Gia đình ngư dân bị bắn muốn khởi tố vụ án

29 Tháng Chín 20159:50 CH(Xem: 8460)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 30 SEP 2015

Gia đình ngư dân bị bắn muốn khởi tố vụ án
image040

Image copyright VietnamNet Image caption Vết đạn bắn trên tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái bắn

Thân nhân ngư dân Kiên Giang bị nạn trong vụ cảnh sát biển Thái Lan bắn hôm 11/9 muốn khởi tố vụ án.

Vợ của ngư dân Ngô Văn Sinh, người bị cảnh sát biển Thái Lan bắn chết và ngư dân Nguyễn Hùng Cường (bị bắn gãy đùi) đã làm đơn gửi tới thủ tướng, Bộ Ngoại giao, Hội Nghề cá Việt Nam, Hội Nghề cá tỉnh Kiên Giang, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang.

Nội dung đơn nêu lại sự việc tàu Thai Police 528 khống chế bắt giữ một thuyền trưởng, đồng thời nổ súng bắn thẳng vào các tàu cá của ngư dân Kiên Giang vào chiều 11/9 trên vùng biển gần Vịnh Thái Lan.

Tuy nhiên, luật sư Hà Hải, Văn phòng Luật sư Hà Hải và cộng sự (TP. Hồ Chí Minh) là người trợ giúp pháp lý cho gia đình các ngư dân nói vẫn còn nhiều chi tiết cần làm sáng tỏ.

Hôm 28/9, trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, ông Hải cho biết: “Hiện nhà chức trách vẫn đang trong giai đoạn xác định tọa độ chính xác của vụ việc vì vẫn còn khác biệt giữa các bên. Phía ngư dân và Hội Nghề cá tỉnh cho rằng ngư dân bị bắn trong vùng biển Việt Nam nhưng phía Thái Lan lại khẳng định đó là vùng biển của họ. Ít nhất một tuần lễ nữa mới có kết quả chính thức về tọa độ. Hiện chưa tới bước khởi tố vụ án”.

Ông Hải nói thêm: “Quy trình khởi tố vụ án cần tuân thủ công ước quốc tế về luật biển, đồng thời cũng đảm bảo giữ cho quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan không xấu đi”.

‘Lý và tình’

Bình luận về việc lực lượng chức năng Việt Nam gần đây chỉ cảnh cáo và phóng thích với tàu cá nước ngoài xâm phạm lãnh hải trong lúc ngư dân Việt Nam bị cảnh sát biển Thái bắn chết, Luật sư Hà Hải bày tỏ quan điểm:

“Theo tôi, đó là cách xử lý mềm mỏng, vừa có lý vừa có tình, phù hợp với chính sách và truyền thống hòa hiếu của dân tộc. Tôi cho rằng việc khởi tố vụ án ngư dân bị phía Thái Lan bắn chết cũng không nằm ngoài mục tiêu buộc chính phủ Thái thừa nhận vụ này là sai lầm và lên tiếng xin lỗi ngư dân Việt Nam. Đồng thời, tránh để xảy ra những sự cố tương tự về sau."

Trong cuộc trao đổi với BBC, ông Hải không cho rằng ngư dân Việt Nam đang gánh chịu áp lực phải đánh cá ở vùng biển chồng lấn vì ngư trường Việt Nam cạn kiệt.

Cách đây bốn năm, Luật sư Hà Hải từng nhận bảo vệ quyền lợi cho ngư dân Việt Nam trong phiên tòa tại Philippines.

Thời điểm đó, ông Hải cho biết các ngư dân này là "nạn nhân của hợp đồng ký kết giữa hai công ty Long Hải Long của Việt Nam và Premiere International Interfishing của Philippines”.

Hai công ty này đã tổ chức đưa bảy tàu cá này ra đánh bắt cá ở hải phận Philippines.

Trong một diễn biến khác, hôm 28/9, báo Dân Trí dẫn lời Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng: “Nếu ngư dân chuyên đánh cá ngoài đảo xa, nhà nước phải nuôi người ta. Ngư dân như người canh biển, tai mắt cho đảo. Giữa mênh mông biển nước như thế thì phải có tai mắt của ngư dân.

Khi nào bão tố, địch họa, có chuyện gì thì xem họ như những người liệt sĩ. Hơn 90 triệu dân Việt Nam hãy nuôi lấy 2 triệu dân đánh cá. Phải là như vậy, quyết liệt như vậy thì mới giữ được biển đảo”.

BBC 28/9/15

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8227)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10012)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 8955)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 8916)
Pháp sẽ trao nhiều bản đồ cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Hun Sen đề nghị để giải quyết tranh cãi về đường biên giới với Việt Nam.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 8559)
Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.