Lý Kiến Trúc và ‘10 ngày đêm Trường Sa rực lửa’ - Chương 1

07 Tháng Năm 20239:21 SA(Xem: 1626)

Lý Kiến Trúc và ‘10 ngày đêm Trường Sa rực lửa’


Chương 1

image001

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

17/5/2023


Bài viết và toàn bộ hình ảnh 10 ngày đêm Trường Sa được chia làm 10 chương – ghi nhận dưới dạng một tài liệu.


Chương 1. Cát Lái - Vũng Tàu ngày và đêm đầu tiên


Tháng Tư năm nay là năm thứ 9 đánh dấu năm 2014 – từ California, Los Angles, tôi bay về Sài Gòn. Không. Đúng hơn, tôi bay về Trường Sa.


Sài Gòn không phải là giấc mơ của tôi. Tính đến nay thì tôi đã xa ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ hơn hai mươi năm rồi. Sài Gòn đã phai mờ dấu vết, những dấu vết buồn – 20 năm nền Cộng Hòa – 48 năm cộng sản xã hội chủ nghĩa. Giờ đây nó nhường lại cho Trường Sa phía trước – vẫy tay – một nhà báo – đối diện với chiến tranh, hận thù, tình tự quê hương và lãnh thổ.


Tôi như cách chim bỏ xứ tìm về nguồn cội. Người ta hay nói về núi rừng hang hốc suối sông cội nguồn, người Việt ta thời tiền sử ăn lông ở lỗ, riết rồi – biết trồng lúa nước mà ăn. Sông sâu mà biển cũng sâu. Sóng bề bề một trời biển cá mênh mông. Người ta ăn cá rồi trả xương về biển nuôi cá. Tôi không ăn cá nên miễn trả xương. Tôi là cánh chim ăn sương uống gió. Cánh chim hồng hoang từ phương Tây lượn về bể Đông chưa một lần nếm mặn.


Biển của Long Vương Bát Hải Động Đình rộng lớn lắm. Ngài là vị vua đứng đầu Thủy phủ Biển Đông nước ta. Hôm chia tay, Lễ nhạc Thủy phủ rộn ràng đón 50 vương Hùng Lạc bước ra biên ải muôn trùng trấn ngự 50 hải cứ xác định biên cương.


Như một lệnh truyền. Không một chút e ngại, đắn đo, tôi bay về Trường Sa – cội nguồn của những hòn đảo rực lửa. Một lần nữa, người Lính ở biên giới năm xưa lao vào chiến trường mới mẻ lạ lùng.


‘Ra khơi, biết mặt trùng dương, biết trời mênh mông, biết đời viễn vông, biết ta hãi hùng. Ra khơi, thấy lòng phơi phới, thấy tình thế giới, thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới’ ... (Phạm Duy).


Nhưng trong phơi phới, tôi vẫn thấy cuối chân trời đám mây xám nhỏ vẩn vơ vẩn đục. Tôi tự an ủi  – khi mây sà xuống mặt biển thì nắng chang chang. Như đời người, đến một lúc nào đó cảm nhận ‘Từng tuổi xuân đã già … đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa’ … (Trịnh Công Sơn). Như quy luật của vũ trụ của thiên nhiên, trước mặt tôi, mặt trời không bao giờ tắt nhưng sẽ mất dạng dưới biển. Người ta rồi cũng sẽ mất dạng.

image001

Tôi như hạt cát trắng phau nổi lên giữa biển xanh. Chẳng có gì để cát phải lo tròn lo méo. Bụi biển vô thường. Sóng sẽ cuốn đi – Cát, dừng chân một lúc, rồi lại nổi lên, rồi lại đi. Gió nước đi qua vo lung linh một kiếp mặn nồng.


Nhớ lại cuộc phỏng vấn năm 2008 với ông Đại sứ Lê Công Phụng – Biển lấp ló những náo động lan mùi khói súng tới Mỹ. Biển sắp rắc rối to. Có chăng hôm nay tôi sẽ gặp nhiều khuôn mặt mới, chính trị, quốc phòng, hải quân, an ninh, thông tin báo chí, văn nghệ văn gừng lả lơi chát chúa. Người phóng viên nhức đầu vừa phải.


Ngày 18 tháng Tư, 2014, từ cảng Cát Lái, con tàu HQ-571 hụ còi inh ỏi lướt nhẹ trên dòng sông Đồng Nai vươn dần ra cửa bể. Bên phải con tàu là Sài Gòn. Tôi bắt đầu ngửi thấy mùi biển từ gió thổi vào. Tôi nghe sóng vỗ nhẹ mạn tàu.

image003image005Con tàu HQ-571 Trường Sa mầu xám xịt, màu của chiến hạm. Không phải màu trắng của tàu tuần duyên hay tàu tuần tra kiểm ngư bảo vệ bờ biển.


image007Đường ra cửa bể của HD-571. Bản đồ thu gọn vùng phía nam sông Đồng Nai. Từ bến phà Cát Lái chảy ra biển từ từ chia làm hai nhánh, nhánh Đồng Nai chảy ra cửa biển Biển Đông, nhánh bên phải là sông Sài Gòn, chỗ dấu tích là bến nhà Rồng, cột cờ Thủ Ngữ, trên bờ có tượng Đức Thánh Trần chỉ tay xuống dòng sông thề đánh thắng quân thù phương Bắc xâm lược. Tượng đài do Hải quân VNCH xây dựng trước 1975.


Tôi bước ra mũi tàu. Một ụ súng đại bác phủ bạt kín nòng súng. Chắc cỡ 12 ly trở lên. À, hóa ra con tàu là một chiến hạm chở quân, hèn chi nó mầu xám xịt.


Một thủy thủ bưng tới trước mũi chiến hạm đặt trên đó một mâm nhỏ, con gà luộc da vàng tươi, trái cây và chai rượu đế. Xong, bật lửa thắp nhang, khói thơm lùa về phía sau lùa vào mũi tôi. Người thủy thủ vái Biển cả ba vái. Dường như anh lính đang lẩm bẩm điều gì.


Tôi nhớ câu khấn truyền đời trong tục lệ làng chài ngư phủ. Mỗi lần thuyền ra cửa bể – ‘Nhang thành kính đôi lời giãi tỏ, Trước điện tiền lễ độ phục uy, Thoải đình Thánh Đế uy nghi, Quyền cai chính ngự ngọc trì Bể Đông.’


image009Ụ khẩu đại bác phủ bạt hướng mũi súng về cửa sông Đồng Nai chảy ra Biển Đông, phía sau lưng Lý Kiến Trúc (đội mũ trắng) là mâm xôi con gà, chai rượu đế, hoa quả cúng Long Vương.


Long Vương huyền thoại cai trị Bể Đông mênh mông bát ngát – trong đó có quần đảo Trường Sa. (Tiếng Anh gọi là Spratly Islands tọa độ 6°12' ~ 12°00' vĩ Bắc và 111°30' ~ 117°20' kinh Đông, rộng khoảng 180,000km2.


Trường Sa – tên quốc tế: Spratly Islands, được gọi là quần đảo vì khu vực biển này chi chít những đảo lớn đảo nhỏ, đá lớn đá nhỏ, đá mồ côi.


Nhưng quần đảo vốn không yên vì xưa nay bọn khách trú ưa đến vơ vét của báu lại đòi thống lĩnh. Ở Hoàng Sa nó đã phá nát di tích trăm năm. Ở Gạc Ma nó đã bắn vào Lính cắm cờ.


image011Vị trí quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) tọa độ 6°12' ~ 12°00' vĩ Bắc và 111°30' ~ 117°20' kinh Đông. Sơ đồ của Văn Hóa Online.


image013Quần đảo Trường Sa. (theo Wikipedia)


Vị trí

Biển Đông

Tọa độ

6°12' ~ 12°00' vĩ Bắc
111°30' ~ 117°20' kinh Đông

Tổng số đảo

hơn 100 đảo, trong đó 47 đảo đã bị kiểm soát (15 đảo san hô và 32 ám tiêu san hô)

Các đảo chính

theo diện tích tự nhiên từ lớn đến nhỏ: Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây.

Diệntích

dưới 5 km² (đất nổi)

Đường bờbiển

926 kilômét (575mi)

Điểm cao nhất

một vị trí trên đảo Song Tử Tây.

Độcao cao nhất

4 mét (13ft)

Biển tháng Tư ánh nắng chói chang, nắng nhuộm da thịt, nắng nướng thịt da đỏ hồng. Gió bắt đầu đậm mùi muối mặn tanh tanh. Mùi tanh khiến tôi nhớ trận Hoàng Sa máu, trận Gạc Ma máu. Máu đã nhuốm đỏ dấu tích địa hình, theo thời gian hòa tan vào muối và, đau đớn, nó sẽ rơi vào quên lãng bạc tình.


Cũng có thể cơn sóng ngầm dưới đáy nổ bùng xê dịch tọa độ mới, thế đứng mới, chủ nhân mới.


Mặc, tạm quên chuyện cũ binh đao, Trường Sa đang vẫy gọi, cuốn hút, rối rít như cánh chim gọi đàn. Tôi lao theo – như một phóng viên nhà nghề gặp cơ hội tốt. Tài sản trên người tôi chỉ có một bộ quần áo jean màu xanh, cây bút bic, laptop và một camera khá tốt … lên đường đi làm phóng sự.


Trong hai mươi năm, tôi tham dự không biết là bao nhiêu những sinh hoạt của tập thể cộng đồng Việt-Mỹ ở quê hương thứ hai. Hàng trăm bài phóng sự, hàng ngàn tấm hình đăng trên báo Người Việt và tạp chí Văn Hóa Magazine, giờ đây, phải chăng, cây bút và chiếc máy ảnh trên người phóng viên – theo cánh chim bằng bay về biển, về với muối, mặn, nồng, nắng, gió, nhưng, có lẽ “con mắt thứ ba của tôi” là thích nhất. Vỗ nhẹ vào cái máy ảnh đeo lủng lẳng trên ngực, – lần này tha hồ mà bắt gặp cái đẹp của biển cả nhé, của mênh mông, của sóng vỗ bờ rì rào lăn tròn bãi cát và … biết đâu, ở những hải đảo xa xôi mù tít đó, có những nỗi buồn kín đáo dưới luồng sóng ngầm bí mật mà đối với cái đầu và trái tim của người phóng viên cần học và hỏi.


Máu trong người tôi dâng lên cuồn cuộn trên boong con tàu to lớn đang cưỡi lên đầu con sóng Đồng Nai giao thoa cửa biển. Mầu phù sa loãng dần với mầu lam ngọc tạo ra một màu khó tả, nửa đỏ nửa xanh. Người ta nói khúc sông này có loài cá lợ sinh sống, trét bùn vào rồi nướng cháy, thịt da trắng bóc bốc lên thơm lừng bên chén nước mắm đâm ớt hiểm. Xoa tay mở tiệc, không thể thiếu chai rượu đế.


Tôi quay lại sau lưng, dải đất liền bờ biển thành phố Vũng Tàu chìm vào không gian xanh. Xa xa, một con thuyền chài như chiếc lá lơ đãng lững lờ giữa biển trời mây nước. Núi lớn dần xa khuất. Con tàu xám xịt như một chiến hạm nghênh ngang thả tôi đi vào lênh đênh để biết mặt trùng dương, biết nơi hãi hùng, biết ngàn năm trước, đất và nước của Tổ Tiên người Việt nối kết dòng lịch sử nước Việt.


image015Con thuyền chài như chiếc lá lơ đãng lững lờ giữa biển trời mây nước.


Chiến hạm đã ra ngoài khơi. Nơi xa tít đang ì ầm tỏa khói – khói súng. Hay quá. Tôi sẽ chứng kiến một trận đánh quyết tử. Tuyệt vời cho một nhà báo – Nơi xa tít đang ì ầm khói tỏa. Một viên đạn xuyên qua tim tôi. Không sao. Máu tôi sẽ hòa vào biển của Vua Cha Lạc Vương Lạc Tướng. Ở đó, tôi thấy em tôi – bình dị.


Em tên Nguyễn thị Thuyền. Em hn nhiên yêu Bin. Yêu mui trên môi anh. Yêu sóng trong mt anh. Yêu vng trán m lạnh. Yêu tóc rong rêu xanh ... (Vô danh).


Em ơi. Chỉ có tấm lòng như biển mới hiểu thuyền đi đâu về đâu. (Xuân Quỳnh). (lkt)


image017Lý Kiến Trúc, ngày đầu tiên đứng ở mũi tàu HQ-571 Trường Sa.


image019Nhìn về Vũng Tàu, con tàu xa dần Núi lớn, trời mây núi nước là một. Bãi biển Vũng Tàu mờ nhạt.


image021Xa xa có hai giàn khoan đang hoạt động ngoài khơi Vũng Tàu.


image023Buổi tối, Ban sĩ quan chỉ huy tàu HQ-571 họp thông báo về chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa.


image025Một nữ sĩ quan thông báo về an ninh, an toàn cho mọi người và mục đích trong chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa lần này. Đám đông ngồi nghe, có lẽ là giới báo chí trong nước, có máy quay phim, một số đông khách nước ngoài và trong nước, một vài người trong giới truyền thông hải ngoại, v,v, người nữ sĩ quan đề nghị mọi người nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của ban tổ chức.


image027Từ trái ngồi trên bàn trong buổi ‘giao lưu’ đầu tiên: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, bà quả phụ cố Hải quân Thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, nguyên Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận trong trận Hoàng Sa năm 1974, kế bên là Hải quân Đại tá Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng chiến hạm 505 từng dự trận Gạc Ma năm 1988.


image029Từ trái các ông: Đặng Thái Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban người Việt ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ tịch Ủy ban người Việt ở nước ngoài, nhà báo Lý Kiến Trúc và Hải quân Đại tá Đỗ Minh Thái, Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, trong dịp gặp gỡ đầu tiên chuyện trò trên boong con tàu.


image031Chiều tà khuất dần dưới biển. Mặt biển phẳng lỳ, bóng tối con tàu, ánh sao đêm hay ánh sáng từ một vệ tinh lấp lánh.


Lý Kiến Trúc

17/5/2023

(Còn tiếp)
28 Tháng Chín 2020(Xem: 5320)