2. Con chốt Trịnh Xuân Thanh trong gọng kềm quốc gia và quốc tế

14 Tháng Tám 20171:00 SA(Xem: 7216)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  HAI 14 AUGUST  2017


2. Con chốt Trịnh Xuân Thanh trong gọng kềm quốc gia và quốc tế


Từ Trịnh Xuân Thanh đến Trầm Bê, Hồ Thị Kim Thoa


Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ California


image051Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images


Tại Đại hội Đảng Cộng sản đầu năm 2016, sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng một cách ngoạn mục, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục được giữ chức Tổng Bí thư thêm một nhiệm kì nữa, dù ông đã quá tuổi hưu theo như qui định.


Ông Trọng sau đó mở chiến dịch diệt tham nhũng với quyết tâm mạnh mẽ hơn, vì từ mấy chục năm qua tệ nạn này đã lan tràn trong mọi cơ quan, ban ngành và làm ruỗng mục hệ thống, suy đồi xã hội.


Vụ tham nhũng đầu tiên được ông nhắm đến là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cũng là Đại biểu Quốc hội, Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước lên đến hơn 3 nghìn tỉ đồng, khoảng 150 triệu đôla, trong thời gian công tác tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.


Khi quá trình điều tra đang được tiến hành, Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài.


Sự việc ông Thanh trốn thoát đã làm Tổng Bí thư Trọng mất mặt và nhiều người nghi ngờ quyết tâm bài trừ tham nhũng của giới lãnh đạo Việt Nam.


Cũng như trước đây với vụ Dương Chí Dũng làm thất thoát tài sản của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), rồi cũng trốn ra nước ngoài, sau bị bắt, ra toà bị án tử hình và bồi hoàn nhiều tỷ đồng cho nhà nước. Cho tới nay bản án tử hình vẫn chưa được thi hành.


Liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng, có những sĩ quan cao cấp ngành công an bị cáo buộc đã nhận tiền hối lộ, trong đó có Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Thứ trưởng Bộ Công an.


Dương Chí Dũng trốn qua một nước trong khối ASEAN, sau đó bị bắt đem về nước, đưa ra xét xử. Nhưng tham nhũng đã lên đến cấp lãnh đạo cao cấp nào thì cũng mới dừng lại ở cấp trung, còn Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ chết bất ngờ trước khi xử nên đường dây cũng dừng lại ở đó.


Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức từ tháng 8/2016. Đức nói hôm 23/7/2017 ông bị tình báo Việt Nam bắt cóc từ Thủ đô Berlin, nhưng ngày 31/7 vừa qua Bộ Công an ra thông báo nói ông Thanh tự nạp mình "đầu thú" ở Hà Nội.


image052

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đức nói ông Trịnh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam "bắt cóc" từ Berlin ngày 23/7/2017 nhưng phía Việt Nam nói ông Thanh "ra đầu thú" ở Hà Nội hôm 31/7


Tin từ báo Việt ngữ thoibao.de ở Đức đưa ra và sau đó Bộ Ngoại giao Đức cũng cho biết ông Thanh đã "bị bắt cóc" đem về Việt Nam trong khi đang tiến hành thủ tục xin tị nạn.


Hai ngày sau, đài truyền hình của nhà nước Việt Nam VTV1 đưa tin, hình ảnh và tờ đơn xin tự thú của ông Thanh. Vẻ mặt ông phờ phạc và đầy lo âu hơn những hình ảnh ông chụp tươi cười ở Đức đã được người thân quen phổ biến.


Việc bắt cóc người như thế là vi phạm nghiêm trọng luật lệ Đức nên chính phủ nước này đã trục xuất nhân viên ngoại giao đặc trách tình báo tại Đại sứ quán Việt Nam và đòi Hà Nội trả ông Thanh về lại Đức để thủ tục xin tị nạn của ông, cũng như đòi hỏi dẫn độ Trịnh Xuân Thanh của Hà Nội được xem xét theo trình tự pháp luật Đức.


Ông Thanh trốn ra được nước ngoài đã làm mất mặt Tổng Bí thư Trọng và phía Việt Nam đã biết ông đang ở Đức nên trong chuyến đi tham dự bên lề Hội nghị G-20 tại Hamburg vào đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi gặp Thủ tướng Angela Merkel cũng đã yêu cầu Đức trao trả ông Thanh.


Vì không có hiệp ước dẫn độ tội phạm giữa Đức và Việt Nam, còn Hà Nội không chờ được lâu nữa nên đã cho an ninh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ một công viên ở Thủ đô Berlin rồi đem về Hà Nội.


Có được Trịnh Xuân Thanh trong nhà giam, Tổng Bí thư Trọng mạnh tay hơn nữa trong chủ trương chống tham nhũng.


image053

Bản quyền hình ảnh Bloomberg Image caption Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ngân hàng Sacombank, và cả chục lãnh đạo các ngân hàng khác đã bị bắt giam vì những khoản tiền cho vay bừa bãi khiến nhiều ngân hàng sụp đổ tài chánh


Đáng chú ý là trong những ngày qua Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ngân hàng Sacombank, và cả chục lãnh đạo các ngân hàng khác đã bị bắt giam vì những khoản tiền cho vay bừa bãi khiến nhiều ngân hàng sụp đổ tài chánh.


Một lãnh đạo khác cũng đã vào tầm nhắm của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tổng Bí thư Trọng là Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Bà Thoa vừa xin thôi việc tại cơ quan từ ngày 1/8, trong khi đang bị Ban Kiểm tra Trung ương điều tra về những sai phạm khi bà làm lãnh đạo Công ty Bóng đèn Điện Quang từ năm 2004 đến 2010.


image050

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Nguyên Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (phải)


Nếu những vụ án trên được đưa ra xét xử, việc tham nhũng và nhận hối lộ sẽ lên đến mức nào trong giới lãnh đạo Việt Nam, hiện tại cũng như quá khứ?


Nếu ông Trọng không rốt ráo trong việc chống tham nhũng thì những ồn ào trong hai tuần qua cũng chỉ là để che đậy sự yếu kém của Đảng Cộng sản Việt Nam trước sự bành trướng của Bắc Kinh ngoài Biển Đông.


Hơn một tuần trước, vì sức ép của Trung Quốc nên Việt Nam đã phải yêu cầu công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha ngưng thăm dò và rút tàu khoan thăm dò ra khỏi Lô 136-3, trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Bắc Kinh cho là nằm trong đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc.


Sự kiện này được Bill Hayton của BBC đưa ra và các chuyên gia về Việt Nam sau đó cũng xác nhận Trung Quốc đã ép Việt Nam không được khai thác, nếu không Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực ở Trường Sa.


Ông Hayton còn cho biết thêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là hai ủy viên Bộ Chính trị không muốn phản đối đòi hỏi của Trung Quốc nên đã yêu cầu công ty Repsol ngừng khoan thăm dò tìm dầu trong Lô 136-3.


Hôm 2/8 ông Miguel Martinez của công ty Repsol xác nhận tàu khoan thăm dò ở đó đã ngưng hoạt động.


Lúc này chuyện chống tham nhũng với tuyên bố thể hiện quyết tâm gần đây của ông Trọng: "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng cháy" được truyền thông chính thống thổi bùng lên, còn chuyện rút tàu khoan thăm dò ngoài Biển Đông hầu hết các báo đều không đưa tin.


Qua những gì đọc được trên mạng xã hội, nhiều người hồ hởi với việc Trịnh Xuân Thanh đã vào tay công an và không cho quan hệ Đức-Việt quan trọng hơn việc ông Thanh được đem về nước. Họ lạc quan tin tưởng những gì ông sẽ khai, để từ đó những kẻ tham nhũng sẽ bị trừng trị.


Đa số dân Việt đã mệt mỏi với tham nhũng và muốn giới lãnh đạo có quyết tâm bài trừ.


Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, hôm 17/7 có viết trên Facebook về tệ nạn tham nhũng lan sâu và cao trong tầng lớp lãnh đạo và đã có gần 3.500 người thích, 650 lượt chia sẻ và 150 bình luận:


"... Nếu phát hiện ra những hành vi tham nhũng được hình thành từ những nhóm lợi ích có dây mơ, rễ má dù cho nó xuất phát từ đâu và mạnh tới cỡ nào. Dù nó có mạnh tiến như quân Nguyên cũng không thể lọt lưới của nền pháp trị mà chúng ta phải xây dựng trên nguyên tắc của một Nhà nước pháp quyền. Không ai có quyền đứng trên luật pháp. Nếu có một quyết tâm cao độ như vậy, thì chúng ta sẽ làm được tất cả. Làm được như vậy, nhân dân sẽ công nhận lòng yêu nước của những người cầm quyền hiện nay là có thật…"


Ông Khế quá lạc quan.


Đảng Cộng sản kêu gọi chống tham nhũng từ mấy chục năm qua, nhưng Đảng lại đứng trên cả Hiến pháp thì mong gì có một nhà nước pháp quyền hay pháp trị ở Việt Nam.


Bao giờ có thay đổi thể chế để tiến đến một nền dân chủ pháp trị thì mới hy vọng tham nhũng sẽ bớt đi nhiều để đất nước có cơ hội phát triển nhanh hơn./( BBC 11/8/2017)


Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

07 Tháng Mười 2014(Xem: 10691)
Năm 1623, khi chúa Nguyễn mượn đất Prei Nokor của vua Khmer để đặt trạm thu thuế, thì nơi đây dân cư đã đông đúc. Họ là người Việt từ Quảng Nam vào, người Việt từ Hải Nam, Triều Châu tới.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 10177)
Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all" tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta".
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15889)
Phe chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã giật sập một bức tượng Lenin ở trung tâm Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, trong một hành động được chính quyền ủng hộ. Người dân đứng xem đã reo hò và nhảy cẫng ăn mừng khi bức tượng sụp xuống. Bức tượng này từng được người biểu tình thân Nga ở thành phố mà đa số người dân nói tiếng Nga này bảo vệ khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10791)
Vào giữa tháng 9 năm nay, Đại học Corvinus ở Budapest, thủ đô Hungary đã cho dọn đi bức tượng ông tổ chủ nghĩa cộng sản, triết gia Đức Karl Marx.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 9375)
Philippines và Liên minh châu Âu thể hiện lập trường đồng nhất trong việc sử dụng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Hai 15 tháng 9 nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso rằng, Philippines "vẫn quyết tâm thúc đẩy một giải pháp hoà bình, dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông." Ông Aquino nói ông tin giải pháp khả thi và hiệu quả duy nhất là dựa trên luật pháp quốc tế.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 10030)
Philippines ngày 11/9 chính thức khai trương cuộc triển lãm trưng bày các bản đồ cổ cho thấy bãi cạn Scarborough (còn được gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông là một phần thuộc lãnh thổ Philippines.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 9627)
Có lẽ lần này những ngòi bút chỉ trích ông Obama từ nhiều năm qua (con số này không nhỏ trong cộng đồng người Việt chúng ta) sẽ rất hả hê vui mừng vì coi như đã nắm chắc được bằng chứng để biện minh cho những bài viết của họ từ bấy lâu nay là đúng như thần khi họ luôn chê bai tài lãnh đạo của vị tổng thống da đen đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 9637)
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
25 Tháng Tám 2014(Xem: 9864)
Một quan chức Quốc hội Campuchia bác bỏ thông tin nói Campuchia hứa với Việt Nam sẽ trừng phạt những người đốt cờ Việt Nam tại Phnom Penh.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 9699)
Chủ tịch QH Samdech Heng Samrin nói phía Campuchia lấy làm tiếc về hành động biểu tình và đốt quốc kỳ VN của một nhóm đối tượng quá khích, mong Chính phủ và nhân
17 Tháng Tám 2014(Xem: 9663)
“Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận hòa bình thỏa hiệp, mọi quốc gia dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm đều sẽ phải trả giá", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng trả lời VnExpress bên lề Hội nghị Đối ngoại đa phương.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9811)
Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 9231)
Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á- EAS và Diễn đàn Khu vực ASEAN với sự tham gia của 27 quốc gia tại thủ đô Naypyitaw của Miến Điện vừa kết thúc hôm chủ nhật 10 tháng 8.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9927)
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một chi tiết thú vị là tôi lại gặp chính ông Lê Đình Thịnh - điều tra viên mà vào năm 2012 đã tham gia bắt và hỏi cung tôi. Lần này, điều tra viên hỏi khá nhiều về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nội dung xoay quanh mục đích tôn chỉ của Hội và một số vấn đề khác. Có vẻ họ rất quan tâm đến tiêu chí “hoạt động ôn hòa” của Hội và cố gắng dò tìm xem hội này thực sự ôn hòa hay có định xách động dân chúng không.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 15116)
Tôi không nghĩ ông bị xúc phạm vì ai đó ghi sai binh chủng của ông. Tôi nghĩ có thể ông McCain bị xúc phạm vì hai bức hình mà ông PQN tặng cho ông. Có thể vì ông nói tiếng Anh nhanh nên phóng viên nghe không rõ, hay có thể người phiên dịch cố gắng làm “nhẹ” đi vấn đề, nên mới lấy vụ binh chủng ra làm cái cớ. Nếu ông bị xúc phạm vì ghi sai binh chủng, thì chắc ông cũng bị xúc phạm vì ai đó viết sai tên của ông. Do đó, tôi nghĩ chính hai tấm hình làm quà đó mới là thủ phạm làm ông bị xúc phạm.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11273)
Trong lúc Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva công nhận một nước Việt Nam độc lập sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị thực dân, những vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tiếp tục là đề tài bàn luận của người dân.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10692)
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần hai của Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt Nam sẽ 'không là đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào'.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 9706)
Các cuộc biểu tình phản đối bạo động ở Việt Nam đã diễn ra tại Đài Loan và Hong Kong hồi tháng Năm Việt Nam vừa có phản ứng trước bình luận của Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong đó nói Hà Nội "thiếu thành thật" trong việc bồi thường cho doanh nghiệp Đài Loan bị thiệt hại do các vụ bạo động hồi tháng Năm. Nhận định trên được ông Giang đưa ra trong buổi phỏng vấn với BBC tiếng Trung hôm 21/7 tại Đài Bắc
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 12296)
Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12866)
Cuộc gây rối trước cổng sứ quán Việt Nam diễn ra sáng nay thứ Hai 21/7 tại Phnom Penh, Campuchia do một số tổ chức phản động ở Campuchia cầm đầu. Đây là vụ gây rối lần thứ hai sau vụ quấy rối, đe dọa và cản trở hoạt động của cơ quan sứ quán hôm 8.7