Đô đốc Mỹ quan ngại về khả năng tàu ngầm Kilo của Nga

14 Tháng Mười 20188:17 CH(Xem: 6192)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B - THỨ HAI 15 OCT 2018


Đô đốc Mỹ quan ngại về khả năng tàu ngầm Kilo của Nga


image080


Văn Khoa


06/10/2018  Thanh Niên Online


Đô đốc Mỹ James Foggo cho rằng Nga đang đẩy mạnh khả năng tác chiến dưới nước nhằm thách thức trực tiếp các lực lượng phương Tây ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.


image079

Hải quân Nga được cho là đang có 6 tàu ngầm lớp Kilo hoạt động ở biển Đen và Địa Trung Hải. Reuters


Tờ The Telegraph ngày 6.10 dẫn lời ông Foggo, Tư lệnh Bộ chỉ huy lực lượng hỗn hợp của NATO, nói Nga đang đầu tư mạnh vào hạm đội tàu ngầm và muốn tạo ra "mối đe dọa bất cân xứng” đối với Mỹ và NATO.


Theo vị đô đốc này, hải quân Nga biết rõ không thể cạnh trạnh với Mỹ về tàu sân bay và tàu chiến nổi cỡ lớn nên “họ tiếp tục nghiên cứu và phát triển khả năng giành ưu thế dưới nước”.


Cũng theo ông Foggo, hải quân Nga hiện có 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo hoạt động ở biển Đen và Địa Trung Hải. Khi được hỏi liệu hải quân Mỹ có luôn biết vị trí hoạt động của tất cả tàu ngầm Nga hay không, ông Foggo không cung cấp chi tiết.


Ngoài ra, đô đốc Mỹ còn bày tỏ quan ngại nếu Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ vùng biển xung quanh châu Âu thì có thể uy hiếm thủ đô của tất cả các quốc gia trong khu vực.


Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Moscow đối với phát ngôn của đô đốc Foggo.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8294)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10066)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 9028)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 8979)
Pháp sẽ trao nhiều bản đồ cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Hun Sen đề nghị để giải quyết tranh cãi về đường biên giới với Việt Nam.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 8669)
Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.