Carl Thayer: Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đông

27 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 10972)

Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đông

BBC - thứ sáu, 21 tháng 2, 2014

image049

Chỉ trong vòng một tháng rưỡi vừa qua, có bảy diễn biến mới xuất hiện làm gia tăng căng thẳng về cả ngắn và dài hạn ở khu vực.

Năm diễn biến ngắn hạn bao gồm: Phản ứng của Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh, sự bị động của ASEAN, hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James Shoal (cách Malaysia 80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Bắc Kinh.

Vào tháng Một vừa qua, chính quyền Philippines đứng ra phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Lực lượng vũ trang của nước này còn để ngỏ khả năng hỗ trợ an ninh cho các ngư dân đi đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.

Sang tháng Hai, Tổng thống Benigno Aquino kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ để chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô l‎ý của Bắc Kinh.

Diễn biến thứ hai xuất hiện ở hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Bagan, Myanmar trong hai ngày 16-17 tháng Một. Trong khi Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết để phản ứng với ADIZ và lệnh cấm bắt cá, thì phần đông các nước còn lại chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và mong các nước giải quyết vấn đề “bằng biện pháp hòa bình,” chứ không đưa ra các bình luận chính thức hay hành động cụ thể nào.

Chỉ vài hôm sau đó, một đội tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN), gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaisan), và hai tàu khu trục (Vũ Hán và Hải Khẩu), nhổ neo từ căn cứ Hải Nam và đi tuần tra khắp Biển Đông. Đội tàu này sau đó cập bến bãi James Shoal, cách bờ biển Malaysia có 80km và Hải Nam khoảng 1.800km, và thề bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, báo chí nước này cho biết.

Ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” với James Shoal.

"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình."

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel

Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở bãi này để thể hiện chủ quyền. Cả hai lần chính quyền Malaysia đều cho rằng không hề biết sự hiện diện của quân Trung Quốc.

Điều này khiến người ta nghi ngờ: hoặc là Kuala Lumpur đã thiếu thành thực, hoặc khả năng cảnh báo của hải quân Malaysia quá kém, hoặc do chính quyền nước này yêu cầu lực lượng hải quân không đến khu vực trên để tránh va chạm.

Diễn biến thứ tư là việc một bản dự thảo ADIZ trên Biển Đông đã được gửi lên chính quyền Trung Quốc vào tháng 5/2013, tờ Asahi Shimbun đưa tin. Tuy ngay sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, cần phải lưu ý ‎ rằng Bộ Quốc phòng nước này đã từng tuyên bố vào năm ngoái rằng sẽ thành lập các khu vực ADIZ khác khi đã có sự “chuẩn bị sẵn sàng.”

Diễn biến thứ năm là ở thái độ ngày càng quyết liệt của Mỹ với ADIZ và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Evan Medeiros, giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cảnh báo vào ngày 1/2 rằng sự khiêu khích của Trung Quốc sẽ có thể làm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực.

Vào ngày 5/2, trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trợ l‎ý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói Trung Quốc nên thu lại các tuyên bố về ADIZ.

Ông này cũng phản đối “đường chín đoạn” và cho biết Mỹ sẽ ủng hộ việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình.”

image050

ASEAN không đồng lòng trong giải quyết tranh chấp

Xung khắc trong dài hạn

Việc Mỹ đang xem xét lại cán cân quyền lực tại Châu Á-Thái Bình Dương và quá trình hiện đại hóa không ngừng của Hải quân Trung Quốc là hai xu hướng dài hạn rất đáng lưu tâm.

Trong hai tháng vừa qua, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra những nhận xét khá bi quan về sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở phía Tây Đại Tây Dương.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần,” Đô đốc Samuel Locklear, Tổng chỉ huy tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết trên tờ Defense News. ”Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận.”

Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho rằng sự vượt trội về công nghệ của quân đội Hoa Kỳ đang bị thách thức nghiêm trọng từ quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc, và bởi sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ.

Theo biên bản điều trần của Văn phòng Tình Báo Hải quân Hoa Kỳ (ONI), thì Trung Quốc đang có tham vọng tăng nhanh chóng các số lượng các đội tàu trên biển, tàu ngầm, và vũ khí.

Quốc gia này cũng vừa bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2018. Nhiều chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc sẽ vận hành đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở các vùng biển xa vào năm 2020.

Những kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc được hỗ trợ bởi ngân sách quốc phòng đạt tới 160 tỷ đô la trong năm 2015. Theo thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kendall, ngân sách cho quân đội của Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần... Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận."

Đô đốc Samuel Locklear

Với các lực lượng bán quân sự địa phương, Trung Quốc cũng đầu tư khá nặng tay. Vào ngày 10/1, một chiếc tàu 5.000 tấn đã được giao cho Hạm đội Phòng vệ bờ biển phía Nam, đặt tại thành phố Tam Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết một chiếc tàu tuần tra nặng 10 nghìn tấn, loại lớn nhất thế giới, cũng đang được lắp ráp.

‘Rủi ro xung đột an ninh’

Những xu hướng an ninh ngắn và dài hạn sẽ càng làm gia tăng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Philippines sẽ tiếp tục đấu khẩu với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ có thể cho tàu chiến đóng quân tại bãi ngầm Second Thomas Shoal, khu vực tranh chấp với Manila. Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề giữa PhilippinesMalaysia sẽ khiến cho bốn nước tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực khó đạt được thỏa thuận chung.

ASEAN cũng đã không đạt được đồng thuận trong việc tuyên bố lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, cũng như khả năng thiết lập ADIZ, là rủi ro an ninh cho toàn Đông Nam Á, chứ không riêng gì các nước tranh chấp.

Về phía Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục đẩy nhanh hiện đại hóa cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự tuần tra bờ biển.

Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở trong vùng chín đoạn, vốn sẽ xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia tranh chấp. Trong khi đội tàu bán quân sự sẽ tăng cường tuần tra hoặc đóng quân trên Biển Đông với thời gian dài hơn.

Chính sách chủ động hơn của Mỹ ở khu vực sẽ dễ dẫn tới những phản ứng về mặt chính trị, ngoại giao, và thậm chí là quân sự, của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này cũng dễ hiểu: quá trình hiện đại hóa hải quân và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tất yếu dẫn tới sự suy giảm quyền lực của hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.

Bài lược dịch từ bản gốc tiếng Anh phân tích của Giáo sư Carl Thayer đã đăng trên trang The Diplomat.

RFI Thứ Hai 24 Tháng Hai 2014

Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông : Cơ hội tốt cho Việt Nam

 

image051

Việt Nam là nước bị đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông gây hại nhiều nhất

Trọng Nghĩa

Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động bị coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, sự kiện lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để kháng lại áp lực từ phía Trung Quốc.

Từ cuối năm 2013, ý đồ thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ nét qua hai sự kiện liên quan đến cả vùng biển lẫn vùng không phận của khu vực.

Đầu tiên hết là việc Bắc Kinh cho áp dụng kể từ ngày 01/01/2014, lệnh buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước nếu muốn vào hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền – tức là đa phần diện tích của Biển Đông. Quyết định này, theo nhiều nhà phân tích, chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam vốn thường xuyên đến đánh bắt tại khu vực ngư trường truyền thống của mình là quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, và đang bị Bắc Kinh dùng làm bản doanh để khống chế vùng Biển Đông.

Bắc Kinh với ý đồ chiếm lĩnh cả bầu trời Biển Đông

Bên cạnh quyết định liên quan đến vùng biển kể trên, Trung Quốc cũng không che giấu ý định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bên trên Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông. Sau khi kế hoạch này bị báo chí Nhật Bản vạch trần (Asahi Simbun ngày 31/01/2014), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức chính thức lên tiếng cải chính.

Thế nhưng theo các nhà phân tích, việc Bắc Kinh thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông là một khả năng hoàn toàn hiện thực, căn cứ vào tuyên bố tháng 11/2013 của một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, theo đó họ sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác theo kiểu khu vực trên Biển Hoa Đông « vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị ».

Hai yếu tố kể trên đã khiến các nước trong khu vực hết sức lo ngại, và từ cuối năm ngoái, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã cùng với các đồng minh trong khu vực liên tiếp lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về tác hại của các quyết định kể trên đối với tình hình ổn định và an ninh trong vùng.

Mặt trận mới của Mỹ : Tấn công đường lưỡi bò và ủng hộ vụ kiện của Philippines

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đã tranh thủ mọi cuộc gặp với các tác nhân tại châu Á, từ Philippines, Nhật Bản, cho đến Indonesia, ASEAN, và cả với Trung Quốc để nhắc lại quan điểm kiên quyết chống đối của Washington đối với một vùng phòng không mà Bắc Kinh muốn đơn phương tuyên bố tại Biển Đông.

Quan điểm cứng rắn của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã được một loạt các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ phụ họa, từ tướng Herbert ‘Hawk’ Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg hôm mồng 09/02/2014 tại Singapore, cho đến phát biểu của Đô đốc Admiral Jonathan Greenert Tư lệnh Hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ tại Philippines ngày 13/02/2014 vừa qua.

Theo giới quan sát, ngoài thái độ kiên quyết chống một vùng phòng không mới của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ lần này đã thẳng thừng đả kích tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đang sử dụng để áp đặt yêu sách của họ trên Biển Đông, đồng thời công khai tuyên bố ủng hộ việc Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tất cả các yếu tố kể trên đều đã được ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trước Hạ Viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, khi ông cảnh cáo Trung Quốc rằng không nên tìm cách thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Việt Nam cần ủng hộ Philippines và làm rõ quy chế các đảo trên Biển Đông

Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quen thuộc về Biển Đông tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), thái độ cứng rắn trở lại của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông, là một cơ hội tốt cho Việt Nam để thúc đẩy các hồ sơ chủ quyền của mình, vì sự dấn thân mạnh mẽ trở lại của Mỹ sẽ có sức lôi kéo đối với các nước ASEAN đang còn e ngại Trung Quốc.

Tuy nhiên để tranh thủ cơ hội tốt này, theo Giáo sư Long, Việt Nam phải mạnh dạn tiến thêm hai bước, một là tích cực hơn trong việc hưởng ứng vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc trong tư cách « nước làm chứng », và hai là xác định rõ và công bố quan điểm của Việt Nam về các thực thể địa lý trên Biển Đông, theo đó không một hòn đảo hay bãi đá, rạn san hô nào có hải phận 12 hải lý.

Theo Giáo sư Long, chỉ bằng cách nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình trước các đòi hỏi tham lam và quá lố của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh đến mối đe dọa đối với an ninh khu vực của việc Trung Quốc khống chế vùng Hoàng Sa thì Việt Nam mới thúc đẩy được hồ sơ Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết nêu bật ba nguyên do thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn trở lại trên vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây./

VOA Thứ hai, 24/02/2014

Đặc sứ Mỹ khuyến cáo chớ thay đổi hiện trạng ở Biển Đông

Đặc sứ hàng đầu của Hoa Kỳ tại Philippines Philip Goldberg.

image052

Đặc sứ hàng đầu của Hoa Kỳ tại Philippines ngày 24/2 khuyến cáo chớ nên thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và các vùng có tranh chấp khác trong khu vực, đồng thời kêu gọi các nước tuân thủ luật quốc tế.

Phản bác quan điểm của Bắc Kinh đối với sự can thiệp của Washington trong các vụ tranh chấp tại khu vực, đại sứ Mỹ Philip Goldberg khẳng định bảo đảm quyền tự do tiếp cận các vùng biển giàu tài nguyên là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và rằng các mâu thuẫn nên được giải quyết ôn hòa.

Hoa Kỳ cùng các nước phương Tây đã báo động trước việc Trung Quốc đơn phương ban hành quy định đánh bắt cá ở Biển Đông và một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông.

Đại sứ Mỹ nhấn mạnh ‘Chúng tôi phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi thực tế trên bộ, trên không, hay trên biển.’

Ông Goldberg nói thêm Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp nhưng giữ vững các nguyên tắc của mình.

Vẫn theo lời ông, Washington mạnh mẽ ủng hộ các nỗ lực trong đó có từ phía Philippines nhằm giải quyết tranh chấp qua ngoại giao và các tiến trình luật pháp quốc tế.

Đại sứ Mỹ tại Philippines cũng nhấn mạnh tới việc cấp thiết phải có một Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý giữa các nước có tranh chấp.

Nguồn: GMA News, Rappler

20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15391)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh. Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12933)
Trải nghiệm chưa từng có về ẩm thực là những gì mà Trung Quốc mô tả về yến tiệc dành để thết đãi các nhà lãnh đạo thế giới tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014. Từ nhiều tháng trước khi APEC diễn ra, Trung Quốc đã chiêu mộ các đầu bếp giỏi, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, các nghệ nhân thiết kế gốm của làng gốm sứ Đức Cảnh Trần nổi tiếng... cùng chuẩn bị tỉ mỉ, chi tiết cho yến tiệc tại một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế giới diễn ra tại Bắc Kinh năm nay
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12480)
Sư Sơn Hải đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam Một nhà sư Khmer Krom từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia nhận án tù vì cản trở giới chức. Sư Sơn Hải, xuất thân từ tỉnh Trà Vinh ở Việt Nam nhưng nay sống ở Campuchia, là người đốt cờ Việt Nam nhiều lần trong các cuộc tuần hành tại Phnom Penh.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11731)
Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này. Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11722)
K-560 Severodvinsk là tàu ngầm lớp Yasen được Nga bắt đầu phát triển hồi năm 1993, nhưng do giới hạn về ngân sách quốc phòng nên dự án phát triển tàu ngầm này bị trì hoãn, theo đài Russia Today (Nga) ngày 18.6.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11095)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng Việt Nam và Ấn Độ "có lợi ích chung về an ninh hàng hải, bao gồm cả tự do lưu thông trên biển và tự do thương mại cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải theo luật quốc tế."
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10339)
Nina Phạm, nữ Y tá người Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, đã rời khỏi bệnh viện hôm Thứ sáu, tám ngày sau khi cô nhập Viện National Institutes of Health ở Bethesda. Các Bác sĩ và Nina đã đến thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phòng Bầu Dục trước khi cô trở về Texas. Nina Phạm mắc bệnh trong khi chăm sóc của Mỹ 'Bệnh nhân Zero', Thomas Eric Duncan, người đã qua đời hôm 08/10/2014.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 18119)
(GDVN) - Việc sử dụng một cách không cần thiết những cảnh nóng trong phim vô tình "bóp chết" cái đẹp của điện ảnh Việt trong mắt công chúng. Trong vài năm trở lại đây, việc sử dụng quá nhiều cảnh nóng đã trở thành một vấn đề được nhắc đến nhiều của phim Việt. Nhiều người băn khoăn tự hỏi: Giới hạn nào cho cảnh nóng trong phim Việt để không tạo cảm giác khó chịu cho khán giả.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 12676)
Quan chức Mỹ tiết lộ với báo chí, phía Mỹ lần này quyết định nới lỏng cấm vận vũ khí, mặc dù có liên quan đến việc Chính phủ Việt Nam những năm gần đây cải thiện tình hình trong nước, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 12856)
Đèn Cù hấp dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 12304)
Gọi là chuyện dài tựa như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ . . . vì lý do rất đơn giản là người dân đã, đang và sẽ tiếp tục được coi nhiều màn hỉ nộ ái ố, nhiều chuyện tức cười liên quan đến việc bầu cử diễn ra thường xuyên mỗi hai năm một lần.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 10961)
Để biết mà tìm cách vươn lên thay vì dựa dẫm, quan niệm “anh em”. Khi đó, sơn thủy sẽ luôn tương liên, văn hóa có thể tương đồng nhưng lý tưởng không thể tương thông, và vận mệnh cũng vì thế mà không tương quan. Trong họa có phúc là vậy. Nhân bài phát biểu của ông PPT Phạm Bình Minh cũng như cuộc đối đáp giữa ông với giới học giả Hoa Kỳ tại Hội châu Á (Asia Sociaty) ở New York (24/09). Lại nghĩ ngay đến hai chữ: Phúc và Họa.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 11980)
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 9 có bài viết tỏ ra đố kị, thèm thuồng vì Việt Nam khai thác dầu khí, xuyên tạc Việt Nam và các nước ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc (ý nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng trên thực tế cực nam của họ là đảo Hải Nam). Báo GDVN xin đăng lại cơ bản nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, từ đó để thấy được tư tưởng chi phối chính trường và truyền thông Trung Quốc hiện nay “lộ liễu” đến mức nào.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 11561)
Cô bé tên Aria (không phải tên thật) đã trốn thoát khỏi một trại tập trung của IS để đoàn tụ với gia đình ở trại tị nạn Khanke tại phía tây bắc Iraq. Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) lập trại tị nạn này để đón hàng chục ngàn người thiểu số Yazidis trốn khỏi Sinjar sau các đợt tấn công của IS
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11550)
Toà Bạch Ốc có lẽ là phủ tổng thống duy nhất trên thế giới mà sinh hoạt thông tin báo chí nhộn nhịp hầu như suốt ngày trong tuần, với hàng chục phóng viên và nhà báo hàng đầu trên thế giới đều mong muốn được tuyển chọn để góp mặt thường xuyên trong công việc góp nhặt những thông tin cần thiết, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt không những chỉ riêng cho 300 triệu dân Mỹ mà còn có thể tác động đến cả tỷ người tại nhiều quốc gia khác.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 11270)
Chỉ huy tàu ngầm USS Michigan mới đây tiết lộ với Jane Defence rằng họ đã có mặt ở Biển Đông từ tháng 12/2013 còn tàu North Carolina thì đã đến từ trước đó 4 tháng. Wantchinatimes mới đây dẫn tin tức từ Jane Defence cho biết: Hai trong số các tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã được triển khai tới các vùng biển tranh chấp ở Tây Thái Bình Dương.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 10803)
Chuyện một ông thống đốc tiểu bang ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cùng với bà vợ bị truy tố ra toà về tội tham nhũng, và sau đó bị bồi thẩm đoàn phán quyết là có tội, có lẽ phải là một sự kiện thời sự gây chấn động cho nhiều người. Nhất là khi cái kết quả bất ngờ này đã diễn ra chỉ mới vài tháng sau khi ông ta vừa rời khỏi nhiệm kỳ của mình vào đầu năm nay.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 11062)
Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết : Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12121)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12359)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.