Hoa Kỳ hậu bầu cử: Khi ‘Làn Sóng xanh vấp phải Bức Tường đỏ’

09 Tháng Mười Một 201812:03 SA(Xem: 5639)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B - THỨ SÁU 09 NOV 2018


Hoa Kỳ hậu bầu cử: Khi ‘Làn Sóng xanh vấp phải Bức Tường đỏ’


09/11/2018


Jim Malone


image051

Bầu cử giữa kỳ năm 2018 tại Hoa Kỳ


Bức tranh chính trị toàn cảnh đã thay đổi ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ trong tuần này tiếp theo sau các cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ năm 2018.


Các thành viên Đảng Dân chủ đối lập đã chiếm lại được quyền kiểm soát tại Hạ viện, trong khi phe Cộng hoà mở rộng hơn nữa thế đa số đã nắm tại Thượng viện. Cuộc bầu cử giữa kỳ như vậy được nhiều người coi là mang lại những kết quả “lẫn lộn” trong cách đánh giá cá nhân Tổng thống Trump. Thông tín viên Jim Malone của VOA gửi về bài tường trình chi tiết sau đây.


Tại Toà Bạch Ốc, Tổng thống Trump nêu lên khả năng làm việc với các thành viên Đảng Dân chủ, đảng sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện.


Tổng thống Trump phát biểu:


“Tôi muốn thấy hai đảng làm việc với nhau. Tôi muốn thấy sự đoàn kết và theo tôi, chúng ta có một cơ hội tốt để làm việc này. Có thể không phải đối với tất cả mọi thứ, nhưng tôi tin là chúng ta có một cơ may tốt để chứng kiến việc này xảy ra.”


“Tôi tin rằng các kết quả bầu cử mà tôi biết và có thể xác nhận là: dân chúng thích tôi, và họ thích những việc tôi làm, nói thành thực như thế.”


Tổng Thống Trump


Ông Trump cũng kể công về những thắng lợi của Đảng Cộng hoà tại Thượng viện Mỹ. Ông nói:


“Tôi tin rằng các kết quả bầu cử mà tôi biết và có thể xác nhận là: dân chúng thích tôi, và họ thích những việc tôi làm, nói thành thực như thế.”


Lãnh tụ phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi, cũng mở ngỏ cơ hội hợp tác với Tổng thống Trump về vấn đề chăm sóc sức khỏe và các vấn đề khác.


Bà Pelosi nói:


“Chúng tôi sẽ cố gắng để đạt được những giải pháp lưỡng đảng. Chúng tôi tin rằng chúng ta có trách nhiệm chung là tìm những điểm đồng thuận khi nào có thể. Nhưng khi nào không thể, chúng tôi sẽ bảo vệ lập trường của mình.”


“Chúng tôi tin rằng chúng ta có trách nhiệm chung là tìm những điểm đồng thuận khi nào có thể. Nhưng khi nào không thể, chúng tôi sẽ bảo vệ lập trường của mình.”


Lãnh tụ phe Dân Chủ tại Hạ Viện Nancy Pelosi


Các thành viên Đảng Dân chủ tỏ ra hài lòng vì đã chiếm được quyền kiểm soát Hạ viện, nhưng mặt khác, họ cảm thấy thất vọng về kết quả không mấy tích cực trong các cuộc chạy đua vào Thượng viện.


Cựu nghị sĩ Patrick Murphy thuộc Đảng Dân chủ, phát biểu trong chương trình Plugged In của VOA:


“Làn sóng xanh lớn mà tôi cũng như nhiều thành viên Đảng Dân chủ khác trông đợi đã không diễn ra, nhưng tôi nghĩ điều đó cho thấy là cuộc bầu cử này không tập trung vào những vấn đề, mà vào cá nhân ông Donald Trump.”


Tiếp theo sau cuộc bầu cử hôm thứ Ba 6/11, đường lối chính trị của Washington để hướng tới phía trước giờ đang bất định, nhà phân tích Karen Tumulty của báo Washington Post nhận định:


“Kết quả bầu cử thực sự lẫn lộn. Có thể ví nó như ‘làn sóng xanh vấp phải bức tường đỏ’ và theo tôi thì kết quả có thể là các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới giờ khó có thể suy đoán những gì đang diễn ra,


Nhà phân tích Karen Tumulty của The Washington Post


“Kết quả bầu cử thực sự lẫn lộn. Có thể ví nó như ‘làn sóng xanh vấp phải bức tường đỏ’ và theo tôi thì kết quả có thể là các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới giờ khó có thể suy đoán những gì đang diễn ra, ngoại trừ khả năng quốc hội Mỹ có thể lâm vào tình trạng dậm chân tại chỗ.”


Ông John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng tin rằng có thể có một mức độ hợp tác giữa Tổng thống Trump và các thành viên Đảng Dân chủ. Ông nói:


“Có những việc có thể hoàn tất, nhưng chúng đòi hỏi sự hợp tác giữa các thành viên Đảng Dân chủ và thành viên Đảng Cộng hoà. Đó là điều khó khăn bởi vì khoảng cách giữa hai phe quá lớn. Nhưng có khả năng làm được một số việc, nhưng nghị trình của Tổng thống Trump thì không.”


Tuy nhiên Tổng thống Trump có thể rút lui nếu các thành viên Đảng Dân chủ tiến hành các cuộc điều tra để giám sát Toà Bạch Ốc, theo nhà phân tích Molly O’Rourke của Đại học American.


“Cuộc sống sẽ rất khác trong Toà Bạch Ốc của Tổng thống Trump với một quốc hội Dân chủ, có quyền thách thức ông về nghị trình làm luật, và ngay cả trong cách điều hành chính phủ của Tổng thống Trump.”


Tiếp theo sau các cuộc bầu cử giữa kỳ, có dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump vừa bị bầm dập nhưng tỏ ra táo bạo hơn về mặt chính trị, và chưa gì ông đã hướng nhìn về tương lai để tập trung vào trận chiến để trong hai năm nữa, được bầu lại trong cuộc bầu cử để giành thêm một nhiệm kỳ nữa

12 Tháng Tư 2015(Xem: 8469)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7865)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9557)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8349)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9318)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10413)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9299)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10519)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9988)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.