Chân dung 7 lãnh đạo quyền lực nhất của ĐCS Trung Quốc

26 Tháng Mười 201711:49 CH(Xem: 8509)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  SÁU  27  OCT  2017


Chân dung 7 lãnh đạo quyền lực nhất của ĐCS Trung Quốc


25/10/2017


Bảy nhân vật Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19 vừa được công bố sẽ là những lãnh đạo quan trọng nhất của nước này trong 5 năm tới.


Ngày 25/10, sau một tuần đại hội, đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố nhân sự Bộ Chính trị khóa 19 và đặc biệt là Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan nắm quyền lãnh đạo cao nhất nước này.


image067

Ông Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters


Ngoài Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, 5 gương mặt còn lại đều là những người lần đầu tiên có mặt trong Thường vụ Bộ Chính trị: Chánh văn phòng TW đảng Lật Chiến Thư, Phó thủ tướng Uông Dương, Chủ tịch Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Vương Hỗ Ninh, Trưởng ban Tổ chức TW Triệu Lạc Tế và Bí thư Thành ủy Thượng Hải Hàn Chính.


Đại hội đảng khóa 19 đánh dấu nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2 của ông Tập Cận Bình. Ông Tập trở thành tổng bí thư và chủ tịch quân ủy trung ương kể từ năm 2012, giữ chức chủ tịch nước từ 2013. Trong đại hội lần này, các đại biểu đã chính thức bỏ phiếu thông qua việc đưa "Tư tưởng Tập Cận Bình" vào điều lệ đảng.


Học thuyết mới được gọi là "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới". Học thuyết này được ông Tập nêu ra trong báo cáo chính trị đọc tại khai mạc đại hội đảng cách đây gần một tuần.


image068

Cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới. Đồ họa: Hiền Đức


Ông Tập trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ năm 2007 lúc đang giữ chức bí thư Thành ủy Thượng Hải, sau Đại hội đảng khóa 17. Trước đó, ông giữ vị trí lãnh đạo tại tỉnh Chiết Giang. Chủ tịch Tập là con trai của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân.


image069

Ông Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters


Ngoài ông Tập, một người khác có mặt ở Thường vụ khóa trước là Thủ tướng quốc vụ viện Lý Khắc Cường. Ông Lý giữ chức thủ tướng Quốc vụ viện từ năm 2013.


Tương tự ông Tập, ông Lý trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ năm 2007. Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu từ đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, ông từng lãnh đạo tỉnh Hà Nam và Liêu Ninh.


Nhân vật thứ 3 trong Thường vụ mới là Chánh văn phòng TW đảng Lật Chiến Thư. Ông Lật đồng thời là Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia, cơ quan an ninh quan trọng do ông Tập thành lập và trực tiếp điều hành. Người ta cũng thường xuyên thấy ông tháp tùng chủ tịch Trung Quốc trong các chuyến công du nước ngoài.


Ông Lật từng tháp tùng Chủ tịch Tập trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11/2015.


image070

Trong ảnh, Phó thủ tướng Uông Dương dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Kinh tế Mỹ - Trung 2017 tại Washington D.C. Ảnh: AFP


Phó thủ tướng Uông Dương từng lãnh đạo tại thành phố Trùng Khánh, 1 trong 4 thành phố trực thuộc trung ương, có nhiều kinh nghiệm quản lý. Ông thường được ca ngợi là nhà cải cách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và có công lớn cho sự thành công của tỉnh Quảng Đông.


"Ông ấy đương nhiên có thành tích tốt, không ai nghi ngờ việc đó. Và tôi cho rằng ông ấy có đúng những kỹ năng và kiến thức cần thiết, đặc biệt khi chúng ta nói về việc nâng tầm nền kinh tế Trung Quốc", South China Morning Post dẫn lời Matthias Stepan, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc ở Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Đức).


image071

Ông Vương Hỗ Ninh. Ảnh: Reuters


Vương Hỗ Ninh, Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách TW, xuất thân là một học giả về chính trị quốc tế. Ông từng là trưởng khoa luật của Đại học Phục Đán (Thượng Hải) với các công trình học thuật được đánh giá cao.


Ông Vương chính là người đứng đằng sau các học thuyết của cả  3 đời tổng bí thư: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và giờ là Tập Cận Bình.


Kể từ năm 2007 đến nay, ông là gương mặt quen thuộc thường xuyên tháp tùng lãnh đạo Trung Quốc trong các chuyến công du nước ngoài.


image072

Ông Triệu Lạc Tế. Ảnh: Reuters


Ông Triệu Lạc Tế là Trưởng ban Tổ chức TW. Năm 2000, ông nắm quyền quản lý tỉnh Thanh Hải và trở thành lãnh đạo tỉnh trẻ nhất Trung Quốc. Khi trở thành bí thư tỉnh ủy, ông cũng là bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị từ khóa 18. 


Ông Triệu vừa được chuyển sang ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương, nơi ông Vương Kỳ Sơn từng lãnh đạo chiến dịch "đả hổ - diệt ruồi - săn cáo" suốt 5 năm qua. Ông Vương đã rời Thường vụ Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ này. 


Ông Hàn Chính, 63 tuổi, Bí thư Thượng Hải, là nhân vật bước ra cuối cùng khi Thường vụ mới ra mắt.


Ông Hàn từng giữ chức Thị trưởng Thượng Hải vào năm 2003. Khi đó ông 48 tuổi và là thị trưởng trẻ tuổi nhất của Thượng Hải trong 50 năm. Ông bước vào Bộ Chính trị từ năm 2012, sau đại hội khóa 18.


Tại Trung Quốc, quyền lực tối cao nằm ở Thường vụ Bộ Chính trị, nơi tập trung những lãnh đạo ảnh hưởng nhất. Hoạt động của Ban thường vụ cho đến nay vẫn là một bí mật.


image073

Ông Hàn Chính. Ảnh: Reuters


Trong khi Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc thường họp mỗi tháng một lần thì Thường vụ Bộ Chính trị thường họp hàng tuần để quyết định các vấn đề quan trọng.


Để trở thành thành viên Ban thường vụ, một người thường phải có nhiệm kỳ Bộ Chính trị khoá trước đó. Ngoại lệ hiếm hoi trực tiếp bước vào Thường vụ mà không kinh qua nhiệm kỳ Bộ Chính trị nào là ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường vào năm 2007 tại ĐH Đảng lần thứ 17.


Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc là nơi chứng kiến những cuộc họp quan trọng nhất của các lãnh đạo nước này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

16 Tháng Giêng 2015(Xem: 11227)
Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này. Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 11169)
(VNTB) - Lần thứ hai liên tiếp, blog đình đám có tên Chân dung quyền lực lại tỏ ra rất nhạy cảm tin tức khi thông báo chính xác ngày về Đà Nẵng 9/1 của bệnh nhân kiêm Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 62315)
Tất cả đều quy về Bắc Kinh sau cái chết của Phạm Quý Ngọ và cái (sắp) chết của Nguyễn Bá Thanh. Nhìn lại những dữ kiện, chúng ta có thể thấy rằng sự nghiệp lẫn cuộc đời của Nguyễn Bá Thanh có nhiều "thay đổi âm thầm" sau chuyến đi Bắc Kinh vào cuối năm 2013 và cái (sắp) chết của ông so với cái chết của Phạm Quý Ngọ xem ra không khác nhau lắm.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 10630)
Các tội ác và nguy cơ từ phía tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) là có thật. Không chỉ Mỹ và đồng minh thân cận (Anh, Pháp) mà cả Nga và Trung Quốc đều thừa nhận như vậy. Các điều tra viên Liên Hợp Quốc đã khẳng định, IS phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Các tội ác của IS bao gồm tra tấn, sát hại người vô tội, thảm sát, giết người theo lối tàn bạo, hãm hiếp, cưỡng hôn, đào tạo lính trẻ em, hà khắc với nữ giới, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, khôi phục chế độ nô lệ…
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10078)
"Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng."
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10345)
Trong bài phân tích của cây viết Murray Hiebert đăng vào dịp cuối năm 2014, CSIS đánh giá cuộc bầu cử tại Miến Điện, phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, các xáo trộn dân chủ tại Thái Lan, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương (TPP), và tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ là những sự kiện định hình cho hướng đi của khu vực.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9572)
Tiến sỹ Trần Công Trục : Việt Nam đã 'biết trước' về kế hoạch thiết lập 'vùng nhận dạng phòng không' (ADIZ) trên Biển Đông của Trung Quốc và tùy vào thái độ của Trung Quốc mà 'chắc chắn' sẽ có các biện pháp đưa tranh chấp chủ quyền với TQ ra các cơ quan tài phán quốc tế.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10336)
Ngày thứ Tư là Ngày Nhân quyền Liên hiệp quốc. Nhiều nhà quan sát mô tả năm 2014 là như một năm khủng khiếp về các vụ vi phạm nhân quyền. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của Đài VOA ở London, chiến tranh là nguyên chính của những vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới-và trong 12 tháng qua, những cuộc xung đột qui mô lớn đã gia tăng cường độ.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10573)
Colby xuất thân từ nhóm xây dựng quốc gia/chiến tranh chính trị của CIA, mà không phải từ cánh gián điệp/phản gián của cơ quan này. Trong khi làm việc ở Sài Gòn trên cương vị giám đốc phân nhánh CIA, Colby và các nhân viên của ông đã tổ chức các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) trong những người Thượng gốc Rhađê. CIA vũ trang cho những người dân ở các buôn làng Tây Nguyên, bảo vệ họ tạm thời, rồi khuyến khích chiến đấu chống Việt Cộng. Lực lượng CIDG là nguyên mẫu cho chương trình Ấp Chiến Lược.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9694)
(NTD.ORG Quốc tế) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tổ chức họp báo nói về Biển Đông, Hoa Đông, Diễn đàn Hương Sơn, diễn tập Trung-Nga, Trung-Ấn, chống tham nhũng, quan hệ Trung-Mỹ…
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9860)
"Đối với Trung Quốc chúng ta là láng giềng, dù mưa bão chúng ta vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng... Do vậy cần gìn giữ hòa bình, hợp tác cùng phát triển để thực hiện một các thực chất phương châm 16 chữ, để đem lại lợi ích cho cả 2 nước”. Ông đề ra sáu chữ cho quan hệ song phương, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10369)
Từ ngày 20/10/2014 nước Cộng hòa Indonesia có tổng thống mới, ông Joko Widodo. Với diện tích 2 triệu km vuông và dân số 240 triệu người, Indonesia là nước lớn nhất trong tổ chức ASEAN, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, có quan hệ nhiều mặt, gần gũi với Việt Nam.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10769)
Cũng theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan, trong số vũ khí tham gia tập trận có pháo cao xạ 40mm, pháo cối 120mm. Cả hai loại vũ khí này đã được đưa lên đảo Ba Bình vào năm ngoái, trong động thái tăng cường sự hiện diện quân sự trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng của Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32115)
Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới./
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9493)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
27 Tháng Mười 2014(Xem: 11229)
Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 9169)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 10215)
Chiều tối ngày 21-10-2014, giới hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam xôn xao trước thông tin blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) buộc phải đi tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Sau đó đài SBTN xác nhận việc ra đi này của ông lúc 21 giờ ngày 21-10 từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông đang trên đường đến Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 9921)
Cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Quyên (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) tranh thủ ngày nghỉ ở nhà cải thiện đồ ăn dặm cho con. Sau khi lòng vòng chọn lựa gà, bò, chị quyết định mua cá quả. Để đảm bảo đồ tươi ngon nhất, chị chọn con cá quả gần 1 kg vẫn còn đang quẫy rất mạnh trong chiếc thau lớn gồm nhiều loại cá khác. Chị Quyên được người bán hàng tiếp thị với rất nhiều lời ngon ngọt “cá dọn ao, cá đồng, ăn vào mê ngay”. Tuy nhiên, khi người bán hàng tiến hành làm cá, chị Quyên thấy bụng cá nhiều ruột và nhiều mỡ hơn cá lần trước chị mua.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 10609)
Theo các chuyên gia Cục Hàng hải quốc tế (IMB) và Tổ chức chống cướp biển châu Á ReCAAP, cướp biển Đông Nam Á không hề giống với hải tặc Somalia, những kẻ chuyên săn đuổi, đánh cướp tàu và bắt cóc thủy thủ để đòi tiền chuộc.