'Lực lượng thứ Ba mong có hòa bình cho Việt Nam'

09 Tháng Năm 20177:49 CH(Xem: 6936)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  10  MAY  2017


'Lực lượng thứ Ba mong có hòa bình cho Việt Nam'


image039Bản quyền hình ảnh Paul Quinn-Judge Image caption Ông Hồ Ngọc Nhuận (phải) năm 1974


Tác giả cuốn "Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết đến" vừa cho ra mắt nghiên cứu mới nhất về Lực lượng thứ Ba ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam.


Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge được biết đến qua nghiên cứu về Hồ Chí Minh.


Năm 2017, bà vừa ra mắt cuốn "The Third Force in the Vietnam War: The Elusive Search for Peace 1954-75".


Trọng tâm của sách nói về những nhóm tại miền Nam Việt Nam, thường được gọi là Lực lượng thứ Ba, hy vọng mở đàm phán giữa hai miền.


BBC có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge về nội dung trong sách.


Sophie Quinn-Judge: Tôi từng làm việc với Ủy ban hỗ trợ bè bạn Hoa Kỳ (American Friends Service Committee) tại miền Nam Việt Nam từ 1973-1975.


Vì vậy tôi hiểu rõ tầm quan trọng dành cho "Thành phần thứ Ba" trong khuôn khổ Hiệp định Hòa bình Paris tháng Giêng 1973.


Trong thời gian tôi ở Sài Gòn, tôi quen một số người chiến đấu đòi chính thức công nhận "bên thứ ba". Trong nhiều năm tôi bắt đầu cảm nhận rằng các thế hệ tương lai cần biết về nhóm này.


BBC:Một số kết luận của bà trong sách về "Lực lượng thứ ba"?


Như tôi viết trong sách, lúc đó không ai thực sự tin rằng một Lực lượng thứ Ba có vũ trang sẽ hình thành. Nhưng những nhà tư tưởng về cuộc chiến thường bàn về khả năng tìm ra giải pháp "thứ Ba" cho xung đột bắt đầu từ đầu thập niên 1960.


Thực sự thì việc suy nghĩ về Con đường thứ Ba cũng chẳng khác mấy so với một giải pháp chính trị được hình dung trong quá trình Geneva 1954.


Trọng tâm câu hỏi là liệu nhân dân Việt Nam có cơ hội được ngồi xuống, nói chuyện với nhau về các cách thức giải quyết xung đột.


Thật buồn, bất kỳ khi nào khả năng này mới chớm, như 1954 hay 1973, những người cực đoan lại từ chối đàm phán, hay công nhận tính chính danh của "phe kia". Sự từ chối này chủ yếu đến từ chính quyền Sài Gòn và những người bảo trợ phương Tây ở Washington DC.


Nhưng khi có thời gian nhìn lại, tôi hy vọng đa số người Việt sẽ thấy rằng đó là lựa chọn đạo đức và logic, với cố gắng muốn hòa giải hai phía vì hòa bình.Sophie Quinn-Judge


Rốt cuộc, đa số người Việt sợ hãi đàn áp và không dám công khai nhận mình liên quan phe thứ Ba. Thế là các lãnh đạo tôn giáo và những người có tiếng khác đã đảm đương vai trò này, trong đó có Tướng Dương Văn Minh vào giờ phút sau này.


BBC: Khi bà gặp những người theo quan điểm này cho việc nghiên cứu, bà có ấn tượng thế nào?


Từ trước 1975, tôi đã gặp nhiều người của nhóm thứ Ba, nên tôi biết họ là những con người dũng cảm, có động cơ phục vụ đất nước.


Trong chiến tranh, một số người bị tù như bà Ngô Bá Thành, các sinh viên Nguyễn Hữu Thái, Cao Thị Quế Hương.


image038

Bản quyền hình ảnh Paul Quinn-Judge Image caption Cha Stêphanô Chân Tín năm 1974


Sau chiến tranh, một số người khác bị tù như Cha Stêphanô Chân Tín, linh mục Nguyễn Ngọc Lan.


Nhiều người như nhà báo Hồ Ngọc Nhuận và Lý Quý Chung đã làm việc với cả chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ cộng sản sau 1975.


Không ai trong số này phản đối lý tưởng xã hội của chính phủ cộng sản, mặc dù họ phản đối sự đối xử ngặt nghèo với bên thua cuộc sau 1975.


Một số rời Việt Nam trong thập niên 1980 và sau này quay về làm việc ở Việt Nam.


Trong số những người tôi nhắc đến trong sách, tất cả đều trung thực và có lòng hy sinh.


Trong số những người tôi nhắc đến trong sách, tất cả đều trung thực và có lòng hy sinh.Sophie Quinn-Judge


BBC: Bà có nghĩ nhiều người ở Việt Nam sẽ đồng tình với các kết luận trong sách?


Tôi không chắc chắn, vì không thể nói thay cho mọi người đã chịu khổ đau trong cuộc chiến này.


Tôi biết rằng vẫn còn cảm giác khinh ghét mạnh mẽ chống những người đi hợp tác với phe kia, dù là cộng sản hay Việt Nam Cộng Hòa.


Nhưng khi có thời gian nhìn lại, tôi hy vọng đa số người Việt sẽ thấy rằng đó là lựa chọn đạo đức và logic, với cố gắng muốn hòa giải hai phía vì hòa bình.


BBC:Vậy còn quá trình làm nghiên cứu tại Việt Nam? Nó đã dễ dàng hơn không?


Thực ra tôi hoàn tất phần lớn nghiên cứu ở Việt Nam ba năm trước, tuy cuốn sách mới ra mắt năm 2017.


Theo trải nghiệm của tôi, ở Việt Nam có những lúc rất cởi mở và những lúc căng thẳng.


Là một sử gia, tôi có niềm vui khi được làm việc trong Trung tâm lưu trữ ở TP. HCM, cũng như nhiều thư viện quốc gia nơi tôi đọc báo.


Một số hồi ký như của ông Lý Quý Chung và Hồ Ngọc Nhuận rất có giá trị. Tôi mừng là họ đã có thể viết ra chuyện của mình, mặc dù trong trường hợp ông Hồ Ngọc Nhuận, ông ấy phải tự in./ (BBC 30 tháng 4 2017)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 8511)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7896)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9608)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8384)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9353)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10450)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9332)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10558)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10030)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.