'Em bé napalm' Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức

12 Tháng Hai 201910:32 CH(Xem: 8211)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B - THỨ TƯ 13 FEB 2019


'Em bé napalm' Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức


LĐO | 12/02/2019


image045

Bức ảnh "Em bé napalm" nổi tiếng


Bà Kim Phúc được vinh danh sau những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ hoạt động trong công tác nhân quyền và chống bạo lực, hận thù.


“Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc đã nhận được Giải thưởng Dresden trị giá 10.000 euro cho những nỗ lực của bà vì hòa bình.


Giải thưởng Hòa bình Dresden đã được trao hàng năm kể từ năm 2010 tại Semperoper. Giải thưởng lấy tên thành phố Dresden, Đức vì những mất mát mà thành phố xinh đẹp này đã hứng chịu từ những cuộc chiến; đồng thời đưa đến thông điệp: Chiến tranh không phải là phương tiện cuối cùng, đó là phương tiện sai lầm.


Ban tổ chức giải thưởng Dresden cho biết, bà Kim Phúc, 55 tuổi, sống ở Canada, được vinh danh vì những ủng hộ của bà với UNESCO và trẻ em bị thương trong chiến tranh, đồng thời cũng lên tiếng chống lại bạo lực và hận thù.


Những người được vinh danh trước đó bao gồm cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và nhà hoạt động dân quyền người Mỹ Tommie Smith.


Bà Phúc lúc ấy chín tuổi khi một chiếc máy bay thả bom napalm vào làng của bà vào năm 1972 vì cho rằng làng đang che chở quân đội Việt Minh.


Cảnh bà Phúc chạy xuống con đường trong nước mắt, trần trụi và bị bỏng nặng đã được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp lại, người đã giành giải Pulitzer cho bức ảnh vào năm 1973.


Ông Út, lúc đó 21 tuổi, chở Phúc đến bệnh viện, yêu cầu các bác sĩ điều trị. “Tôi đã khóc khi nhìn thấy cô bé chạy”, ông Nick Út chia sẻ vào năm 2012, “Nếu tôi không giúp cô bé và nếu có chuyện gì xảy ra khiến cô bé chết, tôi nghĩ tôi sẽ tự sát sau đó”.


Vài ngày sau khi hình ảnh gây chấn động thế giới, một nhà báo khác phát hiện "em bé napalm" đã qua khỏi cơn nguy kịch.


Christopher Wain, một nhà báo truyền hình người Anh, đã đấu tranh để xin chuyển Phúc đến một đơn vị do Mỹ điều hành, nhằm xử lý những vết thương nghiêm trọng.


“Tôi không biết mình đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra với tôi”, bà Phúc nhớ lại, “Tôi tỉnh dậy và nhận ra mình đang trong bệnh viện với rất nhiều đau đớn, và sau đó các y tá vây quanh tôi. Tôi thức dậy với một nỗi sợ hãi khủng khiếp”.


Bà Phúc bị bỏng độ ba ở 30% cơ thể, và đến năm 2015 thì bắt đầu điều trị sẹo. Hoàng Linh./


image046

Bà Phan Thị Kim Phúc nhận giải Dresden Hòa bình. AFP nguồn Thanh Niên.
14 Tháng Hai 2019(Xem: 8174)