PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai?

21 Tháng Mười Hai 201710:35 CH(Xem: 8704)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  SÁU  22  DEC  2017


image012


PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai?


image013Bản quyền hình ảnh pvme Image caption Ông Phùng Đình Thực (trái) và ông Đinh La Thăng tại sự kiện khánh thành tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam hồi tháng 7/2010


Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an hôm 20/12 thông báo khởi tố ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.


Cùng ngày, cơ quan này cũng ra kết luận điều tra đối với ông Đinh La Thăng, người bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị hồi 5/2017 và từng là Chủ tịch PVN thời kỳ 2006-2011, theo đó đề nghị truy tố ông và "các đồng phạm" với cùng tội danh trên.


Ông Đinh La Thăng cùng các ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên phó tổng giám đốc OceanBank, và các cựu thành viên Hội đồng Thành viên PVN Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường và Phan Đình Đức bị đề nghị truy tố tội "Cố ý làm trái", còn ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc PVN bị đề nghị tội "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".


Ông Nguyễn Xuân Sơn hồi cuối tháng tháng Chín đã bị kết án tử hình trong một vụ án khác, vụ OceanBank.


Các ông Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Vũ Khánh Trường cũng phải hầu tòa trong vụ án trên.


Riêng về ông Phan Đình Đức, người xuất thân từ một gia đình lãnh đạo cao cấp thời trước, báo Việt Nam có bài riêng về vụ ông bị khởi tố.


Trang VNF hôm 19/12 viết:


Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Phan Đình ĐứcBáo VN


"Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Phan Đình Đức, thành viên HĐTV PVN về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165, Bộ luật Hình sự."


Ông Phan Đình Đức bị tình nghi liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỷ đồng khi góp vốn vào OceanBank, theo trang báo này.


Quyết định khởi tố


Ông Phùng Đình Thực bị xác định "có những sai phạm trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2", theo nội dung đăng trên website của Bộ Công an.


Ông Thực cũng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.


image012

Bản quyền hình ảnh PetroTimes Image caption Ông Phùng Đình Thực (trái) được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ hồi năm 2011


Tin tức về việc ông Thực bị bắt và bị khởi tố đã được đăng tải rộng rãi trên các báo từ cách đây hơn 10 hôm, nhưng sau đó đồng loạt bị rút lại.


Lúc 17:25 ngày 9/12, Thông tấn xã Việt Nam phát đi bản tin "Khởi tố bị can đối với hai nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu."


"Tuy nhiên, do chưa thẩm định kỹ nguồn tin, thông tin trên là chưa chính xác. Thông tấn xã Việt Nam thành thật cáo lỗi cùng Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an; cá nhân ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu, cùng các khách hàng sử dụng thông tin," báo VietnamPlus cho biết hôm 9/12/2017.


'Chưa đủ mức răn đe'


Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt ngày 20/12, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói:


"Từ vụ ông Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình, ông Đinh La Thăng bị bắt đến việc ông Phùng Đình Thực bị khởi tố đều có một điểm chung là đưa ra các quyết định hoặc có những hành vi làm thất thoát tiền PVN."


"Về chế tài thì tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" của Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung 2009) cũng như các tội thuộc nhóm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì mức hình phạt tối đa chỉ 20 năm tù giam."


Việc ông Đinh La Thăng bị bắt không làm giới quan sát bất ngờ, theo TS. Lê Hồng Hiệp.


"Theo tôi, mức hình phạt này chưa thực sự đủ mức răn đe đối với các quan tham. Bởi các bị cáo đối với nhóm tội này rất ít khi có tình tiết tăng nặng mà thường thì có nhiều tình tiết giảm nhẹ."


"Mà khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì họ chắc chắn sẽ được tòa xử dưới khung, tức dưới 12 năm."


"Chưa kể, các quan tham trong quá trình chấp hành án có thể được xem xét giảm thời hạn chấp hành án nên thực tế thì hình phạt mà các quan tham gánh sẽ thấp hơn nhiều so với khung hình phạt luật định."


"Để tăng cường tính răn đe thì nên xem xét tăng hình phạt và không xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với các tội có "màu sắc" của tham nhũng."


Theo báo Zing, tính đến ngày 20/12, đã có 26 lãnh đạo PVN bị khởi tố trong quá trình điều tra các sai phạm xảy ra tại tập đoàn này.


Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp


Hồi tháng Mười, website Chính Phủ đăng bài dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi họp về sự phát triển của ngành dầu khí tại trụ sở Chính phủ:


"Gần đây, nhất là từ năm 2015 đến nay, PVN gặp nhiều khó khăn, "có nhiều chuyện không vui". Những vấn đề như vậy ảnh hưởng đến PetroVietnam, một tập đoàn lớn của đất nước, tạo tâm lý không tốt trong đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động."


"Tôi mong muốn PVN trong khó khăn, càng phải vững vàng."


Ngày 20/12, ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nói với BBC:


"Theo dõi vụ khởi tố ông Phùng Đình Thực thì tôi cũng biết mười ngày trước các báo đã phải đính chính tin này."


"Theo tôi, vụ khởi tố ông Phùng Đình Thực cũng như bắt ông Đinh La Thăng trước đó đều nằm trong phát ngôn "Lò đã nóng thì không ai có thể ngoài cuộc" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng."/( BBC 20/12/2017)
12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 6764)
19 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7258)
15 Tháng Mười 2017(Xem: 7148)