Dân biểu Loretta Sanchez kêu gọi Tướng Samuel Locklear

13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 10612)

++++++++++++++
image047-content 

Dân biểu Loretta Sanchez 3/2014. Photo: VH

VOA: Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez khuyến cáo rằng Washington sẽ đi ngược lại nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ nếu bỏ qua các vi phạm nhân quyền quá mức của Hà Nội. 

Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ, Đô đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các phương pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.


Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà./

 

+++++++++++++++++

Chủ đề liên hệ:

Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông

image048-content
Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

 

Trà Mi-VOA

07.03.2014

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông.

Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.

Đô đốc Samuel Locklear


Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear được đưa ra tại buổi hội thảo do Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/3. 

Nội dung chính của cuộc hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, các viễn ảnh ngắn-dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong việc củng cố cấu trúc an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng những thách thức và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của Washington.

Đô đốc Locklear khẳng định bất chấp những khó khăn về tài chính, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Châu Á.

Bàn về các mối quan hệ Mỹ-Trung, ông Locklear cũng nêu bật sự cải thiện trong hợp tác quân sự giữa đôi bên thông qua việc gia tăng các cuộc đối thoại và tham gia vào các diễn đàn toàn cầu.

Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự khiến các nước trong khu vực quan ngại giữa bối cảnh các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.

Buổi hội thảo về An ninh Châu Á diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng cho năm nay lên tỷ lệ 2 con số, trên 12%.

Đô đốc Locklear cho rằng các hành động phát triển quân sự này không có gì là bất thường đối với một nền kinh tế đang tăng trưởng, một quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc, nhưng người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh:

“Điều tôi quan tâm là Trung Quốc sẽ sử dụng quân đội mà họ đang xây dựng vào mục đích như thế nào, cách họ nói và cách họ chứng minh cho việc sử dụng này. Nếu sức mạnh quân sự đó được dùng để uy hiếp những nước láng giềng buộc họ phải từ bỏ các tiến trình pháp lý phân định các tuyên bố chủ quyền một cách chính đáng thì việc đó sẽ trở thành vấn đề. Vấn đề là Trung Quốc gầy dựng lực lượng tàu ngầm cho mục đích bảo vệ an ninh nội địa hay cho các mục đích khác. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.”

Trước Đô đốc Locklear, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Daniel Russel, từng yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền theo bản đồ chữ U chín đoạn bao trùm gần hết biển Đông.

Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Mỹ chớ nên can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông và phản đối việc ‘quốc tế hóa’ hay ‘đa phương hóa’ vấn đề Biển Đông.

Một chuyên gia của Trung Quốc, Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Hải, nói Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào tranh chấp ở khu vực này. Ông Ngô Sĩ Tồn còn cho rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để khống chế Trung Quốc. 

Việt Nam, quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 4/3 tuyên bố muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh kêu gọi hai nước tăng cường trao đổi để phối hợp tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh-quốc phòng. Truyền thông trong nước dẫn lời ông Vịnh nói Việt Nam ‘sẵn sàng lắng nghe cũng như sẵn sàng mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ.’

Đáp lời ông Vịnh, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman nói bà hy vọng hải quân Việt-Mỹ sẽ tổ chức thêm các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, và thiết lập đường dây nóng cập nhật thông tin cho nhau về an ninh hàng hải.
Bà Sherman khẳng định Việt Nam là một phần không thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của Hoa Kỳ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ 1 ngày sau cuộc gặp này, Bộ Quốc phòng Mỹ được kêu gọi phải đặt nặng vấn đề nhân quyền trước bất kỳ thỏa thuận nào về hợp tác an ninh-quốc phòng với Việt Nam.

Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez khuyến cáo rằng Washington sẽ đi ngược lại nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ nếu bỏ qua các vi phạm nhân quyền quá mức của Hà Nội. 

Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ, Đô đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các phương pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.

Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà.

 

+++++++++++++++++

Tàu cá Việt lại bị tấn công ở Hoàng Sa

BBC - thứ năm, 6 tháng 3, 2014

image049

Ông Võ Văn Lựu trên tàu cá bị Trung Quốc tấn công

Báo trong nước cho hay một tàu cá tỉnh Quảng Ngãi với 14 ngư dân bị Trung Quốc tấn công, tịch thu ngư cụ, ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Báo An ninh Thủ đô nói đây là tàu cá số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, 48 tuổi, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Tàu cá này về tới cảng Sa Kỳ hôm 3/3 trong tình trạng "mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng".

Được biết chiếc tàu của ông Lựu ra khơi từ một tháng trước đó để đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.

Vụ tấn công, theo báo An ninh Thủ đô, xảy ra khoảng 15h ngày 1/3.

Một tàu sắt của Trung Quốc với khoảng trên 35 người, mang theo súng và roi điện đã bao vây, tấn công tàu cá Việt Nam.

Ông Võ Văn Lựu cũng cáo buộc đã bị "đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích".

Ông được dẫn lời cho biết: "Cùng lúc đó, nhiều đối tượng người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu".

Những kẻ tấn công chỉ được nhận dạng là người Trung Quốc, không rõ có thuộc cơ quan tuần ngư hay hải giám hay không.

Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.

10 năm Vùng Cảnh sát biển 2

Trong khi đó, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vùng Cảnh sát biển 2 vào ngày thứ Tư 5/3.

Tại lễ kỷ niệm, Vùng Cảnh sát biển 2 thông báo trong 10 năm hoạt động đã tổ chức được 318 đợt với 414 lượt tàu làm nhiệm vụ trên biển và xua đuổi 1.348 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.

Như vậy trung bình mỗi tháng có trên 10 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, trong đó có nhiều tàu Trung Quốc.

Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh (Bình Định), có trụ sở tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Khu vực này được cho là tối quan trọng vì có các vùng biển Trung Quốc cũng nhận là của họ.

Năm 2013, trong chuyến thăm nơi này, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói "Vùng Cảnh sát biển 2 là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng... phải đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lên hàng đầu, trên cơ sở nhận thức đúng và đủ về chủ quyền lãnh thổ".

Nhân viên lực lượng cảnh sát biển cũng được khuyến cáo "kiên quyết bảo vệ ngư dân, tuyên truyền, vận động ngư dân bám ngư trường, không từ bỏ ngư trường, tích cực cứu hộ, cứu nạn và Tham gia giữ an toàn hàng hải, coi trọng công tác chống cướp biển".

29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10523)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10368)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13305)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12393)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19122)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10837)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11810)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11916)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11757)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11562)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10972)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.