“Bàn tay ma” nào đằng sau 250 người Campuchia sang biên giới Việt Nam gây rối?

02 Tháng Bảy 201511:42 CH(Xem: 10339)
"BÁO VĂN HOA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 03 JULY 2015

“Bàn tay ma” nào đằng sau 250 người Campuchia sang biên giới Việt Nam gây rối?

Thứ tư, 01/07/2015, 16:07 (GMT+7)

(Chính trị) - Chỉ ba tuần sau cảnh báo của đại biểu Nguyễn Ngọc Nghĩa tại Quốc hội về những bất ổn ở biên giới Tây Nam, ngày 28.6 tại cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An, khoảng 250 người Campuchia tràn sang gây rối. Nhóm người này đã có những hành vi quá khích làm 7 người Việt Nam bị thương.
blank
Hình ảnh từ hiện trường thuộc huyện Mộc Hóa (Long An) cho thấy, trước hành vi vượt biên trái phép và chủ động tấn công vào ta của một số phần tử quá khích người Campuchia. Phía ta dù mang theo gậy gộc nhưng đã hết sức nhã nhặn, kiềm chế. Như mọi khi chính sách của ta vẫn là kết hợp lực lượng vũ trang (Công an -biên phòng) với lực lượng địa phương tại chỗ (dân quân và người dân địa phương) để đẩy đuổi, không cho nhóm người Campuchia bước qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời kêu gọi họ phải tôn trọng chủ quyền của ta.
 
Hình ảnh từ hiện trường thuộc huyện Mộc Hóa (Long An) cho thấy, trước hành vi vượt biên trái phép và chủ động tấn công vào ta của một số phần tử quá khích người Campuchia. Phía ta vẫn đã hết sức nhã nhặn, kiềm chế, nhưng cương quyết không cho họ bước vào lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, đám đông vô thức dưới sự dẫn lối của một số nghị sĩ Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) núp dưới danh nghĩa “đến kiểm tra khu vực biên giới” giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vẫn hung hăng tràn vào lãnh thổ Việt Nam, đánh bị thương người dân Việt.

Quan sát trong nhóm người Campuchia lúc đó có sự xuất hiện của Thach Setha, một thành viên ‘sừng sỏ’ của CNRP, kẻ nổi tiếng vì những hành vi cực đoan chống Việt Nam và phá hoại mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Thach Setha từng giữ chức Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Campuchia trước 1997. Sau cuộc bầu cử quốc hội 1998, Thach Setha là một dân biểu thuộc đảng bảo hoàng Funcinfec. Năm 2001, Thach Setha sang định cư ở Mỹ và là thành viên của Mặt trận giải phóng Kampuchea Krom (KKF) tại đây, như một mặt trận trá hình mị dân để phá hoại Việt Nam.
blank
Quan sát trong nhóm người Campuchia lúc đó có sự xuất hiện của Thach Setha, một thành viên ‘sừng sỏ’ của CNRP, kẻ nổi tiếng vì những hành vi cực đoan chống Việt Nam.

Không khó để nhận ra nhóm người Campuchia gây rối ở Long An đa phần đều mang theo máy quay phim, máy hình mọi lúc mọi nơi, bấm chụp lia lịa. Và những hình ảnh này đi đâu mọi người đều đã biết. Không phải ngẫu nhiên mà các trang báo đài hải ngoại lại có thông tin trước cả báo chính thống Việt Nam.

Trở lại vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước Việt Nam -Campuchia. Lẽ ra cột mốc 203 cùng với hơn một ngàn cột mốc khác ở biên giới Tây Nam đã cắm mốc xong từ năm 2012. Khi mà quá trình phân giới đã hoàn thành, nhưng việc cắm mốc thì cứ nhùng nhằng, không tiến hành được. Đặc biệt là sau khi Sam Rainsy lãnh đạo CNRP (kẻ nổi tiếng bợ đỡ Trung Quốc) được ân xá.

Câu chuyện ở cột mốc 203, khiến Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lần đầu tiên trong nhiều năm phải lên tiếng về một cuộc xô xát, va chạm ở biên giới Tây Nam. Và cụ thể hóa nỗi lo lắng về một vùng biên bất ổn mà đại biểu Quốc hội từng lên tiếng.

Vì sao khu vực biên giới Tây Nam đột nhiên có biến, cùng lúc với việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến gần bờ biển Việt Nam trên Biển Đông chỉ vài tuần trước thềm chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Ngẫm lại tất cả những vụ việc này thấy nó hoàn toàn không ngẫu nhiên, có vẻ như một ‘bàn tay ma’ đang mượn quân cờ Campuchia để chống phá Việt Nam vào lúc này, một ‘hợp đồng’ kẻ tung người hứng giữa các thế lực chính trị nhằm cô lập Việt Nam để Việt Nam ngả vào vòng tay những kẻ đang cố ve vãn?
Câu chuyện hôm nay ở Long An cũng khiến gợi nhớ đến hình ảnh ở cửa khẩu Lệ Thanh (Đức Cơ, Gia Lai): cột mốc biên giới chỉ là cục bê tông nhỏ, nằm tạm bợ giữa rừng vì phía Campuchia sau khi phân giới đã không tạo điều kiện để cắm mốc. Và áp sát đường biên là hàng ngàn ha rẫy tiêu thuộc huyện Ozadav (Rattanakiri) đã được Trung Quốc thuê dài hạn, với nhân công và chủ trang trại đều là người Trung Quốc.

Đường biên giới Tây Nam, như đại biểu Nguyễn Ngọc Nghĩa cảnh cáo, sẽ còn là câu chuyện dài. Và đó sẽ không chỉ là chuyện giữa Việt Nam và đất nước thờ vị thần có 4 mặt.

Bạn đọc Văn Dân
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 9155)
Bắc Kinh nói các tàu Việt Nam đã đánh bắt trong vùng biển của họ, trong khi Hà Nội nói đây là vùng đang phân định Trung Quốc vừa trao trả 13 ngư dân Việt Nam mà nước này bắt giữ gần đây, nhưng tịch thu toàn bộ ngư cụ và một tàu cá.