mang trên mình linh hồn chính trị" để tặng cho các nguyên thủ quốc gia bên ngoài.


Theresa May, Donald Trump cùng nhiều cái tên khác bỗng trở nên thân thuộc khi xuất hiện trên đồng phục thể thao của đội tuyển quốc gia Croatia. Tổng thống Croatia còn chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc làm ngoại giao của mình trong một cuộc họp cấp cao của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần đây.


image039TT Grabar-Kitarovic nhận hoa và tặng chiếc áo tuyển Croatia cho ông Putin - Ảnh: RT


Khoác trên mình chiếc áo carô hai màu đỏ trắng khi cổ vũ tuyển Croatia, Tổng thống Croatia như gánh lên vai nhiệm vụ làm sao để đất nước phải rạng danh.


Và thật vậy, khi xem lại đoạn băng nữ Tổng thống Croatia 50 tuổi bước vào phòng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây, hẳn ai cũng cực kỳ ấn tượng về bà.


Ông Putin và người đồng cấp Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic tại cuộc gặp ở Điện Kremlin - Nguồn: RT


Đoạn video của Hãng tin RT cho thấy bà bước vào gặp ông Putin trong một phong thái rất tự tin. Nữ chính trị gia với ngoại hình xinh đẹp còn khiến người xem "mắt chữ A mồm chữ O" khi Tổng thống Croatia bước đi y như một người mẫu đang đi catwalk.


Và bó hoa mà ông chủ Điện Kremlin tặng bà, ngoài mặt hình thức ngoại giao cũng có thể truyền tải thông điệp tới nữ Tổng thống Croatia rằng: Bà thật giỏi, bà xứng đáng nhận đóa hoa khen ngợi này!


Hết sức nhanh chóng, nữ Tổng thống Croatia liền kêu người rút "bảo bối" ra. Đó là một chiếc áo của đội bóng bàn cờ có in chữ PUTIN in hoa to đùng ở phần lưng. Tổng thống Croatia không quên đưa phần tên PUTIN về phía trước để ống kính ghi lại khoảnh khắc bà thành công trên đất Nga.


"Chiếc áo này dành cho trận đấu ngày hôm nay đấy!", bà Grabar-Kitarovic nói trong lúc đưa chiếc áo cho ông Putin hôm qua 15-7. Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga cũng chúc bà và tuyển Croatia thành công tại trận chung kết.


Croatia, với dân số chỉ 4,17 triệu người, đã trở thành quốc gia nhỏ nhất vào chung kết World Cup kể từ sau Uruguay - quốc gia đã chiến thắng giải đấu vào năm 1950 khi họ có dân số chỉ 2,4 triệu người vào thời điểm đó.


image047Tổng thống Croatia an ủi tiền vệ Luka Modric sau trận chung kết vào tối 15-7 - Ảnh: RT


Xuyên suốt cuộc so tài giữa Pháp và Croatia, khi xuất hiện trên khán đài ở sân vận động Luzhniki vào tối qua 15-7, ngoài cổ vũ nhiệt tình cho đội nhà, Tổng thống Croatia c cũng gây ấn tượng khi có những biểu cảm thân thiện dù đội nhà thất bại. Bà đã ôm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để chia vui với đội bạn.


Trước trận đấu, Tổng thống Croatia có chia sẻ: "Sẽ không có vấn đề gì dù chúng tôi thắng huy chương vàng hay huy chương bạc. Chúng tôi thật sự hạnh phúc. Và tôi rất tự hào về đất nước của tôi".


Quả thật nếu tuyển Pháp đã rinh cúp vàng thì tuyển Croatia và bà Grabar-Kitarovic đã rinh trái tim của người hâm mộ. Chơi đẹp, không than vãn hay đổ lỗi sau thất bại... đã giúp Croatia đúng nghĩa có một mùa World Cup đẹp và thành công nhất trong lịch sử.


image048Tổng thống Croatia chụp ảnh chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ tịch FIFA Gianni Infantino, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên khu vực VIP của khán đài khi dự khán trận chung kết - Ảnh: AFP

image049

Nữ tổng thống Croatia vẫn hạnh phúc dẫu đội nhà chưa thể chinh phục cúp vàng khi bà xuất hiện cùng các lãnh đạo khác ở phần trao giải tối 15-7 - Ảnh: GETTY


 image050

Một hình ảnh đẹp khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hỏi thăm các em bé trong đồng phục tuyển Croatia và khi bà Grabar-Kitarovic chia sẻ niềm vui với ông Macron trên khán đài - Ảnh: TWITTER

image051

Khoảnh khắc bà Grabar-Kitarovic ôm tiền đạo trẻ Mbappe của Pháp - Ảnh: TWITTER

image052

Đất nước Croatia quả thật đã đại thắng nhờ những tuyển thủ áo bàn cờ và bà Grabar-Kitarovic- Ảnh: GETTY


TTO - Các cổ động viên cho rằng tổng số bàn ghi tại chung kết World Cup năm nay lên mức kỷ lục là do những pha bắt bóng 'lười biếng' của thủ thành Subasic của Croatia, trong khi một số người cho rằng có sự cố với anh. BÌNH AN
12 Tháng Tư 2015(Xem: 9906)
"Phát biểu tại một buổi họp công nhân chuyến thăm Jamaica hôm qua, ông Obama nhấn mạnh Washington quan ngại rằng Bắc Kinh không nhất thiết tuân thủ các quy định và chuẩn mực của quốc tế, buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc.Ông Obama nói: “Chúng tôi cho rằng việc này có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao, nhưng chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là những nước này có thể bị hất qua một bên.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 9858)
"Sỹ quan cao cấp phụ trách hai con tàu này là Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON). Trở lại Việt Nam lần này, đại tá Lê Bá Hùng chia sẻ: "Mỗi lần Hải quân Hoa Kỳ cử tôi về Việt Nam thì tôi rất biết ơn và cảm ơn về những chuyến đi như thế này." "Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9056)
"Nếu máy bay chiến lược Nga tiến vào Biển Đông thì không cần phải tiếp dầu vì khoảng cách khá gần, nên một khi máy bay Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam thì sẽ là một mối uy hiếp đối với Trung Quốc. Bởi lẽ Biển Đông đang là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của Trung – Mỹ, nếu Nga được sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam thì đó sẽ là nhân tố bất lợi lớn cho Bắc Kinh, vì Tu-95 có thể mang theo vũ khí hạt nhân". "Dụng ý thực sự của Putin không phải là bảo vệ hòa bình ổn định ở Biển Đông mà là chống Mỹ và mở rộng lợi ích của Nga ở khu vực".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 9785)
Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính:
24 Tháng Hai 2015(Xem: 13733)
Mặc dù đã có nhiều bài viết trên báo lề Dân với nhiều dữ kiện và phân tích cho thấy ông Thanh chết không bình thường và ngày giờ chết không đúng như tin của nhà nước đưa ra, nhưng những gì từ chính con gái của ông Thanh - một người trong cuộc - sẽ có sức thuyết phục mạnh cho nghi án động trời này.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 10640)
Nhưng có thể khẳng định những gì mà Phạm Xuân Ẩn có thể chia sẻ với tôi về những bí mật trong đời tình báo của ông ấy, tôi đã đưa cả vào trong ấn bản mới này. Và trong bộ phim sắp tới về Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng bổ sung thêm một số tình tiết mới.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 11789)
Ngược dòng, lần theo ‘Bài đăng cũ hơn’ tôi mới hay “Chân Dung Quyền Lực “ đến với quần chúng dân cư mạng từ ngày 22-7-2011, nghĩa là cách đây trọn đúng 3 năm 6 tháng. Trang mạng Chân Dung Quyền Lực-CDQL- trong số ra mắt với bài: “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi: Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình bị kỷ luật nhưng nhờ dâng vợ cho cấp trên là ông Lê Thế Tiệm nên Bình được thoát nạn…”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10186)
Pegida do ông Lutz Bachmann sáng lập hồi tháng 10 năm 2014. Tên gọi của nó trong tiếng Đức có nghĩa là: “Những người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa phương Tây”.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 10978)
Ông Trần Anh Kim tại phiên xử kín tại tòa án Thái Bình hôm 28-12-2009. AFP PHOTO Cựu trung tá Trần Anh Kim, tù nhân chính trị vừa mãn án 5 năm 6 tháng tù vào tối ngày 7 tháng giêng vừa qua. Sau khi ra tù, ông Trần Anh Kim có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do. Làm sao để tồn tại? Trước hết ông cho biết một cách để có thể tồn tại suốt ngần ấy năm trong nhà tù.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 14742)
Tin cập nhật lần cuối: Đúng 08:35 tối thứ sáu, ngày 9/1/2015, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về tới sân bay quốc tế Đà Nẵng. Theo nguồn tin, được biết bác sĩ Elihu Estey đã chuẩn bị sẵn phác đồ và kế hoạch điều trị cho ông tại Việt Nam để các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng tham khảo và phối hợp. Dù lý do trì hoãn chuyến bay là bất khả kháng nhưng BBT cũng chân thành cáo lỗi cùng độc giả và nhân dân.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 11554)
Ấn Độ quyết tâm cải tổ Quân đội của họ nhưng như thế là chưa đủ họ cần có thứ gì đó mạnh hơn, đầy tính răn đe hơn và câu trả lời chính là vũ khí hạt nhân. Năm 1974 Ấn Độ tiến hành thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đầu tiên của họ. Một thiết bị nhỏ chỉ 6 -15 Kiloton nhưng đó cũng là quá đủ để Ấn Độ bước vào câu lạc bộ hạt nhân toàn cầu.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13701)
Rome: Một phụ nữ để ngực trần đã táo tợn băng qua hàng rào, chạy vào hang đá giữa quảng trường Thánh Peter tại Vatican cướp tượng Chúa hài đồng. Theo AFP, sự việc xảy ra trên quảng trường Thánh Peter, Vatican ngày 25.12.2014, ngay sau khi Giáo hoàng Francis vừa đọc xong thông điệp mừng Giáng sinh từ ban công nhà thờ Basilica.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10914)
Phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong năm sự kiện định hình tương lai Đông Nam Á trong năm 2015, theo phân tích của hai chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague có phần chắc sẽ phán quyền về đơn Manila kiện bản đồ đường lưỡi bò của Bắc Kinh trước cuối năm 2015.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11820)
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên Biển Hoa Đông tiếp diễn bất chấp một cử chỉ xuống thang giữa Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật hồi đầu tháng 11/2014. Phóng viên Le Figaro có mặt trực tiếp trên một tàu tuần duyên mà Nhật Bản vừa hạ thủy đầu tháng 12, chuyển đến công chúng nhiều chi tiết sống động về không khí tại chỗ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12169)
"Và trong thời gian trước mắt, chỉ có duy nhất một cánh cửa, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đưa ra một chỉ thị nào đấy, mang tính chất nội bộ với các Thẩm phán, các nhân viên ngành tư pháp ở Việt Nam, là tạm ngừng áp dụng ba điều luật này (88, 79 và 258) trên thực tế, trong khi chờ Quốc hội sửa đổi.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11298)
Tân tổng thống Joko Widodo, hay còn gọi là Jokowi, đã mở chiến dịch chống nạn đánh bắt trái phép của tàu cá nước ngoài. Tờ Jakarta Post tường thuật hải quân gắn chất nổ vào ba con tàu, trước khi hai tàu chính phủ nhắm bắn từ xa.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11915)
Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12050)
Theo Reuters, hơn 30.000 binh sĩ Nhật và 11.000 lính Mỹ đang tham gia cuộc tập trận Keen Sword từ ngày 8 đến 19-11 tại bán đảo Amami, nằm giữa đảo Kyushu và đảo Okinawa. Đô đốc Nhật Hidetoshi Iwasaki là người chỉ huy 24 tàu khu trục Nhật và Mỹ trong cuộc tập trận. Trong cuộc tập trận Keen Sword năm nay, chuẩn đô đốc Iwasaki đóng vai trò lớn hơn nhiều so với những người tiền nhiệm của các cuộc tập trận trước đây.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15393)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh. Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.