Trung Quốc lại vi phạm luật quốc tế với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông

14 Tháng Ba 20177:29 CH(Xem: 7220)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 15  MAR  2017


Trung Quốc lại vi phạm luật quốc tế với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông


image026Ảnh minh họa : Tàu cá Philippines chuẩn bị ra vùng biển bãi đá Scarborough, ngày 03/11/2016.Reuters


Ngày 27/02/2017, Trung Quốc lại ban hành « lệnh » cấm đánh bắt cá ở nhiều khu vực trên Biển Đông, từ ngày 01/05 đến ngày 16/08. Sự kiện này thu hút sự chú ý vì đây là quyết định « cấm biển » đầu tiên của Bắc Kinh sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết (12/07/2016) về Biển Đông trong đó ghi nhận là một lệnh cấm đánh cá tương tự mà Trung Quốc đưa ra năm 2012 đã vi phạm luật biển quốc tế và phớt lờ chủ quyền của nguyên đơn Philippines trong việc bảo vệ sinh kế trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.


Trong một bài phân tích đăng trên trang web Mỹ Lawfare ngày 07/03/2017, Julian Ku và Chris Mirasola, hai chuyên gia về luật quốc tế, đã phân tích quyết định vừa ban hành của Trung Quốc để kết luận rằng Bắc Kinh rõ ràng vẫn vi phạm những yếu tố rất quan trọng của luật biển nói chung và phán quyết của Tòa Trọng Tài nói riêng. Đối với hai chuyên gia này, thì lệnh cấm đánh cá mới của Trung Quốc cũng đe dọa tiến trình xích lại gần nhau giữa Manila và Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông.


Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc có hiệu lực trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông nằm ở phía bắc vĩ tuyến 12, được áp dụng cho cả ngư phủ Trung Quốc lẫn nước ngoài, và không có ngoại lệ nào cho các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines hay nước khác.


Đòi cấm đánh cá ở vùng cách đất liền Trung Quốc 600 hải lý !


Là một quần đảo, Philippines có một vùng đặc quyền kinh tế trải rộng trên phần lớn Biển Đông ở phía bắc vĩ tuyến 12 và chồng lấn lên những vùng Trung Quốc mà đòi chủ quyền.


Tòa Trọng Tài La Haye đã đánh giá rằng yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền và quyền quản lý nguồn cá ở bên trong « đường chín đoạn » đều không phù hợp với luật biển quốc tế UNCLOS, vốn chỉ tính chủ quyền và quyền quản lý trong một giới hạn nhất định tính từ bờ biển quốc gia.


Điều 56 của luật biển UNCLOS quy định vùng đặc khu kinh tế mà các quốc gia ven biển có quyền khai thác, quản lý nguồn hải sản là 200 hải lý. Phần lớn bờ biển Trung Quốc đều nằm cách vĩ tuyến 12 - được ghi trong lệnh cấm đánh cá - hơn 600 hải lý về phía bắc.


Lệnh cấm của Trung Quốc không nói rõ về đòi hỏi chủ quyền của họ trong khu vực mà chỉ nói chung chung là lệnh cấm áp dụng cho vùng biển « Nam Hải ở phía bắc vĩ tuyến 12 ».


Luật Đánh Cá Trung Quốc dùng làm cơ sở cho quyết định cấm cũng mơ hồ vì quy định việc quản lý hoạt động đánh bắt trong « tất cả các vùng biển khác thuộc thẩm quyền của Trung Quốc » - tức là bao gồm vùng bên trong đường lưỡi bò.


Từ sau phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, hai tác giả viết trên Lawfare đã cố tìm hiểu xem Trung Quốc có tuân thủ phán quyết quốc tế trong thực tế hay không, bất chấp các tuyên bố phủ nhận công khai. Kết luận của hai chuyên gia này rất rõ : Trong số 15 khuyến cáo của Tòa, Trung Quốc chỉ tuân thủ 2 điểm, trắng trợn vi phạm 3 điểm, còn 10 điểm còn lại thì giữ thái độ mơ hồ./ RFI 11-03-2017)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 8533)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7915)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9614)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8400)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9373)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10468)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9349)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10585)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10048)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.