Hun Sen nói gì về Biển Đông tại "Hương Sơn luận kiếm"?

20 Tháng Mười 20158:46 CH(Xem: 8127)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 21 OCT 2015

Tại sao Trung Quốc lại mời Hun Sen nói về Biển Đông tại "Hương Sơn luận kiếm"?

(GDVN) - Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen cho thấy rõ sự thiếu khách quan và trách nhiệm của một thành viên ASEAN cũng như khu vực. Biển Đông không phải chuyện riêng...

Tờ Tin tức Bình luận Trung Quốc ngày 19/10 đưa tin, tối hôm qua 18/10 Thủ tướng Campuchia Hun Sen được chủ nhà Trung Quốc mời phát biểu tại chiêu đãi quan khách các nước dự Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6.

Ông Hun Sen nói rằng, trong vấn đề Biển Đông các bên nên tăng cường thiết lập sự tin cậy lẫn nhau trong khuôn khổ hiện có giữa Trung Quốc và ASEAN. Nói chung, Biển Đông nên được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình, căn cứ theo luật pháp quốc tế mới có thể làm giảm cục diện căng thẳng hiện nay, đảm bảo hòa bình và hợp tác.

image060

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Diễn đàn Hương Sơn, ảnh: Bangkok Post.


Báo Trung Quốc dẫn lời ông Hun Sen cho rằng, tốc độ phát triển nhanh chóng cũng như tiềm lực rất lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy nhu cầu bảo đảm ổn định, hòa bình, an ninh và hài hòa trong khu vực. Không có hòa bình và an ninh, không thể có phát triển và phồn vinh.

Hun Sen ca ngợi vai trò của Trung Quốc đối với khu vực, đặc biệt là việc Bắc Kinh đứng ra thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), đề xướng ý tưởng Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21. Những nhân tố này sẽ thúc đẩy hội nhập nền kinh tế khu vực, phát triển toàn cầu, ASEN ngày càng ổn định, hòa bình, hài hòa và phồn vinh.

Trên lĩnh vực an ninh, Thủ tướng Campuchia cho rằng những năm gần đây cộng đồng quốc tế đều quan tâm chú ý đến những diễn biến mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là về sự ổn định cũng như hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Quan hệ Trung - Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Washington và Bắc Kinh đều ý thức được quan hệ tương hỗ lẫn nhau và đang thiết lập các cơ chế để quản lý quan hệ song phương.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã và Mỹ đã trở thành siêu cường ở châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại khu vực đã có những biến động mới, đặc biệt là sự trỗi dậy về kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc, tạo ra sự "cân bằng chiến lược" mới ở châu A - Thái Bình Dương. Trên phương diện quân sự, Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân đội về cả phần cứng lẫn phần mềm để "bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ", báo Trung Quốc dẫn lời Hun Sen bình luận.

Ngoài Mỹ - Trung, Thủ tướng Campuchia cũng nhắc đến vai trò và đóng góp tích cực cho hòa bình khu vực của Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, đặc biệt là chính sách an ninh mới của Tokyo và chiến lược hướng Đông của New Delhi. Ông Hun Sen cũng cho rằng Nga vẫn đóng vai trò một siêu cường truyền thống ở châu Á -Thái Bình Dương mà khu vực không thể xem thường.

Về vấn đề Biển Đông, Hun Sen cho rằng nên giải quyết một cách hòa bình "trong các khuôn khổ hiện có như Trung Quốc - ASEAN", tuân thủ DOC và luật pháp quốc tế, làm tuần tự dễ trước khó sau, sớm đàm phán ký kết COC, trong đó "đàm phán đối thoại song phương giữa các quốc gia liên quan là nhân tố quyết định".

Theo báo Trung Quốc, Hun Sen nhấn mạnh rằng ASEAN không thể ra quyết sách thay các nước liên quan ở Biển Đông, mà các nước này "phải thông qua đàm phán song phương" với nhau để tự giải quyết vấn đề của mình chứ ASEAN không thể "làm thay" vì như thế chỉ càng làm lớn chuyện, phức tạp vấn đề"?!

Vài lời bình luận: Những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã cho thấy rõ tại sao Bắc Kinh lại mượn lời ông để tuyên truyền, thúc đẩy quan điểm lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và tại sao Lầu Bát Nhất lại "đặt hàng" ông phát biểu trước 500 quan chức, học giả quốc tế mà họ mời tới dự Diễn đàn Hương Sơn trong lúc Biển Đông đang nước sôi lửa bỏng.

Việc cổ súy cho ý tưởng Con đường Tơ lụa thế kỷ 21 hay Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) của ông Hun Sen cũng không có gì khó hiểu, bởi chi phối các quan hệ quốc tế chính là lợi ích. Campuchia vừa "ẵm" được 150 triệu USD (quy đổi) do Trung Quốc viện trợ trong chuyến thăm này của Hun Sen thì việc ông có vài lời ủng hộ, ngợi ca nước chủ nhà cũng là lẽ thường tình.

Mặc dù thực tế không phải nước nào trong khu vực cũng bị mê hoặc bởi đồng tiền Trung Quốc mà quên mất những nguy cơ an ninh hiện hữu đang rình rập mình từng ngày, từng giờ.

Còn trong vấn đề Biển Đông, phát biểu của Thủ tướng Hun Sen cho thấy rõ sự thiếu khách quan và trách nhiệm của một thành viên ASEAN cũng như khu vực. Biển Đông không phải chuyện riêng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Một khi Trung Quốc biến nó thành thùng thuốc súng thì không phải 4 nước này, mà cả khu vực cũng rơi vào vòng tai vạ, Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cũng khó yên thân chứ đừng nói Campuchia.

Có lẽ do nghĩ rằng tên lửa, máy bay, chiến hạm Trung Quốc rồi đây sẽ kéo ra các pháo đài trên đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa nhằm vào nước khác chứ không đời nào lại nhằm vào mình nên Campuchia có thể yên tâm kê cao gối nằm?

Thủ tướng Hun Sen ủng hộ ra mặt chủ trương Bắc Kinh muốn gạt 6 thành viên còn lại của ASEAN cùng với Mỹ, Nhật, Ấn, Úc và các nước có lợi ích hợp pháp ở Biển Đông ra khỏi tiến trình đàm phán để Trung Quốc dễ bề khống chế, bẻ từng chiếc đũa. Điều này không lạ, nó đã xảy ra năm 2012 qua sự thất bại lần đầu tiên trong 45 năm của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.

Đàm phán tay đôi mà xong thì đã không có vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng cũng như xu thế căng thẳng, đối đầu ngày nay.

Mặt khác sự mập mờ ẩn ý của Thủ tướng Hun Sen về "luật pháp quốc tế" không nhắc gì đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà lại trông chờ vào DOC vốn đã chứng minh sự vô hiệu của nó bởi các hoạt động leo thang, phá vỡ hiện trạng của Trung Quốc ngoài thực địa cho thấy Campuchia chỉ đang phụ họa theo Trung Quốc, theo đóm ăn tàn mà thôi.

Nhưng kể cả Trung Quốc có mượn lời ông Hun Sen để ca ngợi "chủ trương sáng suốt" của Tập Cận Bình với Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, AIIB hay thủ đoạn bẻ từng chiếc đũa ở Biển Đông, chắc chắn Bắc Kinh chỉ gây thêm phản cảm, ức chế và lo ngại từ các nước láng giềng cũng như dư luận khu vực và quốc tế.

Bởi vài lời lẽ mỹ miều, vài diễn đàn khoa trương kiểu "Hương Sơn luận kiếm" ảo nhiều hơn thực không thể che giấu được 3 đường băng dài hơn 3000 mét và những trận địa tên lửa, radar, máy bay, chiến hạm đang sắp hiện diện lừng lững bất hợp pháp ở Trường Sa, án ngữ tuyến hàng hải huyết mạch trọng yếu của khu vực.

Hồng Thủy 20/10/15

16 Tháng Giêng 2015(Xem: 11166)
Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này. Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 11102)
(VNTB) - Lần thứ hai liên tiếp, blog đình đám có tên Chân dung quyền lực lại tỏ ra rất nhạy cảm tin tức khi thông báo chính xác ngày về Đà Nẵng 9/1 của bệnh nhân kiêm Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 62218)
Tất cả đều quy về Bắc Kinh sau cái chết của Phạm Quý Ngọ và cái (sắp) chết của Nguyễn Bá Thanh. Nhìn lại những dữ kiện, chúng ta có thể thấy rằng sự nghiệp lẫn cuộc đời của Nguyễn Bá Thanh có nhiều "thay đổi âm thầm" sau chuyến đi Bắc Kinh vào cuối năm 2013 và cái (sắp) chết của ông so với cái chết của Phạm Quý Ngọ xem ra không khác nhau lắm.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 10559)
Các tội ác và nguy cơ từ phía tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) là có thật. Không chỉ Mỹ và đồng minh thân cận (Anh, Pháp) mà cả Nga và Trung Quốc đều thừa nhận như vậy. Các điều tra viên Liên Hợp Quốc đã khẳng định, IS phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Các tội ác của IS bao gồm tra tấn, sát hại người vô tội, thảm sát, giết người theo lối tàn bạo, hãm hiếp, cưỡng hôn, đào tạo lính trẻ em, hà khắc với nữ giới, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, khôi phục chế độ nô lệ…
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10011)
"Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng."
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10265)
Trong bài phân tích của cây viết Murray Hiebert đăng vào dịp cuối năm 2014, CSIS đánh giá cuộc bầu cử tại Miến Điện, phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, các xáo trộn dân chủ tại Thái Lan, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương (TPP), và tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ là những sự kiện định hình cho hướng đi của khu vực.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9505)
Tiến sỹ Trần Công Trục : Việt Nam đã 'biết trước' về kế hoạch thiết lập 'vùng nhận dạng phòng không' (ADIZ) trên Biển Đông của Trung Quốc và tùy vào thái độ của Trung Quốc mà 'chắc chắn' sẽ có các biện pháp đưa tranh chấp chủ quyền với TQ ra các cơ quan tài phán quốc tế.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10278)
Ngày thứ Tư là Ngày Nhân quyền Liên hiệp quốc. Nhiều nhà quan sát mô tả năm 2014 là như một năm khủng khiếp về các vụ vi phạm nhân quyền. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của Đài VOA ở London, chiến tranh là nguyên chính của những vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới-và trong 12 tháng qua, những cuộc xung đột qui mô lớn đã gia tăng cường độ.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10493)
Colby xuất thân từ nhóm xây dựng quốc gia/chiến tranh chính trị của CIA, mà không phải từ cánh gián điệp/phản gián của cơ quan này. Trong khi làm việc ở Sài Gòn trên cương vị giám đốc phân nhánh CIA, Colby và các nhân viên của ông đã tổ chức các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) trong những người Thượng gốc Rhađê. CIA vũ trang cho những người dân ở các buôn làng Tây Nguyên, bảo vệ họ tạm thời, rồi khuyến khích chiến đấu chống Việt Cộng. Lực lượng CIDG là nguyên mẫu cho chương trình Ấp Chiến Lược.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9654)
(NTD.ORG Quốc tế) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tổ chức họp báo nói về Biển Đông, Hoa Đông, Diễn đàn Hương Sơn, diễn tập Trung-Nga, Trung-Ấn, chống tham nhũng, quan hệ Trung-Mỹ…
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9806)
"Đối với Trung Quốc chúng ta là láng giềng, dù mưa bão chúng ta vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng... Do vậy cần gìn giữ hòa bình, hợp tác cùng phát triển để thực hiện một các thực chất phương châm 16 chữ, để đem lại lợi ích cho cả 2 nước”. Ông đề ra sáu chữ cho quan hệ song phương, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10314)
Từ ngày 20/10/2014 nước Cộng hòa Indonesia có tổng thống mới, ông Joko Widodo. Với diện tích 2 triệu km vuông và dân số 240 triệu người, Indonesia là nước lớn nhất trong tổ chức ASEAN, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, có quan hệ nhiều mặt, gần gũi với Việt Nam.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10697)
Cũng theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan, trong số vũ khí tham gia tập trận có pháo cao xạ 40mm, pháo cối 120mm. Cả hai loại vũ khí này đã được đưa lên đảo Ba Bình vào năm ngoái, trong động thái tăng cường sự hiện diện quân sự trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng của Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32051)
Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới./
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9407)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
27 Tháng Mười 2014(Xem: 11138)
Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 9097)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 10119)
Chiều tối ngày 21-10-2014, giới hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam xôn xao trước thông tin blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) buộc phải đi tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Sau đó đài SBTN xác nhận việc ra đi này của ông lúc 21 giờ ngày 21-10 từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông đang trên đường đến Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 9842)
Cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Quyên (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) tranh thủ ngày nghỉ ở nhà cải thiện đồ ăn dặm cho con. Sau khi lòng vòng chọn lựa gà, bò, chị quyết định mua cá quả. Để đảm bảo đồ tươi ngon nhất, chị chọn con cá quả gần 1 kg vẫn còn đang quẫy rất mạnh trong chiếc thau lớn gồm nhiều loại cá khác. Chị Quyên được người bán hàng tiếp thị với rất nhiều lời ngon ngọt “cá dọn ao, cá đồng, ăn vào mê ngay”. Tuy nhiên, khi người bán hàng tiến hành làm cá, chị Quyên thấy bụng cá nhiều ruột và nhiều mỡ hơn cá lần trước chị mua.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 10549)
Theo các chuyên gia Cục Hàng hải quốc tế (IMB) và Tổ chức chống cướp biển châu Á ReCAAP, cướp biển Đông Nam Á không hề giống với hải tặc Somalia, những kẻ chuyên săn đuổi, đánh cướp tàu và bắt cóc thủy thủ để đòi tiền chuộc.